Các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư phổi bạn cần biết

Ung thư phổi

Ung thư phổi

Ngày nay, Việt nam có tỷ lệ hút thuốc lá cao. Trong đó, các nghiên cứu đã chỉ ra trên 80% người mắc ung thư phổi có hút thuốc lá. Vì vậy, việc hiểu biết về các triệu chứng xuất hiện sớm của ung thư phổi là cần thiết.

1. Ung thư phổi là gì?

Ở Hoa kỳ, ung thư phổi là loại ung thư phổ biến thứ hai ở người lớn. Còn ở Việt nam, nó thuộc một trong 10 loại ung thư thường gặp nhất và có xu hướng ngày càng gia tăng ở cả nam, nữ giới.

Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, là bệnh xuất hiện khối u ác tính tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong mô của phổi. 

2. Nguyên nhân mắc ung thư phổi

Một số nguyên nhân gây nguy cơ cao mắc ung thư phổi như sau:

– Hút thuốc lá: theo nghiên cứu, có tới 90% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá, 4% bệnh nhân có hút thuốc thụ động.

– Môi trường làm việc: những công việc hay tiếp xúc với những tác nhân như khói bụi, than, niken,… hoặc các chất phóng xạ trong hầm mỏ như flouspar, uranium,…

3. Biểu hiện ung thư phổi giai đoạn đầu

Các dấu hiệu ban đầu của ung thư phổi rất dễ bị bỏ qua. Vì chúng có thể là triệu chứng không điển hình và khác nhau ở mỗi người. Chúng giống nhau ở cả nam và nữ, bao gồm:

3.1 Xuất hiện các cơn ho

Khi nhiễm lạnh hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp xuất hiện những cơn ho và biến mất sau một đến hai tuần. Tuy nhiên nếu ho thường xuyên, kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư phổi. Ngoài ra, ho ra máu cũng là một dấu hiệu nên được chú ý. Nếu người bệnh gặp tình trạng này không được chủ quan nên đến cơ sở y tế để kiểm tra phổi và các xét nghiệm khác.

3.2 Thay đổi hơi thở

Hụt hơi, khó thở hoặc thở khò khè cũng có thể là triệu chứng ban đầu của ung thư phổi. Một số người khó thở kèm theo ho nhẹ. Chúng xuất phát từ việc tích tụ chất lỏng từ khối u trong ngực hoặc do bị thu hẹp đường thở.

3.3 Đau ở một số cơ quan

Trong phổi có rất ít đầu dây thần kinh, do đó, người mắc ung thư phổi không cảm thấy đau trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, cơn đau có thể xuất hiện khi ung thư đã xâm lấn vào thành ngực, xương sườn, đốt sống hoặc một số dây thần kinh. Ví dụ như khối u Pancoast hình thành ở đầu phổi, xâm lấn sang các mô lân cận dẫn đến đau vai.

Một số bộ phận khác có thể đau như cánh tay, ngực, lưng… Cùng với đó, khi nghỉ ngơi ban đêm, đau xương khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

Có một số trường hợp di căn lên não khiến nhức đầu hoặc đau nửa đầu.

Đau lưng, vai - Một trong những dấu hiệu của ung thư phổi

Đau lưng, vai – Một trong những dấu hiệu của ung thư phổi

3.4 Thay đổi cân nặng

Các nghiên cứu báo cáo rằng sụt cân bất thường là dấu hiệu đáng chú ý đầu tiên của ung thư. Người bệnh có thể giảm nhanh 4 – 5 kg do nhiều lý do sau:

– Thay đổi sự trao đổi chất, nội tiết tố hoặc chức năng miễn dịch.

– Đột ngột chán ăn.

– Khó nuốt.

3.5 Thay đổi giọng nói

Một số người mắc ung thư phổi hoặc các bệnh đường hô hấp trên khiến giọng nói trở nên khàn hơn. Nguyên nhân do khối u đè lên dây thần kinh thanh quản làm tê liệt dây thanh quản khiến giọng nói bị thay đổi.

3.6 Mệt mỏi

Ung thư phổi làm cho số lượng tế bào hồng cầu giảm xuống dưới mức bình thường, hay còn gọi là thiếu máu. Từ đó, khiến cơ thể mệt mỏi.

Cơ thể mệt mỏi - có thể dấu hiệu sớm của ung thư phổi

Cơ thể mệt mỏi – có thể dấu hiệu sớm của ung thư phổi

3.7 Triệu chứng khác

Một số dấu hiệu ít phổ biến hơn có thể bao gồm:

– Sưng ở cổ hoặc mặt.

– Những thay đổi về hình dáng của ngón tay.

– Khó nuốt hoặc đau khi nuốt.

Ở nữ giới, còn có dấu hiệu khác đó là xuất hiện bất thường ở các mô tuyến vú.

Mặc dù, những triệu chứng này có khả năng do một bệnh khác mà không phải ung thư phổi, nhưng việc đi khám tại các cơ sở y tế là cần thiết. Phát hiện ung thư phổi sớm có nhiều lựa chọn điều trị, giúp kiểm soát bệnh tốt hơn và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

4. Có thể phát hiện ung thư phổi nhờ những triệu chứng ban đầu hay không?

Các dấu hiệu ban đầu của ung thư phổi không đặc thù, rất dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường khác nên khó phát hiện. Hầu hết triệu chứng của các loại ung thư phổi trở nên dễ nhận biết hơn khi di căn sang khu vực khác. Lúc này, việc điều trị không đem lại hiệu của cao. Tuy nhiên, một số người đã tinh tế nhận biết được các dấu hiệu trong giai đoạn đầu. Từ đó, việc điều trị đem lại hiệu quả tốt. Chính vì vậy, một số người có yếu tố nguy cơ sau nên đặc biệt chú ý:

– Thường xuyên sử dụng thuốc lá hoặc hít khói thuốc thụ động.

– Tiếp xúc với khí Radon, có thể ở vật liệu trong nhà.

– Công việc tiếp xúc nhiều với hóa chất nguy hiểm như Amiăng, thạch tín, dầu diesel.

– Sống và làm việc ở khu vực ô nhiễm cao.

– Tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi.

5. Bệnh ung thư phổi sống được bao lâu?

Hiện nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực y dược học. Chính vì vậy, thời gian sống của những bệnh nhân mắc ung thư phổi ngày càng được kéo dài hơn trước. Tùy từng giai đoạn của bệnh, từ năm 2004 đến 2010, tỷ lệ sống sau 5 năm chẩn đoán ung thư phổi tăng từ 4% lên 54%.

6. Phòng ngừa ung thư phổi

Với mức độ nguy hiểm của ung thư phổi, việc dự phòng là điều vô cùng cần thiết. Bạn có thể xây dựng lối sống lành mạnh hằng ngày để giảm nguy cơ mắc ung thư như:

– Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư phổi. Không chỉ nguy hiểm cho chính người hút mà ngay cả những người xung quanh hút thuốc lá thụ động. Chính vì vậy, điều cần thiết là mọi người nên giảm số lần và lượng thuốc lá.

– Tập thể dục thường xuyên.

– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh và hoa quả.

– Tránh tiếp xúc với phóng xạ và hóa chất nguy hiểm.

Nói không với thuốc lá

Nói không với thuốc lá

Xã hội ngày càng phát triển, hiểu biết đúng về những bệnh cơ bản là điều cần thiết. Hạn chế hút thuốc lá, chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục thường xuyên đều góp phần cho một lá phổi khỏe mạnh, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc ung thư phổi.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *