7 mẹo chữa viêm lợi tại nhà đơn giản, hiệu quả

chữa viêm lợi tại nhà đơn giản, hiệu quả

Viêm lợi (viêm nướu) là bệnh răng miệng tuy không nguy hiểm nhưng mang lại khá nhiều phiền toái cho người mắc phải. Tìm hiểu ngay cách chữa viêm lợi tại nhà bằng những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm nhưng có hiệu quả cao qua bài viết sau đây!

1. Nước muối

Nguyên liệu đầu tiên không thể không nhắc đến đó là nước muối. Với hoạt tính kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, nước muối được dùng làm giảm đau nhức, loại bỏ vi khuẩn, giúp nướu dần hồi phục, săn chắc trở lại.

Các khoáng chất có trong muối biển cũng giúp làm sạch khoang miệng, giảm mảng bám. Trong muối biển có chứa lượng nhỏ Florua nhưng giúp bảo vệ lớp men răng, giúp răng chắc khỏe, phòng ngừa viêm nha chu, rụng răng do viêm lợi.

Nên pha nước muối với tỉ lệ 9g muối/1000ml nước để đạt nồng độ 0,9% hoặc sử dụng nước muối sinh lý pha sẵn đóng chai bán ở các hiệu thuốc. Đây là nồng độ nước muối tốt nhất đối với cơ thể.

Không nên sử dụng nước muối ở nồng độ quá cao sẽ gây tổn thương niêm mạc miệng. Sau khi súc miệng bằng nước muối, nên súc miệng lại bằng nước lọc để rửa hết lượng muối thừa trong miệng.

2. Mật ong

Mật ong là một loại dược liệu quý, có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý của cơ thể, trong đó có viêm lợi. Mật ong nguyên chất có khả năng sát khuẩn cao, chỉ cần dùng một lượng nhỏ sẽ giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, xoa dịu cảm giác sưng đau lợi do viêm.

Có thể kết hợp thêm mật ong với chanh, muối để tăng cường hiệu quả chữa viêm nướu. Tuy nhiên, các phương pháp Đông y thường có hiệu quả chậm, cần kiên trì thực hiện mới có tác dụng.

Sau khi chải răng, dùng tăm bông chấm mật ong chấm lên vùng bị viêm, chấm 2-3 lần trong khoảng 15 phút. Do mật ong chứa nhiều đường nên cần súc miệng kỹ sau đó để tránh mật ong còn sót lại bám vào răng, gây sâu răng. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2-3 lần liên tục trong 1 tuần sẽ giúp cải thiện rõ rệt viêm lợi.

Mật ong giúp cải thiện tình trạng sưng đỏ do viêm lợi

Mật ong giúp cải thiện tình trạng sưng đỏ do viêm lợi

3. Chanh

Chanh chứa hàm lượng vitamin C, acid hữu cơ giúp kháng viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn hiệu quả.

Để tăng cường thêm hiệu quả, chỉ cần trộn nước cốt chanh với một chút muối hoặc mật ong, thoa lên vùng nướu bị viêm, tình trạng viêm lợi sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Lá chanh cũng có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Sử dụng lá chanh sẽ giúp điều trị chứng chảy máu chân răng, cải thiện tình trạng hôi miệng, giảm viêm lợi. Chỉ cần đun 1 nắm lá chanh với 1 thìa muối trong khoảng 1 lít nước, sử dụng  dung dịch này để súc miệng hàng ngày sẽ giúp chữa viêm lợi nhanh chóng, hơi thở thơm tho.

4. Tinh dầu sả

Với khả năng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh mẽ, tinh dầu sả là lựa chọn của nhiều người trong điều trị viêm lợi, giúp đánh bay mảng bám, giảm sưng lợi, chảy máu chân răng.

Tinh dầu sả có hoạt tính rất mạnh, do đó cần pha loãng để tránh gây kích ứng niêm mạc. Nên nhỏ 2-3 giọt tinh dầu sả với 200-250ml nước, súc miệng trong khoảng 30 giây. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày sẽ giúp cải thiện nhanh tình trạng viêm lợi.

Tinh dầu sả làm giảm sưng lợi hiệu quả

Tinh dầu sả làm giảm sưng lợi hiệu quả

5. Lá trầu không

Mỗi gia đình Việt Nam xưa thường không thiếu được một giàn trầu nho nhỏ. Không chỉ có tác dụng “miếng trầu là đầu câu chuyện”, lá trầu không còn có tính chất sát trùng, diệt khuẩn cao, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng, trong đó có viêm lợi.

Không nên chọn lá trầu quá già hoặc quá non để chữa viêm lợi. Có thể dùng lá trầu theo cách đơn giản sau đây:

– Lá trầu rửa sạch, vò nát, hãm với nước sôi. Dùng súc miệng hàng ngày cho đến khi hết viêm lợi.

– Rửa sạch lá trầu không, trực tiếp chà xát lên răng, sau đó đánh răng như bình thường. Thực hiện 2 lần mỗi ngày sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng viêm lợi.

Lá trầu không được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh về răng miệng

Lá trầu không được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh về răng miệng

6. Đinh hương

Tinh dầu đinh hương có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa hiệu quả. Sử dụng tinh dầu này có giúp ngăn ngừa hình thành mảng bám, giảm viêm hiệu quả.

Khi bị viêm lợi, chỉ cần thoa tinh dầu đinh hương vào vị trí bị viêm hoặc nhai vài mẩu đinh hương, tình trạng này sẽ được cải thiện nhanh chóng. Ngoài ra, có thể thêm tinh dầu đinh hương vào kem đánh răng, giúp kháng khuẩn, giảm viêm hiệu quả. Ngoài ra, tinh dầu đinh hương còn giúp loại bỏ hôi miệng, giúp hơi thở thơm mát.

7. Lá ổi

Lá ổi được biết đến với nhiều công dụng như sát trùng, cầm máu, trị nhiễm khuẩn… Với công dụng kháng viêm, sát khuẩn, làm trắng răng, ngăn ngừa hình thành mảng bám, lá ổi cũng được sử dụng trong điều trị viêm nướu.

Có thể sử dụng lá ổi theo các cách sau đây:

– Đun lá ổi với nước 5-10 phút. Đổ nước lá ổi ra bát, thêm muối, khuấy đều cho tan hết. Sử dụng súc miệng 2-3 lần/ngày.

– Rửa sạch lá ổi, giã nhuyễn cho đến khi có nước từ lá tiết ra. Hòa tan nước lá ổi thu được với một ít muối, dùng súc miệng 2-3 lần/ngày.

Lá ổi được dùng trong điều trị viêm lợi

Lá ổi được dùng trong điều trị viêm lợi

8. Dầu dừa

Dùng dầu dừa để chữa viêm lợi là một giải pháp rất an toàn. Trong dầu dừa có chứa hàm lượng lớn Axit lauric có hiệu quả chống viêm và kháng khuẩn rất tốt. Các nghiên cứu cho thấy, sử dụng dầu dừa để súc miệng có công dụng làm giảm các mảng bám răng và tình trạng viêm lợi.

Dầu dừa còn giúp làm trắng răng, cho hơi thở thơm mát. Nên lựa chọn dầu dừa phân đoạn, ít gây bám dính hơn dầu dừa thông thường.

Cho khoảng 5 – 10ml dầu dừa vào miệng. Súc miệng khoảng 20 phút, tránh để dầu dừa chạm vào cổ họng. Nhổ nước súc miệng ra và súc miệng lại bằng nước, chải lại răng sau đó.

9. Nghệ

Nghệ có tính kháng khuẩn, kháng nấm, giảm viêm, do đó giúp chữa lành chảy máu, viêm lợi hiệu quả. Ngoài ra, nghệ còn giúp ngăn ngừa hình thành mảng bám răng, giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng.

Sau khi đánh răng, bôi gel nghệ vào vùng lợi bị sưng, đợi khoảng 10 phút. Súc miệng kỹ để loại bỏ gel còn sót lại. Thực hiện 2 lần/ngày sẽ giúp giảm viêm lợi nhanh chóng.

Súc miệng bằng nước muối hay các dược liệu khác chỉ có tác dụng giảm sưng đau, cải thiện tạm thời tình trạng viêm lợi. Do đó, để điều trị triệt để bệnh, cần phải đến các phòng khám nha khoa, bệnh viện uy tín để được chữa tận gốc căn bệnh này.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *