Những ảnh hưởng của thủy ngân tới sức khỏe

Thủy ngân ảnh hưởng đến sức khỏe

Thủy ngân ảnh hưởng đến sức khỏe

Thủy ngân là một hóa chất gây độc cho sức khỏe con người, tiếp xúc với một lượng nhỏ đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Các cơ quan bị ảnh hưởng như hệ thần kinh, hệ miễn dịch, tiêu hóa, da, phổi, đặc biệt ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dấu hiệu ngộ độc thủy ngân là nôn ra máu, cơ thể suy kiệt, nặng nhất dẫn đến tử vong. Do đó, cần hạn chế tiếp xúc với thủy ngân để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

1. Thủy ngân là gì?

Bản chất của thủy ngân là một kim loại nặng, dạng lỏng, tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau. Độc tính của thủy ngân đã được tổ chức y tế thế giới WHO nêu ra là một trong 10 loại hóa chất gây nguy hiểm nhất đến sức khỏe.

Thủy ngân là gì?

Thủy ngân là gì?

Các hoạt động giải phóng thủy ngân ra môi trường như hoạt động của núi lửa, phong hóa hoặc sản xuất công nghiệp của lò than, nhiệt điện, khai thác khoáng sản. Trong tự nhiên, thủy ngân bị chuyển hóa thành dạng dễ gây tích lũy sinh học ở các động vật dưới nước và giáp xác (cá, tôm, cua, … ). Đối với các loài săn mồi lớn thường tích lũy lượng thủy ngân lớn hơn các loài nhỏ.

Con người tiếp xúc với thủy ngân thông qua nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu là qua các hoạt động sinh hoạt, ăn uống, làm việc, vui chơi.

2. Mối nguy hiểm khi tiếp xúc với thủy ngân

Thủy ngân xuất hiện nhiều trong tự nhiên, vì thế hầu hết mọi người đều có nguy cơ tiếp xúc với nó. Tuy nhiên, một số đối tượng khi tiếp xúc ở nồng độ cao, trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến hiện tượng phơi nhiễm cấp tính. Ví dụ tai nạn nghề nghiệp của các công nhân nhà máy, xưởng sản xuất, hoặc trong lĩnh vực y tế là vỡ nhiệt kế thủy ngân.

Mối nguy hiểm khi tiếp xúc với thủy ngân

Mối nguy hiểm khi tiếp xúc với thủy ngân

Mức độ gây hại khi tiếp xúc với thủy ngân phụ thuộc:

– Loại thủy ngân: dạng vô cơ (gây hại – xuất hiện trong các nhà máy hóa chất), dạng hữu cơ (Methylmercury – lây nhiễm thông qua thức ăn; hoặc Ethylmercury – không gây hại, là chất bảo quản Vaccin).

– Hàm lượng/nồng độ.

– Tuổi (thai nhi dễ bị tổn thương nhất).

– Thời gian phơi nhiễm: ngắn hoặc dài.

– Đường lây nhiễm: hít, tiếp xúc da, ăn, uống.

Thủy ngân gậy hại trên nhiều cơ quan khác nhau.

– Hệ thần kinh: rối loạn chức năng, xáo trộn hành vi, nhận thức, mất ngủ, đau đầu, giảm trí nhớ.

– Hệ hô hấp: khó thở.

– Hệ tiêu hóa: buồn nôn, nôn.

– Da và niêm mạc: ăn mòn, lở loét, nhiễm khuẩn.

– Hệ tiết niệu: suy thận, tăng Protein nước tiểu.

3. Hiện tượng nhiễm độc thủy ngân

Nhiễm độc thủy ngân xảy ra khi con người phơi nhiễm với thủy ngân ở nồng độ cao, trong thời gian ngắn hoặc dài. Hậu quả gây tổn thương gan, não, thần kinh, phổi, … 

3.1 Nguyên nhân

Các nguyên nhân gây nhiễm độc thủy ngân gồm:

– Phơi nhiễm đường tiêu hóa: ăn các loại thủy hải sản như cá ngừ, cá thu vua, cá ngói, tôm, mực, … sống ở các vùng biển lớn.

– Phơi nhiễm đường không khí: hít phải khói bụi thải ra từ các nhà máy hóa chất, công trường khai thác than, lò đốt hoặc từ các vụ cháy của công ty sản xuất bóng đèn huỳnh quang. Đây được coi là mối nguy hại nhất.

– Phơi nhiễm đường da: tiếp xúc phải thủy ngân dạng lỏng trong các thiết bị, dụng cụ y tế như nhiệt kế, áp suất kế, máy đo nhiệt độ – độ ẩm tự động tại các nhà thuốc. Hoặc sử dụng nguồn nước nhiễm thủy ngân trong thời gian dài.

Trong thời đại công nghiệp hóa, phơi nhiễm thủy ngân ngày càng phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

Nguyên nhân nhiễm độc thủy ngân

Nguyên nhân nhiễm độc thủy ngân

3.2 Dấu hiệu nhận biết

Các biểu hiện nhiễm độc thủy ngân cấp tính:

– Bệnh nhân cảm thấy ngứa, rát, nổi mẩn đỏ, sưng, đau, cảm giác kiến bò, thay đổi màu da, tróc vẩy, …

– Đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu.

– Đổ mồ hôi, tim đập nhanh, tức ngực, tăng huyết áp, tiết nhiều nước bọt.

– Đối với trẻ nhỏ, màu sắc của má, mũi, môi trở nên đỏ hồng bất thường; tóc, răng, móng rụng; da nổi phát ban; nhạy cảm ánh sáng.

– Rối loạn thần kinh cơ, mất ý thức vận động.

3.3 Hậu quả

Khi phơi nhiễm với thủy ngân trong thời gian dài, cường độ lớn sẽ gây ra hậu quả nặng nề tới sức khỏe:

– Bệnh Minamata – được coi là thảm họa khi ngộ độc thủy ngân. Triệu chứng của bệnh này là tê liệt hệ thống thần kinh chi phối vận động, dẫn đến cơ yếu, run rẩy, đi lại khó khăn. Ngoài ra, nạn nhân còn bị điếc, khả năng nói gặp khó khăn, trường hợp nặng thì hôn mê, tử vong.

– Phụ nữ phơi nhiễm với thủy ngân hữu cơ làm tăng nguy cơ sảy thai, dị tật thai nhi.

– Trẻ em chậm lớn, kém ăn, buồn bã, hay lên cơn co giật, nói khó.

Hậu quả của nhiễm độc thủy ngân

Hậu quả của nhiễm độc thủy ngân

3.4 Cách xử lý

– Trường hợp tiếp xúc với thủy ngân qua da (ví dụ vỡ nhiệt kế thủy ngân), có thể rửa bằng xà phòng sau đó đến bệnh viện kiểm tra. Cần dọn dẹp thủy ngân nếu bị rơi, vỡ ra bên ngoài bằng cách rắc bột lưu huỳnh (bột diêm sinh), sau đó dùng chổi quét nhiều lần để thu gom thủy ngân. Ngoài ra, có thể dùng lòng trắng trứng. Rác chứa thủy ngân phải phân loại riêng có dán nhãn.

– Trường hợp bị nuốt phải thủy ngân thì cho bệnh nhân uống thật nhiều nước và chuyển họ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

– Trường hợp hít hơi thủy ngân, đưa nhanh nạn nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc. Theo dõi và nhập viện càng sớm càng tốt nếu xuất hiện các triệu chứng như khó thở, đau đầu, ho.

Cách xử lý ngộ độc thủy ngân

Cách xử lý ngộ độc thủy ngân

4. Biện pháp giảm tiếp xúc với thủy ngân

Nhận thức được mối nguy hại của thủy ngân đến sức khỏe, Công ước Minamata đã ra đời, do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc đã ký quyết định. Trong đó, Việt Nam cũng đã đồng ý ký kết công ước này. Nội dung của công ước là đưa ra các quy định về việc khống chế các hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng, thải bỏ thủy ngân nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Sử dụng năng lượng sạch để giảm tiếp xúc với thủy ngân

Sử dụng năng lượng sạch để giảm tiếp xúc với thủy ngân

Một số giải pháp để ngăn ngừa tác hại của thủy ngân:

– Tăng cường sử dụng nguồn năng lượng sạch.

– Hạn chế hoạt động đốt than trong các nhà máy sản xuất công nghiệp.

– Ngừng dùng thủy ngân trong khai thác khoáng sản.

– Xử lý các sản phẩm chứa thủy ngân (pin, bóng đèn, thiết bị đo lường, một số dược – mỹ phẩm) đúng phương pháp và quy định.

Như vậy, thủy ngân rất độc đối với sức khỏe con người. Chúng ta phải hạn chế tiếp xúc với nó và biết cách xử lý khi không may phơi nhiễm thủy ngân.  

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *