Ảnh hưởng của Caffeine với cơ thể con người

Bạn có thường xuyên uống cà phê hay không? Mỗi ngày bạn uống mấy ly cà phê? Sử dụng Caffeine đúng cách mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời không tưởng cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều sẽ có tác dụng ngược lại. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những lợi ích và tác hại của Caffeine nhé!

1. Caffeine là gì?

Caffeine (hay còn gọi là Cafein) là chất kích thích có nguồn gốc tự nhiên, được tìm thấy trong 1 số cây như trà, cà phê, cacao.

Chúng kích thích hoạt động của não và hệ thần kinh trung ương, giúp tăng cường sự tỉnh táo và ngăn ngừa mệt mỏi.

Caffeine là chất kích thích có nguồn gốc tự nhiên

Caffeine là chất kích thích có nguồn gốc tự nhiên

Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), khoảng 80% người dân Hoa Kỳ sử dụng Caffeine mỗi ngày. Trong số đó:

– Có hơn 68 triệu người Mỹ uống tối thiểu 3 cốc cà phê/ngày và hơn 21 triệu người uống 6 cốc/ngày.

– Sử dụng nhiều hơn 5g Cafein hàng ngày có thể gây chết người, tương đương 30-40 tách cà phê thông thường.

2. Nguồn gốc Cafein

2.1 Caffeine trong tự nhiên

Cafein trong tự nhiên được tìm thấy ở hơn 60 loại thực vật, trong đó bao gồm:

– Hạt cà phê.

– Lá trà xanh.

– Hạt Cacao.

– Hạt guarana.

– Vỏ cây yoco.

Cafein được tìm thấy ở hơn 60 loại thực vật

Cafein được tìm thấy ở hơn 60 loại thực vật

Caffeine được ví như một dạng thuốc bảo vệ thực vật tự nhiên, nó làm côn trùng bất động và chết nếu ăn phải.

2.2 Caffein trong thực phẩm

Chỉ cần kiểm tra thành phần dinh dưỡng, dễ dàng tìm thấy Caffeine có trong nhiều thức ăn, đồ uống như:

– Cà phê hòa tan và các sản phẩm chứa bột cà phê.

– Bột cacao và các sản phẩm có ca cao.

– Thực phẩm chức năng dùng trong thể thao.

– Các loại nước tăng lực, nước giải khát.

Caffeine có trong Cafe và các sản phẩm chứa Cafe

Caffeine có trong Cafe và các sản phẩm chứa Cafe

3. Cơ chế hoạt động của Caffeine

Sau khi nạp Caffeine dưới dạng thực phẩm hay thuốc thì mất khoảng 45 phút để Caffeine được hấp thu vào máu.

Caffeine có cấu trúc tương đồng với Adenosine, hoạt chất đóng vai trò như một loại thuốc giảm đau, cải thiện giấc ngủ và làm ức chế sự hưng phấn thông qua việc làm chậm hoạt động của hệ thần kinh.

Tuy nhiên khác với Adenosine, Caffeine không làm giảm quá trình hoạt động của tế bào.

Caffeine cũng ngăn chặn tác dụng giãn mạch của Adenosine. Do đó, các mạch máu sẽ co thay vì dãn. Vì vậy, Caffeine được dùng điều trị tạm thời các trường hợp đau đầu, đau nửa đầu.

Caffein được hấp thu như thế nào

Caffein được hấp thu như thế nào

Sau khi được hấp thu vào cơ thể qua đường tiêu hóa, nồng độ caffeine đạt cực đại sau 1 giờ và tồn tại khoảng từ 4-6 giờ. Ngoài việc tăng khả năng tập trung, sức mạnh và sự tỉnh táo, caffeine cũng gây ra một số hệ lụy như:

– Cảm giác hồi hộp, bồn chồn, lo lắng.

– Tim đập nhanh và không ổn định.

– Chóng mặt.

– Đau đầu.

– Rối loạn giấc ngủ.

– Tăng tiết acid trong dạ dày

Cafein làm tăng tần suất và thể tích nước tiểu được bài tiết. Việc này dẫn tới mất nước và các ion điện giải như K+, Na+, Ca++. Tuy nhiên, một lượng nhỏ Caffeine sẽ không mang lại tác dụng lợi tiểu quá lớn.

Ngoài ra, mức độ tác dụng của Caffeine cũng tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng của người dùng.

4. Ảnh hưởng của Caffeine với các cơ quan trong cơ thể

Cái gì dùng quá nhiều cũng không tốt, Caffeine cũng vậy. Nếu dùng một lượng thích hợp, Cafein đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều Cafein có thể gây nghiện và có nhiều ảnh hưởng xấu tới cơ thể con người.

4.1 Hệ thần kinh trung ương

Công dụng đáng chú ý nhất của Caffeine là giúp cơ thể tỉnh táo, bớt mệt mỏi hơn. 

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, đối với những người uống cà phê thường xuyên có tỉ lệ mắc các bệnh như Alzheimer, suy giảm trí tuệ thấp hơn, đồng thời, giảm nguy cơ tự tử xuống 45%.

Caffeine giúp cơ thể tỉnh táo, bớt mệt mỏi

Caffeine giúp cơ thể tỉnh táo, bớt mệt mỏi

Khi đang uống đều đặn Cafein mỗi ngày, nếu dừng đột ngột lại có thể gây đau đầu. Nguyên nhân do “nghiện” Cafein, hệ thần kinh trong cơ thể đã quen thuộc với ảnh hưởng của Cafein, nếu đột ngột ngừng tiêu thụ có thể gây ra đau đầu và một số triệu chứng khác như lo âu, cáu gắt, buồn ngủ…

Theo các nhà khoa học, dưới 400mg Cafein trong 1 ngày, tương đương với khoảng 4 tách cà phê thì được xem là an toàn. Sử dụng nhiều hơn có thể gây quá liều, dẫn đến tử vong do co giật.

Tuy nhiên, khi bạn mất ngủ nhưng lại sử dụng cà phê, nó sẽ khiến bạn khó ngủ hơn, chúng ức chế các chất gây buồn ngủ, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Do đó, không nên uống cà phê vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

4.2 Hệ tiêu hóa và bài tiết

Nhiều ý kiến cho rằng, Caffeine chỉ có ảnh hưởng trên hệ thần kinh, giúp cơ thể tỉnh táo, giảm mệt mỏi. Nhưng các nghiên cứu cho thấy, Caffeine có thể làm tăng sự xuất hiện các cơn co thắt ở hệ tiêu hóa.

Caffeine còn kích thích sản xuất acid trong dạ dày và có thể gây ra chứng ợ chua hoặc đau bụng. Uống lượng nhỏ cà phê đen trong ngày còn giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy ngay lập tức.

Caffeine làm tăng co thắt ở hệ tiêu hóa

Caffeine làm tăng co thắt ở hệ tiêu hóa

Cafein có tác dụng lợi tiểu. Khi sử dụng quá nhiều Caffein, thận sẽ phải tăng cường hoạt động để đào thải chúng, lượng nước tiểu cũng nhiều hơn. Quá trình này cũng có thể gây đào thải một lượng Canxi, gây thiếu hụt Canxi cho cơ thể.

4.3 Hệ tuần hoàn và hô hấp

Caffeine có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Tác dụng này được cho là do sự gia tăng Adrenalin, làm giảm sức cản ngoại vi, từ đó dẫn đến tăng huyết áp.

Nếu mắc bệnh cao huyết áp hoặc các vấn đề tim mạch, cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng Caffeine.

Sử dụng quá liều Caffeine có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim hoặc các vấn đề liên quan đến tim mạch, hô hấp.

4.4 Tác động của Cafein với xương và cơ

Như đã nói ở trên, quá trình đào thải Cafein cũng có thể làm mất một lượng đáng kể Calci.

Dùng Cafein với hàm lượng lớn có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ và chuyển hóa Calci, lâu dài có thể dẫn đến loãng xương.

Tiêu thụ quá nhiều Caffeine còn gây co giật cơ. Còn nếu ngừng sử dụng đột ngột, rất có thể gây ra đau nhức cơ.

4.5 Cơ quan sinh sản

Caffeine có thể qua được hàng rào nhau thai. Nó có thể kích thích làm tăng nhịp tim của thai nhi và sự trao đổi chất. Lạm dụng nhiều lại gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và tăng nguy cơ sảy thai.

Do đó, phụ nữ mang thai hoặc có ý định mang thai ngoài việc hạn chế sử dụng rượu bia thì cũng cần hạn chế lượng tiêu thụ caffeine từ 200 đến 300 miligam mỗi ngày.

Không chỉ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở nữ giới, nam giới sử dụng nhiều Cafein cũng dẫn đến các tác dụng phụ như làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, gây yếu sinh lý và liệt dương.

4.6 Các tác dụng khác

– Caffein có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa hiệu quả, tăng cường tuổi thọ.

– Các nhà khoa học đã chứng minh, Caffeine có trong cà phê có thể làm giảm lượng axit uric trong máu. Tuy nhiên, khả năng phòng ngừa bệnh gout chỉ có tỷ lệ khoảng 40% cho những người thường xuyên từ 4 – 5 ly cafe mỗi ngày, tương đương khoảng 400 – 500 miligam Cafein.

Cafein có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

Cafein có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

– Thực tế cho thấy, người uống cà phê thường có tỷ lệ mắc bệnh xơ gan và các bệnh liên quan đến gan tương đối thấp. Tác dụng này có thể do Cafein có khả năng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.

Caffeine rất có lợi cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách. Do đó, nên sử dụng một cách vừa phải, không lạm dụng để giúp cơ thể tỉnh táo và làm việc hiệu quả mỗi ngày. Chúng tôi mong rằng, qua bài viết này, người đọc sẽ biết thêm được những thông tin hữu ích cho sức khỏe nhằm năng cáo chất lượng cuộc sống và phòng ngừa bệnh tật.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *