Can thiệp – Giáo dục trẻ tự kỷ

Điều trị tự kỷ ở trẻ là một quá trình lâu dài, có nhiều thách thức.

Điều trị tự kỷ ở trẻ là một quá trình lâu dài, có nhiều thách thức

Ở trẻ bị tự kỷ, cha mẹ phát hiện bệnh ngay từ khi còn sớm và đưa trẻ đi điều trị sớm là vô cùng quan trọng. Điều trị tự kỷ ở trẻ là một quá trình lâu dài, có nhiều thách thức. Do đó, các bậc phụ huynh cần kiên trì và đồng hành cùng con trẻ trong cuộc chiến trường kỳ này. Tìm hiểu ngay những biện pháp can thiệp – giáo dục trẻ tự kỷ qua bài viết dưới đây.

1. Hình thức can thiệp – giáo dục trẻ tự kỷ

Can thiệp nội trú

Cha mẹ có thể đưa trẻ đến các trung tâm, trường học chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ để được các chuyên gia, nhà tâm lý học đánh giá tình trạng của trẻ, từ đó có phương pháp điều trị chuyên nghiệp, khoa học.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần lựa chọn các trung tâm, trường học uy tín, chất lượng tốt giúp cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh. Ngoài ra cũng nên đánh giá lại mức độ tự kỷ của trẻ sau một thời gian điều trị để có biện pháp xử lý kịp thời.

Đưa trẻ đến các cơ sở giảng dạy chuyên biệt giành cho trẻ tự kỷ

Đưa trẻ đến các cơ sở giảng dạy chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ

Can thiệp ngoại trú

Để trẻ tự kỷ có thể hòa nhập cộng đồng, gia đình đóng vai trò rất quan trọng. Một số hoạt động cha mẹ cần thực hiện tại nhà để chăm sóc trẻ tự kỷ như:

– Chơi với trẻ, dạy cho trẻ nhiều điều thú vị, tối thiểu 3 giờ/ngày.

– Hạn chế cho trẻ xem tivi, máy tính, điện thoại.

– Gọi tên, thường xuyên tạo sự chú ý, nhu cầu cho trẻ.

– Tích cực vận động, dạy trẻ chỉ ngón trỏ vào bộ phận cơ thể, đồ vật, tranh ảnh.

– Dạy các cử chỉ giao tiếp như chào, ạ, xin, bye, bắt tay, hoan hô…

– Hướng dẫn trẻ biết cách chia sẻ đồ chơi với người khác, cùng chơi ghép hình, xé dán, xâu hạt… hay các trò chơi vận động mạnh như đạp xe, đá bóng, đi bộ…

– Bắt chước các động tác miệng, nét mặt, tiếng kêu của con vật, đồ vật, hướng dẫn trẻ nói những từ đơn giản.

– Nói ngắn, chậm rãi, rõ ràng, có sự nhấn mạnh, kèm theo các cử chỉ, điệu bộ hoặc tranh ảnh, đồ vật.

– Tập cho trẻ tự xúc ăn, uống nước, tự đi vệ sinh, đi dép đúng cách…

– Khuyến khích trẻ cùng chơi với các bạn khác.

– Động viên, khen ngợi trẻ khi làm đúng, lờ đi khi trẻ ăn vạ.

2. Các phương pháp can thiệp – giáo dục trẻ tự kỷ

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị tự kỷ cho trẻ, trong đó không thể không nhắc đến giáo dục can thiệp. Các phương pháp giáo dục can thiệp thường được sử dụng như:

Phương pháp ABA

Được quan tâm nhiều nhất trong các phương pháp điều trị tự kỷ. ABA được đánh giá là một trong những biện pháp hiệu quả nhất cho đến hiện tại.

Phương pháp này dựa trên cách tiếp cận phân tích hành vi của trẻ, có nhiều nghiên cứu nhất và có nhiều bằng chứng khoa học mạnh mẽ nhất về hiệu quả can thiệp.

Khi bắt đầu chương trình can thiệp, trẻ sẽ được đánh giá những kỹ năng chưa có – đã có, sau đó lựa chọn các bài tập, tài liệu đánh giá ban đầu. Liệu pháp này giúp trẻ cải thiện các chức năng của trẻ tự kỷ như nhận thức, quan hệ xã hội, ngôn ngữ, tự phục vụ… Đồng thời, ABA cũng có tác dụng loại bỏ những hành vi tiêu cực và thay thế bằng những hành vi tích cực, giúp trẻ hòa nhập cộng đồng.

Ưu điểm:

– Phương pháp ABA có kết quả nhất quán khi dạy những kỹ năng và hành vi mới cho trẻ tự kỷ.

– Cách dạy rõ ràng, dạy được cho trẻ nhiều kỹ năng.

– Nhiệm vụ giao cho trẻ được chia thành phần nhỏ, đơn giản. Có thể áp dụng hiệu quả với những hành vi tiêu cực.

– Áp dụng được ở bất kỳ thời điểm nào: Ở nhà, ở trường, trên xe, khi đi chơi, vào giờ ăn cơm, giờ chơi…

Phương pháp trị liệu ABA có thể tiến hành ở bấ kỳ nơi nào

Phương pháp trị liệu ABA có thể tiến hành ở bấ kỳ nơi nào

Nhược điểm:

– Phương pháp ABA cần nhiều thời gian, sự tập trung công sức, tài chính, thời gian trị liệu có thể kéo dài trong nhiều năm.

– Không giúp trẻ thích nghi với những hoàn cảnh mới.

Phương pháp Floor time

Liệu pháp trị liệu còn được gọi là DIR – cùng chơi với trẻ. Phương pháp trị liệu này dựa trên 3 yếu tố: Sự khác biệt cá nhân, các mối quan hệ và sự phát triển cảm xúc.

Theo đó, có 6 giai đoạn phát triển cảm xúc trẻ cần có, đó là: Tự điều chỉnh và quan tâm đến môi trường xung quanh, sự gần gũi, giao tiếp hai chiều, giao tiếp phức tạp, cảm xúc, suy nghĩ với cảm xúc.

Phương pháp này nhấn mạnh vai trò của cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình nhằm phát triển mối quan hệ tình cảm của trẻ.

Ưu điểm: Phát triển cảm xúc thay vì phát triển trí tuệ, khuyến khích trẻ chủ động tương tác, phụ huynh đóng vai trò chính trong việc trị liệu.

Nhược điểm:

– Không dạy cách học, cách phát triển trí tuệ như những trẻ khác.

– Ở thời điểm ban đầu, có thể gặp khó khăn để tương tác với trẻ.

Phương pháp PECS

Phương pháp PECS được đưa ra bởi nhà tâm lý Andrew Bondy và nhà âm ngữ trị liệu – Lori Frost. Đây là hệ thống học tập cho phép trẻ tự kỷ hoặc trẻ kém khả năng ngôn ngữ giao tiếp bằng cách dùng hình ảnh.

PECS dựa trên biện pháp ABA, đổi hình ảnh theo những thứ trẻ muốn. Phương pháp này có thể sử dụng trong mọi môi trường, giúp thúc đẩy sự chủ động giao tiếp và phát triển lời nói của trẻ bằng cách trao tranh về vật trẻ mà cần để đổi lấy vật đó.

Có ý kiến cho rằng, cách dạy học bằng hình ảnh sẽ ảnh hưởng tới quá trình học nói. Tuy nhiên, điều này không cản trở việc học nói của trẻ mà còn giúp cải thiện khả năng nói của trẻ.

Phương pháp PECS không cản trở quá trình học nói của trẻ

Phương pháp PECS không cản trở quá trình học nói của trẻ

Ưu điểm:

– Rõ ràng, có chủ ý, trẻ tham gia chủ động.

– Phát triển được lời nói ở trường hợp trẻ chưa biết nói, cải thiện khả năng nói ở trẻ nói chậm, nói không rõ.

– Phát triển khả năng giao tiếp nhanh, có thể mở rộng trình độ giao tiếp.

Nhược điểm:

– Cần nhiều thời gian chuẩn bị tài liệu và hình ảnh cho bé học tập.

– Chỉ tập trung vào khả năng giao tiếp.

– Không bao gồm các lĩnh vực xã hội, vận động….

Phương pháp TEACCH

Là một chương trình can thiệp đặc biệt, còn được gọi là “giảng dạy có cấu trúc”. TEACCH thường được tiến hành trong lớp học, mỗi học sinh có một kế hoạch giáo dục cá nhân.

Phương pháp này sắp đặt các hoạt động theo trình tự và quy luật, sử dụng thời gian biểu trực quan, sắp đặt môi trường giảm thiểu xao nhãng, sắp xếp các thiết bị học tập làm tăng tính thích ứng và độc lập của trẻ .

Ưu điểm:

– Có cả một chương trình đáp ứng với nhu cầu của trẻ, trẻ tự kỷ hiểu và đáp ứng các yêu cầu, tập trung vào những kỹ năng của trẻ chứ không phải những nhược điểm.

Nhược điểm: Rất gò bó và cần tập trung vào những đồ dùng, cách thức tổ chức chặt chẽ, cần nhiều nhân lực để thực hiện.

Mô hình phát triển sớm ESDM

Phương pháp ESDM là sự can thiệp lấy mối quan hệ giao tiếp và mốc phát triển làm nền tảng, sử dụng các kỹ thuật giảng dạy của ABA. Thích hợp với trẻ tự kỷ và trẻ có triệu chứng tự kỷ từ 1-6 tuổi.

Nội dung của chương trình can thiệp bao gồm các bài học cụ thể như:

– Bắt chước.

– Nhận thức.

– Vận động thô.

– Vận động tinh.

– Phối hợp mắt và tay.

– Kỹ năng hiểu biết.

– Kỹ năng ngôn ngữ.

– Kỹ năng tự lập.

– Kỹ năng bắt chước xã hội.

Người dạy có thể là giáo viên, người thân trong gia đình… qua các hoạt động hàng ngày để giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh tự kỷ.

Ưu điểm:

– Có tính hệ thống và khoa học.

– Áp dụng được trong thời gian dài với trẻ tự kỷ ở giai đoạn sớm (từ 1 tuổi), kể cả trẻ nghi ngờ tự kỷ, các bài học giúp phát triển tương đối toàn diện các chức năng cho trẻ.

Nhược điểm:

– Chi phí can thiệp cao.

– Cần chuẩn bị nhiều đồ dùng giảng dạy

ESDM có tính khoa học, hệ thống nhưng chi phí cao

ESDM có tính khoa học, hệ thống nhưng chi phí cao

Ngoài các phương pháp can thiệp bằng giáo dục, có thể áp dụng các phương pháp khác như: Can thiệp bằng thuốc, thải độc, chế độ ăn không Gluten và Casein, oxy cao áp, châm cứu, ghép tế bào gốc, âm nhạc trị liệu… Tuy nhiên, các phương pháp giáo dục can thiệp vẫn được sử dụng nhiều nhất và mang lại hiệu quả cao.

3. Điều trị tự kỷ tại nhà

Ngoài việc đưa trẻ đến các trung tâm, trường học để được trị liệu, cha mẹ cũng nên quan tâm con trẻ nhiều hơn, giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là một số hoạt động cha mẹ nên thực hiện để đồng hành cùng trẻ trong việc điều trị căn bệnh này.

Sắp xếp thời gian biểu theo lịch trình nhất định

Người bị tự kỷ thường có những hành động lặp đi lặp lại và cảm thấy rất khó chịu với sự thay đổi thường xuyên. Do đó, hãy thử xây dựng một lịch trình trong ngày, và tuân thủ những việc làm trong đó nhiều nhất có thể.

Như vậy, chúng ta vừa có thể tạo cho trẻ thói quen tốt, biết sắp xếp thời gian, xây dựng kế hoạch lại giúp trẻ định hình được những việc cần làm tiếp theo. Nếu có sự thay đổi, cần thay đổi từ từ để trẻ có thời gian thích nghi.

Hướng dẫn bằng lời nói một cách rõ ràng, ngắn gọn

Trẻ bị tự kỷ có thể chậm hiểu hơn, gặp khó khăn khi thực hiện các chuỗi hành động dài dòng. Do đó, hãy kiên nhẫn hơn với con, hướng dẫn ngắn gọn từng bước một để trẻ cảm thấy dễ dàng hơn khi thực hiện một hành động nào đó.

Hướng dẫn trẻ làm việc chậm rãi, từng bước một

Hướng dẫn trẻ làm việc chậm rãi, từng bước một

Cho trẻ thêm thời gian để xử lý

Khi chơi cùng con, cha mẹ cần dạy chúng chậm rãi, trẻ tự kỷ thường mất nhiều thời gian xử lý và tiến hành hơn bình thường.

Hãy cho trẻ thời gian để “tiêu hóa” thông tin và thực hiện. Ngoài ra, cũng không nên hướng dẫn quá nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề, chỉ cần nói một thôi và có thể nhắc lại một vài lần giải pháp đó cho trẻ hiểu hơn.

Tích cực giao tiếp thông qua các bài tập ngôn ngữ

Những năm đầu là thời điểm quan trọng giúp phát triển các kỹ năng giao tiếp, Cha mẹ nên cung cấp cho trẻ thêm các trợ giúp và sự hỗ trợ vừa phải, kịp thời khi cần.

Dành thời gian vào các hoạt động phát triển ngôn ngữ, hướng dẫn trẻ phát âm và phân biệt các phụ âm. Sử dụng các thẻ hình ảnh có chứa các từ đơn, tích cực khuyến khích trẻ nói chuyện.

Tạo sự hứng thú và khả năng của trẻ

Một điểm mạnh của trẻ tự kỷ là có thể tập trung vào một vật phẩm hoặc chủ đề cụ thể trong thời gian dài và tìm hiểu sâu rộng về nó. Cha mẹ có thể tận dụng điều này để thu hút trẻ vào các hoạt động khác bằng cách kết hợp chủ đề trẻ đang tìm hiểu, yêu thích vào trò chơi nào đó.

Trẻ tự kỷ có thể sẽ rất xuất sắc trong lĩnh vực mà chúng yêu thích nếu cha mẹ cùng đồng hành, tạo điều kiện, giúp đỡ con hết mức để khai thác thế mạnh tiềm ẩn bên trong.

Tạo điều kiện cho trẻ tìm hiểu lĩnh vực yêu thích

Tạo điều kiện cho trẻ tìm hiểu lĩnh vực yêu thích

Tránh ánh sáng và âm thanh nhân tạo

Không dành thời gian cho trẻ, để trẻ xem tivi, máy tính, tiếp xúc với các âm thanh, thiết bị điện tử liên tục khiến chúng cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, tăng nguy cơ bị tự kỷ.

Ngoài ra, những tác nhân khác như đèn huỳnh quang, màn hình nhấp nháy, tiếng đồ vật va chạm lách cách cũng có thể gây khó chịu cho hệ thần kinh nhạy cảm của trẻ. Cha mẹ có thể thay các loại đèn chiếu sáng dịu hơn, trải thảm dưới sàn để giảm các tiếng động. Điều này cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng tự kỷ ở trẻ.

Quan tâm trẻ nhiều hơn

Bất kỳ đứa trẻ nào đều mong muốn được yêu thương, được quan tâm bởi cha mẹ, người thân trong gia đình. Cha mẹ đừng xem nhẹ những cảm xúc của con trẻ. Khi làm việc nhà hay chơi cùng con, hãy sai bảo chúng những việc làm vừa sức để cảm thấy mình có giá trị, rất “được việc”, không hề vô dụng chút nào. Đồng thời, khuyến khích, khen ngợi khi trẻ hoàn thành công việc để tăng cường sự tự tin của chúng.

Cha mẹ cần giành thời gian quan tâm trẻ nhiều hơn

Cha mẹ cần giành thời gian quan tâm trẻ nhiều hơn

Mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau, mức độ bệnh tật cũng khác, do đó với mỗi trẻ, quá trình điều trị cũng có sự thay đổi ít nhiều. Vậy nên, cần kiên trì chữa bệnh cho trẻ để tình trạng tự kỷ của trẻ ngày một cải thiện.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *