Vô sinh – Cẩm nang những điều cần biết

Vô sinh là gì?

Vô sinh là gì?

Với điều kiện môi trường và xã hội hiện nay, ngày các có nhiều cặp đôi vô sinh, khó có con. Đi cùng với đó là nhiều phương pháp điều trị ra đời. Vậy vô sinh là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách giải pháp hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.

I. Vô sinh là gì?

Vô sinh được định nghĩa là trong vòng một năm, không có khả năng thụ thai tự nhiên dù vợ chồng quan hệ tình tình dục thường xuyên và không dùng các biện pháp tránh thai.

Theo nghiên cứu, tỷ lệ cặp vợ chồng vô sinh hiện nay ở Việt Nam là 7,7%. Vô sinh có thể do một trong hai người hoặc cũng có thể kết hợp của nhiều yếu tố ngăn cản quá trình thụ thai.

Vô sinh được phân loại thành 2 dạng chính:

– Vô sinh nguyên phát: Hai vợ chồng chưa từng mang thai và có con lần nào

– Vô sinh thứ phát: Vợ chồng đã từng mang thai nhưng do một lý do nào đó mà không có thai lần nào nữa.

II. Triệu chứng của vô sinh

Biểu hiện chính của vô sinh là không có thai. Có thể không có các triệu chứng rõ ràng khác. Tuy nhiên có một số triệu chứng ban đầu có thể kể đến như:

1. Ở nam giới

– Đau khi xuất tinh, tinh dịch có lẫn máu.

– Bìu sưng to, căng, mềm ở một hoặc hai bên.

– Tinh hoàn không nằm đúng vị trí, có thể bị xoắn.

– Đầu dương vật đau, kèm theo chảy mủ xanh hoặc vàng.

– Gặp các vấn đề về tình dục như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm…

– Trong một số trường hợp, nam giới bị vô sinh có thể có một số dấu hiệu của các vấn đề về nội tiết tố, chẳng hạn như sự phát triển không đều của tóc hoặc chức năng tình dục.

2. Ở nữ giới

Phụ nữ vô sinh có hoặc không có kinh

Phụ nữ vô sinh có hoặc không có kinh

– Đôi khi, phụ nữ bị vô sinh có thể có kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh, kinh nguyệt có màu đen, vón cục.

– Cơ thể mệt mỏi: Đây có thể không phải là dấu hiệu của bệnh vô sinh nhưng có thể là biểu hiện của bệnh lý sinh sản khác như nội tiết, tiêm mạch.

III. Nguyên nhân vô sinh là gì?

Tất cả các bước trong quá trình rụng trứng và thụ tinh cần phải diễn ra chính xác để mang thai. Đôi khi các vấn đề về sinh nở ở các cặp vợ chồng xuất hiện ngay từ khi họ mới sinh, và cũng có thể do phát triển theo thời gian.

Nguyên nhân vô sinh có thể từ một trong hai hoặc cả hai. Nhưng cũng có nhiều trường hợp không tìm được chính xác nguyên nhân là gì?

1. Nguyên nhân của vô sinh nam

Khoảng 40% trường hợp vô sinh là do nam giới, chúng có thể bao gồm:

– Sản xuất số lượng ít hoặc chất lượng của tinh trùng bất thường do tinh hoàn không bình thường như viêm tinh hoàn, khiếm khuyết di truyền, các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, hoặc các bệnh nhiễm trùng như chlamydia, lậu, quai bị hoặc HIV. Các tĩnh mạch trong tinh hoàn bị giãn rộng (giãn tĩnh mạch thừng tinh) cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng.

Suy giảm chất lượng tinh trùng gây vô sinh

Suy giảm chất lượng tinh trùng gây vô sinh

– Các vấn đề với việc tinh trùng khó gặp trứng do các vấn đề tình dục như xuất tinh sớm; một số bệnh di truyền như bệnh xơ nang; các cấu trúc bộ phận sinh dục bất thường như tắc nghẽn trong tinh hoàn; hoặc tổn thương các cơ quan sinh sản.

– Mắc một số bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, liệt dương, căng thẳng kéo dài… cũng có thể gây vô sinh ở nam giới.

– Có liên quan đến ung thư và quá trình điều trị, bao gồm cả bức xạ hoặc hóa trị. Biện pháp này có thể làm giảm sản xuất tinh trùng, thậm chí nặng.

– Tiếp xúc quá nhiều với các yếu tố môi trường gây hại cho khả năng sinh sản như thuốc trừ sâu và các hóa chất khác, bức xạ. Hút thuốc lá, rượu, cần sa, sử dụng steroid và dùng thuốc điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, huyết áp cao và trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt như trong phòng tắm hơi, bồn tắm nước nóng… có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể. Điều này làm ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng.

Nam giới tiếp xúc nhiều với rượu bia làm tăng nguy cơ vô sinh

Nam giới tiếp xúc nhiều với rượu bia làm tăng nguy cơ vô sinh

2. Nguyên nhân vô sinh ở nữ

Nguyên nhân của vô sinh nữ có thể bao gồm:

– Các bất thường về tử cung hoặc cổ tử cung, như tổn thương cổ tử cung, polyp trong tử cung, tử cung bị biến dạng. Các khối u không phải ung thư (lành tính) trong thành tử cung (u xơ tử cung) có thể gây vô sinh do làm tắc ống dẫn trứng hoặc ngăn trứng thụ tinh làm tổ trong tử cung.

– Tổn thương hoặc tắc nghẽn ống dẫn trứng, thường do viêm ống dẫn trứng (viêm vòi trứng). Điều này có thể là hậu quả của bệnh viêm vùng chậu, thường là do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, lạc nội mạc tử cung hoặc dính.

– Do nạo hút phá thai quá nhiều: Điều này dẫn đến tổn thương cơ quản sinh sản, nhất là lớp nội mạc tử cung bị mỏng đi. Ngoài ra nó còn nguy cơ gây viêm nhiễm tắc vòi trứng, dính buồng tử cung.

– Lạc nội mạc tử cung, xảy ra khi mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, làm ảnh hưởng tới chức năng của buồng trứng, tử cung và ống dẫn trứng.

– Rối loạn rụng trứng, làm ảnh hưởng tới giải phóng trứng từ buồng trứng. Chúng bao gồm:

+ Rối loạn nội tiết tố trong hội chứng buồng trứng đa nang.

+ Tăng prolactin máu, cơ thể có hàm lượng prolactin cao – hormone kích thích sản xuất sữa mẹ, đồng thời cản trở quá trình rụng trứng.

+ Quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp) hoặc quá ít (suy giáp) có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc gây vô sinh.

+ Các nguyên nhân khác như tập thể dục quá nhiều, rối loạn ăn uống, khối u.

Prolactin cao có thể gây vô sinh

Prolactin cao có thể gây vô sinh

– Suy buồng trứng nguyên phát (mãn kinh sớm), khi buồng trứng ngừng hoạt động và kinh nguyệt kết thúc trước tuổi 40. Mặc dù nguyên nhân thường không rõ, nhưng có một số yếu tố liên quan đến mãn kinh sớm như các bệnh về hệ thống miễn dịch, di truyền (như hội chứng Turner, người mang mầm bệnh Hội chứng X mong manh…) và điều trị bằng bức xạ hoặc hóa trị.

– Dính vùng chậu, các dải mô sẹo liên kết các cơ quan có thể hình thành sau nhiễm trùng vùng chậu, viêm ruột thừa, lạc nội mạc tử cung hoặc phẫu thuật vùng bụng hoặc vùng chậu.

– Ung thư và cách điều trị. Một số bệnh ung thư, nhất là ung thư sinh sản thường làm giảm khả năng sinh sản của phụ nữ. Cả xạ trị và hóa trị đều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

IV. Chẩn đoán và điều trị vô sinh như thế nào?

Chẩn đoán vô sinh như thế nào?

Chẩn đoán vô sinh như thế nào?

Để khám vô sinh, cả hai vợ chồng đều cần thiết. Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp tử cung, khám phụ khoa, làm tinh dịch đồ… để tìm ra nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nam và nữ.

Sau khi biết được nguyên nhân gây ra bệnh, bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp: điều trị nội khoa, can thiệp phẫu thuật. Ngoài ra có một số phương pháp hỗ trợ sinh sản khác như thụ tinh trong ống nghiệm, bơm tinh trùng vào buồng trứng…

V. Phòng ngừa vô sinh – hiếm muộn

Một số trường hợp vô sinh không thể ngăn ngừa được. Cùng với một số kế hoặc có thể làm tăng cơ hội mang thai

1. Các cặp đôi

Chọn đúng ngày rụng trứng để giao hợp

Chọn đúng ngày rụng trứng để giao hợp

Hai vợ chồng nên thường xuyên giao hợp vào khoảng thời gian trứng rụng để tỷ lệ mang thai cao nhất. Giao hợp bắt đầu ít nhất năm ngày trước và cho đến một ngày sau khi rụng trứng sẽ tăng cơ hội thụ thai thành công. Sự rụng trứng thường xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt – đối với hầu hết phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt cách nhau khoảng 28 ngày.

2. Nam giới

Mặc dù hầu hết các loại vô sinh không thể ngăn ngừa được ở nam giới, nhưng một số biện pháp sau nên được thực hiện:

– Tránh sử dụng ma túy, thuốc lá và hạn chế uống quá nhiều rượu, có thể góp phần gây vô sinh nam.

– Tránh nhiệt độ cao trong bồn tắm nước nóng vì chúng có thể ảnh hưởng tạm thời đến quá trình sản xuất và vận động của tinh trùng.

– Tránh tiếp xúc với chất độc công nghiệp hoặc môi trường do tác động đến quá trình sản xuất tinh trùng.

– Hạn chế các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, cả thuốc kê đơn và không kê đơn.

– Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện chất lượng tinh trùng và tăng cơ hội mang thai.

3. Nữ giới

Nữ giới hạn chế caffein

Nữ giới hạn chế caffein

Đối với phụ nữ, một số biện pháp sau có thể làm tăng khả năng mang thai:

– Từ bỏ hút thuốc. Thuốc lá có nhiều tác động xấu đến khả năng sinh sản, kể cả sức khỏe nói chung và thai nhi..

– Tránh rượu và ma túy. Những chất này làm giảm khả năng thụ thai và mang thai khỏe mạnh. Không uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích như cần sa, nếu bạn đang cố gắng mang thai.

– Hạn chế caffein. Phụ nữ đang mong muốn mang thai nên hạn chế lượng caffeine.

– Tập thể dục thường xuyên là rất quan trọng, nhưng tập thể dục cường độ cao có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

– Tránh cân nặng quá mức. Thừa cân hoặc thiếu cân có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone và gây vô sinh.

Theo sự phát triển của công nghệ, có rất nhiều phương pháp hiện đại giúp thụ thai thành công cho nhiều cặp vô sinh – hiếm muộn nên không quá lo lắng. Mong rằng bài viết này có thể giúp ích cho các bạn. Chúc mọi người thật nhiều sức khỏe.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *