Chỉ số Creatinin bao nhiêu là suy thận?

Chỉ số creatinin trong chẩn đoán suy thận

Chỉ số creatinin trong chẩn đoán suy thận

Nồng độ creatinin huyết thanh là thước đo mức lọc cầu thận (GFR) và được sử dụng để xác định chức năng thận trong lâm sàng. Tuy nhiên, mức lọc cầu thận chỉ là một trong những yếu tố quyết định nồng độ của creatinin trong huyết thanh. Những thay đổi trong quá trình xử lý và chuyển hóa creatinin ở thận cũng có tác động đến nồng độ creatinin trong huyết thanh.

Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây để hiểu thêm ý nghĩa của chỉ số Creatinin và biện pháp kiểm soát chúng.

1.1 Creatinin là gì?

Creatinin là sản phẩm chuyển hóa của creatin ở các cơ. Creatin có vai trò trong việc sản sinh năng lượng cho cơ thể, được thực hiện tại cơ và đào thải qua thận dưới dạng creatinin. Khi chức năng lọc của thận gặp vấn đề nào đó, creatinin không được lọc qua thận, nồng độ creatinin trong máu sẽ tăng vượt mức bình thường. 

Vì vậy, nồng độ creatinin trong máu sẽ phản ánh chức năng thận, là một trong những chỉ số xét nghiệm suy thận.

1.2 Nồng độ creatinin bình thường là bao nhiêu?

Đối với người lớn, nồng độ creatinin bình thường:

– Nam giới: 0.6 – 1.2 mg/dl (khoảng 70 – 107 mmol/l).

– Nữ giới:  0.5 – 1.1 mg/dl (khoảng 58 – 96 mmol/l).

Đối với trẻ em, nồng độ creatinin bình thường khoảng 0.2 mg/dl.

1.3 Tại sao nồng độ creatinin lại được dùng để chẩn đoán suy thận?

Trong xét nghiệm lâm sàng có rất nhiều chất được thải trừ qua thận, nhiều loại xét nghiệm. Độ thanh thải creatinin được dùng để chẩn đoán bệnh thận vì những lý do sau:

– Chỉ được đào thải qua thận.

– Được lọc tự do khỏi máu tại cầu thận.

– Không được tái hấp thu từ dịch lọc sang máu cũng như không được tế bào ống thận tiết ra từ máu đến dịch lọc (nghĩa là tất cả những gì được lọc ở cầu thận đều xuất hiện trong nước tiểu, và tất cả những gì có trong nước tiểu là do quá trình lọc ở cầu thận).

– Nồng độ trong máu của chất phải không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống và/hoặc thay đổi tốc độ. Sản xuất nội sinh (tức là nó chỉ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong GFR).

Chỉ số Creatinin có ý nghĩa quan trọng giúp định lượng, đánh giá chức năng thận. Từ đó, các bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị suy thận, ổn định chức năng thận hiệu quả.

Nồng độ creatinin bao nhiêu là suy thận

Nồng độ creatinin bao nhiêu là suy thận?

Chỉ số creatinin tăng cao bất thường chứng tỏ chức năng thận giảm. Trong một vài trường hợp dùng thuốc cũng gây tình trạng nồng độ creatinin tăng. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp nếu creatinin ở người lớn cao hơn 10mg/dl và trẻ em trên 2mg/dl thì được xem là suy thận.

Suy thận cũng chia theo nhiều cấp độ theo bảng sau:

Độ suy thận (I,II,III,IV)

Nồng độ creatinin trong máu – đơn vị (mg/dl)

Nồng độ creatinin trong máu – đơn vị (mmol/l)

Bình thường

0.8-1.2

70-107

Suy thận độ I

<1.5

<130

Suy thận độ II

1.5 – 3.4

130 – 299

Suy thận độ IIIa

3.5 – 5.9 

300 – 499

Suy thận độ IIIb

6.0 – 10

500 – 900

Suy thận độ IV

>10

>900

Ngoài nồng độ creatinin, một số xét nghiệm cũng có giá trị trong chẩn đoán suy thận gồm:

– Mức lọc cầu thận (GFR): Quá trình lọc ở cầu thận là một trong những xét nghiệm đánh giá chức năng thận. Từ mức lọc cầu thận cho biết thận hoạt động tốt hay không.

– Chỉ số ure huyết: Ure được lọc ở cầu thận và tái hấp thu ở ống thận. Vì vậy, chỉ số ure ở máu và nước tiểu cũng phản ánh được phần nào đó chức năng của thận. Khi chức năng thận bình thường, nồng độ ure máu 3.6 – 6.6 mmol/lít, nồng độ ure nước tiểu 240 – 500 mmol/24h. Nếu bị suy thận, nồng độ này sẽ tăng.

– Nồng độ protein trong nước tiểu: Ở những người suy thận thường xuất hiện protein trong nước tiểu do khả năng lọc kém.

– Nồng độ albumin trong huyết thanh: Nồng độ albumin huyết thanh giảm mạnh là biểu hiện của suy thận, thận hư. Mức bình thường là 35 – 50 g/l, nếu mắc bệnh thận, giảm còn 10 – 20 mg/l.

3. Nồng độ creatinin phản ánh bệnh nào khác?

Nồng độ Creatinin có phản ánh bệnh nào khác

Chỉ số Creatinin có tác dụng trong chẩn đoán một số bệnh lý

Nồng độ Creatinin bất thường có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm ngoài thận. Nó có công dụng trong chẩn đoán, phát hiện một vài bệnh lý được kể đến như sau:

3.1 Creatinin máu tăng

– Suy thận do nguyên nhân trước thận: Một số tình trạng bệnh lý (Hẹp động mạch thận, mất nước, suy tim mất bù, dùng thuốc lợi tiểu, xuất huyết…).

– Suy thận do nguyên nhân tại thận, gồm:

+ Tổn thương tại cầu thận: Tăng huyết áp, viêm cầu thận, đái tháo đường, bệnh lupus ban đỏ hệ thống…

+ Tổn thương tại ống thận: Viêm đài – bể thận, sỏi thận, tăng acid Uric máu, đau tủy xương, nhiễm độc thận.

– Suy thận do nguyên nhân sau thận: Ung thư tiền liệt tuyến, u bàng quang, u tử cung, sỏi thận… gây suy thận.

3.2 Creatinin máu giảm

Các nguyên nhân dẫn đến Creatinin máu thấp bao gồm:

– Máu bị pha loãng hơn bình thường.

– Suy dinh dưỡng nặng.

– Ở phụ nữ mang thai có thể xuất hiện hiện tượng giảm creatinin máu.

– Mắc bệnh về cơ như teo cơ.

– Rối loạn tiết hormon ADH.

3.3 Creatinin niệu tăng cao

Trong một vài trường hợp, nồng độ creatinin trong nước tiểu tăng:

– Tập luyện thể lực gắp sức.

– Mắc hội chứng to đầu chi.

– Người mắc bệnh đái tháo đường.

– Người mắc bệnh suy giáp.

– Bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng máu.

3.4 Creatinin niệu giảm

Creatinin niệu giảm nếu:

– Mắc bệnh cường tuyến giáp.

– Mắc bệnh về thận nhưng đã ở giai đoạn nặng.

– Bệnh Leukemia cấp (bệnh bạch cầu cấp).

– Ăn chay cũng gây creatinin niệu giảm.

4. Giảm nồng độ creatinin trong máu như thế nào?

Nếu như đã được xác định bệnh thận, điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Khi tình trạng bệnh có cải thiện thì nồng độ creatinin sẽ dần trở về mức bình thường. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số cách sau để hỗ trợ giảm nồng độ creatinin máu như sau:

– Uống nhiều nước: Bổ sung ít nước thì lượng nước tiểu sản xuất cũng ít hơn nên quá trình thải creatinin cũng giảm dẫn đến nồng độ creatinin máu cao. Tuy nhiên, không uống quá nhiều tránh áp lực lên thận quá lớn, bệnh thận lâu khỏi. Uống khoảng 1,5 – 2,0 lít mỗi ngày là đủ.

– Chế độ ăn lành mạnh, không ăn quá mặn, nên bổ sung protein từ thực vật hơn từ động vật. Đặc biệt nên tránh các loại thực phẩm chứa hàm lượng phospho cao như:… 

– Vận động nhẹ nhàng: Không nên tập luyện thể dục thể thao với cường độ mạnh trên bệnh nhân suy thận. Vì quá trình vận động, năng lượng chuyển hóa quá nhanh gây nồng độ creatinin tăng cao, trên bệnh nhân suy thận lại càng không tốt.

– Lưu ý không được tự điều trị tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ, các chuyên gia y tế.

Chỉ số creatinin rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh thận. Do đó, khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến bệnh viện, phòng khám uy tín để được phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh kịp thời.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *