[CẢNH BÁO] Thoái hóa khớp gối không chỉ là nỗi ám ảnh của người già?

Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp (thoái hóa khớp phì đại), điển hình là thoái hóa khớp gối là căn bệnh rất phổ biến ở người cao tuổi, chính vì thế nó còn được gọi là “bệnh người già”, gây nên tỷ lệ tàn phế cao nhất hiện nay. Vậy thoái hóa khớp gối là gì? Đâu là nguyên nhân gây bệnh, nó biểu hiện như thế nào, cách phòng tránh và điều trị hợp lý. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để được giải đáp toàn bộ thắc mắc trên.

1. Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

1.1 Tỷ lệ mắc ở Việt Nam và Thế giới

Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân chính gây tàn tật ở người cao tuổi, tuy nhiên lại có rất ít nghiên cứu ước tính tỷ lệ mắc trên toàn cầu. Một số thông tin ghi nhận còn hạn chế như sau:

+ Thoái hóa khớp gối chiếm một lệ cao, chiếm tới ⅘ trong số trường hợp viêm khớp gối trên toàn thế giới, tỷ lệ tăng theo độ tuổi và mức độ béo phì.

+ Theo nghiên cứu trên Thelancet: Tỷ lệ mắc bệnh là 203 người trên 10.000 mỗi năm. Trong đó với tỷ lệ 16% ở những người từ 15 tuổi trở lên và 22,9% ở người từ 40 tuổi trở lên.

+ Tỷ lệ mắc theo độ tuổi: Cao nhất ở người lớn tuổi, nhiều nhất trong độ tuổi 70 – 79.

Ở Việt Nam cũng chưa có nghiên cứu chính thức và cụ thể, các chuyên gia ước tính được là 23% ở người trên 40 tuổi và xu hướng đang ngày càng tăng. Thường xuất hiện ở nữ giới với khoảng 80% ca bệnh.

Thoái hóa khớp gối ở người lớn tuổi chiếm tỷ lệ lớn

Thoái hóa khớp gối ở người lớn tuổi chiếm tỷ lệ lớn

1.2 Cấu tạo khớp gối

Khớp gối được cấu tạo bởi 3 phần cơ bản, bao gồm:

– Xương: Xương đùi đối nhau với xương chày tạo thành khớp gối chính, tạo thành 1 ngăn giữa và 1 ngăn ngoài. Xương bánh chè kết hợp với xương đùi tạo thành 1 khớp thứ 3.

– Lớp sụn bọc bên ngoài mỗi đầu xương: Có ý nghĩa trong việc giảm ma sát của xương trong khi vận động.

– Cấu trúc phần mềm: Giúp đảm bảo sự ổn định và sức mạnh cho khớp gối trong các hoạt động đi lại, co duỗi.

+ Trong khớp: Có 2 dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau.

+ Ngoài khớp: Dây chằng bên, dây chằng chéo, gân, cơ.

Cấu tạo khớp bình thường

Cấu tạo khớp bình thường

Vậy khi bị thoái hóa khớp gối sẽ thay đổi như thế nào? Thoái hóa khớp gối là sự biến đổi bất thường về sụn khớp. Chúng có thể bị hao mòn, nứt, rách, thậm chí biến mất. Từ đó không bảo vệ được đầu xương khiến các xương trong khớp cọ xát với nhau, chen lấn lên nhau gây sưng, đau, cứng khớp, khiến việc đi lại trở lên khó khăn hơn. Khi bệnh trầm trọng, sự hình thành gai xương ở khớp phát triển dẫn đến bệnh gai khớp gối.

Khớp gối bị thoái hóa

Khớp gối bị thoái hóa

1.3 Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh do xuất hiện những cơn đau mạn tính rất khó chịu. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

– Cứng khớp, đi lại khó khăn, hạn chế vận động, trường hợp nặng cần phải sử dụng nạng.

– Khớp gối bị thương tổn dẫn đến biến dạng.

– Teo cơ.

– Sụn khớp bị vôi hóa.

– Tàn phế, bại liệt, phải ngồi xe lăn để hỗ trợ đi lại.

Cùng với đó là những vấn đề về trầm cảm và lo âu, làm trầm trọng hơn bệnh thoái hóa khớp như:

– Rối loạn giấc ngủ.

– Ít tập thể dục, tăng cân nặng dẫn đến tăng huyết áp, tiểu đường,…

– Năng suất lao động giảm.

Thoái hóa khớp gối khiến đi lại khó khăn, cần phải dùng nạng mới có thể di chuyển

Thoái hóa khớp gối khiến đi lại khó khăn, cần phải dùng nạng mới có thể di chuyển

2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến căn bệnh này. Căn cứ vào nguyên nhân, bệnh thoái hóa khớp chia làm 2 loại: Nguyên phát và thứ phát. Từ đó có thể suy ra được những đối tượng nào có nguy cơ mắc cao nhất.

2.1 Thoái hóa khớp gối nguyên phát

Một số nguyên nhân chính gây nên thoái hóa khớp gối nguyên phát bao gồm:

– Tuổi tác: Đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thoái hóa khớp. Tỷ lệ mắc thoái hóa khớp tăng dần phụ thuộc vào tuổi. Theo thời gian, sụn ở đầu gối trở nên yếu, kém linh hoạt, mỏng và dễ hư hại hơn. Nghiên cứu cho thấy 37% những người trên 60 tuổi xuất hiện tình trạng viêm khớp đầu gối có thể phát hiện trên X-quang, kể cả trường hợp không xuất hiện triệu chứng.

– Di truyền: Giống như chiều cao và màu tóc, thoái hóa khớp cũng chịu ảnh hưởng bởi di truyền. Một phụ nữ có bố, mẹ bị thoái hóa khớp gối có nguy cơ phát triển tình trạng này hơn một người khác mà bố, mẹ không mắc bệnh. Mặc dù chưa biết chính xác tỷ lệ do yếu tố di truyền, nhưng chuyên gia ước tính được từ 40 – 50% các trường hợp thoái hóa khớp bị ảnh hưởng bởi di truyền.

– Chủng tộc: Các nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới cho rằng, tỷ lệ thoái hóa khớp gối ở nữ giới của người Mỹ gốc Phi cao hơn so với các chủng tộc khác. Tuy nhiên điều này lại không đúng với nam giới.

– Giới tính: Các chuyên gia ước tính được phụ nữ có nguy cơ mắc thoái hóa khớp cao hơn nam giới khoảng 40%.

Thoái hóa khớp ở người cao tuổi

Thoái hóa khớp ở người cao tuổi

2.2 Thoái hóa khớp gối thứ phát

Một số nguyên nhân thứ phát gây thoái hóa khớp gối cũng cần được chú ý, bao gồm:

– Hormon và nội tiết tố: Khi cơ thể bước vào giai đoạn mãn kinh hoặc thay đổi nội tiết tố khác, dẫn đến một số hormon ảnh hưởng đến xương khớp bị giảm đi như hormon tuyến cận giáp, Calcitonin, Calcitriol,… Từ đó gây lên các bệnh lý xương khớp.

– Chấn thương: Các chấn thương nghiêm trọng, phẫu thuật gây tổn thương khớp gối như rách dây chằng, viêm bao hoạt dịch, tổn thương sụn, gãy xương khớp,… có thể gây nên tình trạng thoái hóa khớp gối. Các triệu chứng có thể chỉ biển hiện sau nhiều năm chấn thương. Thường được gọi là thoái hóa khớp sau chấn thương.

– Béo phì: Đầu gối chịu trọng lượng của phần trên cơ thể, béo phì dẫn đến tăng áp lực lên xương khớp, từ đó khiến chúng bị biến dạng, đè nén. Béo phì được định nghĩa là chỉ số BMI từ 30 trở lên. Nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối cao gấp hai lần so với người không béo phì. 

– Các bệnh khác: Các đợt gout cấp, mạn hoặc viêm khớp dạng thấp, rối loạn chuyển hóa,… có thể làm tăng nguy cơ phát triển thoái hóa khớp.

– Nghề nghiệp: Thoái hóa khớp chiếm tỷ lệ cao hơn ở người lao động chân tay, do thường xuyên phải mang vác các vật nặng khiến các đầu đối phải chịu một lực lớn, kéo dài dẫn đến thoái hóa khớp. Yếu tố này cũng liên quan đến những người chơi bóng đá, chạy đường dài, tennis,…

Từ các nguyên nhân trên, chúng ta có thể thấy một số đối tượng có nguy cơ thoái hóa khớp gối cao như:

– Người trên 45 tuổi.

– Phụ nữ dễ bị hơn nam giới.

– Những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc.

Béo phì cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Béo phì cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp

2.3 Thoái hóa khớp gối ở trẻ em, người trẻ tuổi

Thoái hóa khớp gối được coi là căn bệnh của người cao tuổi. Tuy nhiên trong những năm gần đây, thoái hóa khớp gối có xu hướng trẻ hóa, đã có trường hợp mắc bệnh ở tuổi 30. Nguyên nhân ở những trường hợp này được cho là do lười vận động, khiến các khớp lão hóa sớm hơn hoặc mang vác quá mức.

Sụn khớp cần được hoạt động để duy trì sức khỏe xương khớp và sửa chữa sụn, đồng thời khớp gối có chứa chất lỏng, chất dinh dưỡng được lưu thông khắp khớp. Các khớp đòi hỏi phải vận động để tạo điều kiện cho dịch khớp được lưu thông. Chính vì vậy lười vận động ở người trẻ cũng là nguy cơ gây thoái hóa khớp.

3. Phân độ và triệu chứng thoái hóa khớp gối

Các giai đoạn của khớp gối

Các giai đoạn của khớp gối

Thoái hóa khớp được phát triển qua 4 giai đoạn chính được xác định bằng hình ảnh X-quang được chụp ở bệnh viện. Tùy thuộc vào giai đoạn mà biểu hiện triệu chứng khác nhau.

3.1 Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn khởi phát bệnh. Có thể nhận biết thoái hóa khớp gối thông qua những dấu hiệu sau:

– Hình ảnh X-quang: Các khe khớp gần như bình thường, có thể xuất hiện thêm gai xương nhỏ.

– Triệu chứng: 

+ Giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng, các khớp gối không nhận thấy các dấu hiệu bất thường để chẩn đoán được bệnh. Không xuất hiện tình trạng đau, sưng, đỏ, nóng ở khớp gối.

+ Khi hoạt động quá mức ở phần gối như lên xuống cầu thang, đứng lên ngồi xuống liên tục, ngồi xổm lâu,… mới xuất hiện tình trạng đau ở khớp.

3.2 Giai đoạn 2

– Hình ảnh X-quang: Xuất hiện tình trạng hẹp khe khớp nhẹ, có gai xương nhỏ.

– Triệu chứng:

+ Giai đoạn tiến triển nhẹ, bao hoạt dịch còn hoạt động đủ để cung cấp cho lớp sụn. Đồng thời chưa bị tổn thương nhiều ở lớp sụn khớp nên hoạt động của khớp gối vẫn bình thường.

+ Ở bệnh nhân đã hình thành gai xương nhỏ, xuất hiện những cơn đau mỏi do gai xương chạm vào tổ chức trong ổ khớp, đặc biệt khi làm việc quá mức, vận động nhiều.

+ Ngoài ra, khi trời lạnh hoặc ít vận động, khi di chuyển khớp gối có thể xảy ra hiện tượng cứng khớp.

3.3 Giai đoạn 3

– Hình ảnh X-quang: Hiện tượng hẹp khe khớp rõ, xương dưới sụn đặc hơn, đầu xương biến dạng và xuất hiện nhiều gai xương với các kích thước khác nhau.

– Triệu chứng:

+ Lớp sụn tổn thương nhiều, gai xương làm ảnh hưởng đến khớp khiến sự vận động trở lên khó khăn hơn. Đồng thời các cơn đau khớp gối xảy ra thường xuyên hơn.

+ Buổi sáng thường xuyên thấy hiện tượng cứng khớp.

+ Xuất hiện đợt viêm gây đau, nóng, đỏ, nặng hơn có thể tràn dịch.

+ Một số trường hợp đặc biệt có biểu hiện vẹo khớp gối.

3.4 Giai đoạn 4

– Hình ảnh X-quang: Khe khớp hẹp hơn, thậm chí có trường hợp hẹp toàn bộ khe khớp, gai xương phát triển với kích thước lớn, đặc xương dưới sụn, đầu xương có biến dạng thấy rõ.

– Triệu chứng:

+ Lớp sụn gần như bị mài mòn và bong tróc làm lộ ra các đầu xương. Nếu các bao hoạt dịch bị tổn thương, các ổ khớp không được bôi trơn, dẫn đến khó khăn trong việc vận động khớp gối. Ngoài ra còn xuất hiện tình trạng đau, nghe thấy tiếng lạo xạo khi các xương va chạm với nhau.

+ Thường xuyên đau nhức liên tục, các cơn đau khớp trở lên dữ dội hơn, tăng lên khi vận động.

+ Buổi sáng các khớp bị cứng, viêm khớp gối diễn ra hằng ngày, có tràn dịch khớp gối.

+ Hẹp khe khớp dẫn đến biến dạng khớp, dính khớp, trục khớp bị lệch.

Bệnh thoái hóa khớp gối không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến vận động của con người, yếu tố cơ bản để thực hiện sinh hoạt hàng ngày. Để hạn chế được biến chứng sau này, việc chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt là rất quan trọng.

4. Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp gối

4.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR

Hội thấp khớp Hoa Kỳ (ACR) đề ra 5 triệu chứng cơ bản trong thoái hóa khớp gối như sau:

1 – Trên phim chụp X-quang có gai xương ở rìa khớp. 

2 – Dịch khớp bị thoái hóa.

3 – Người trên 38 tuổi.

4 – Cứng khớp không quá 30 phút.

5 – Nghe thấy tiếng lục khục trong khi cử động.

Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như tràn dịch khớp gối, biến dạng đầu gối. 

Bệnh nhân mắc thoái hóa khớp gối phải kèm 3 trong số 5 triệu chứng trên (1,2,5), (1,4,5) hoặc 4 triệu chứng (1,2,3,4).

4.2 X-quang thoái hóa khớp gối

X-quang của bệnh thoái hóa khớp

X-quang của bệnh thoái hóa khớp

Bệnh nhân khi có triệu chứng thoái hóa khớp gối được thực hiện một số chẩn đoán hình ảnh như X-quang, chụp MRI, siêu âm,… Dựa vào đó các bác sĩ xem xét và đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.

Dựa vào X-quang có thể xác định được thoái hóa khớp đang ở giai đoạn nào để đưa ra hướng điều trị đúng đắn nhất.

5. Điều trị thoái hóa khớp gối

Chữa trị thoái hóa khớp gối là sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm sử dụng thuốc, vật lý trị liệu kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý.

Nguyên tắc trong phác đồ điều trị khớp gối như sau:

– Dùng thuốc để giảm đau trong đợt cấp có thể đường uống hoặc đường tiêm.

– Phục hồi chức năng vận động cho khớp, ngăn chặn và phòng ngừa biến dạng khớp.

– Hạn chế tác dụng phụ của thuốc, giải quyết các bệnh kết hợp.

– Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người mắc thoái hóa khớp.

Liệu pháp được thực hiện sớm, cơn đau khớp gối sẽ thuyên giảm và ít để lại biến chứng hơn.

Bên cạnh sử dụng các thuốc điều trị, một số sản phẩm bổ sung dành cho người bệnh được nhập khẩu trực tiếp từ Đức đã được chứng minh hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp như Duo Vital, Orthomol arthroplus. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn tuân theo chỉ định của chuyên gia về liều lượng cũng như thời gian sử dụng.

6. Cách ngăn ngừa thoái hóa khớp gối

Người cao tuổi là độ tuổi có nguy cơ cao gây nhiều bệnh lý, trong đó có thoái hóa khớp, nó để lại nhiều biến chứng nguy hiểm và việc điều trị cần khá nhiều thời gian. Do đó, việc dự phòng có vai trò vô cùng quan trọng. 

Lưu ý một số cách hiệu quả được sau:

– Thường xuyên vận động, đi bộ, chạy bộ, thể dục thể thao đều đặn,… Tuy nhiên không được luyện tập quá mức.

– Cố gắng duy trì cân nặng ở mức độ thích hợp.

– Giữ cuộc sống thoải mái, không để tình trạng căng thẳng lặp đi lặp lại.

– Tránh ngồi, đứng một chỗ lâu.

– Giảm cân hợp lý.

Để có cách phòng ngừa cụ thể, chi tiết hơn, mời quý độc giả hãy đọc thêm nội dung bài viết 7 điều nhất định PHẢI LÀM để ngăn ngừa THOÁI HÓA KHỚP GỐI.

Lời kết

Để có sức khỏe tốt cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức một cách khoa học. Nên chăm sóc ngay từ khi khỏe mạnh bằng cách thực hiện những biện pháp dự phòng thoái hóa khớp để cơ thể luôn luôn khỏe mạnh, tránh xa bệnh tật.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *