Có nên mang thai khi bị viêm gan B?

Viêm gan B là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, nhiều người thắc mắc Viêm gan B có nên mang thai không? Viêm gan B có lây từ mẹ sang con không?

I. Tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con khi mang thai

Viêm gan B có khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con khi mang thai, phần lớn xảy ra từ tuần thứ 28 của thai kỳ đến những tháng đầu sau khi sinh. Virus viêm gan B không lây nhiễm qua nhau thai, do đó, nếu mẹ có sự chuẩn bị kỹ càng, điều trị bệnh ở mức ổn định, virus dưới ngưỡng hoạt động thì trẻ sinh ra có thể không bị nhiễm HBV.

Viêm gan B truyền từ mẹ sang con không quá 2%, do virus HBV không qua được hàng rào nhau thai, trong suốt thai kỳ, trẻ được bảo vệ bởi hàng rào này, máu của mẹ không tiếp xúc trực tiếp với máu của thai nhi. Tuy nhiên, sau tháng thứ 4, nhau thai mỏng hơn, làm tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang thai nhi. Chỉ cần một tác động nhẹ gây tổn thương nhau thai cũng có thể khiến máu của mẹ tiếp xúc với thai nhi, làm tăng tỷ lệ nhiễm virus.

Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con

Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con

Tuy nhiên, tới 90% trường hợp virus xâm nhập vào cơ thể của trẻ chính là giai đoạn chuyển dạ. Thời điểm này, tử cung co thắt, các mạch máu ở nhau thai cũng co thắt lại làm tăng nguy cơ lây nhiễm do sự tiếp xúc giữa máu hoặc dịch âm đạo của mẹ.

II. Có thể mang thai khi nhiễm viêm gan B hay không?

Viêm gan B hoàn toàn có thể mang thai và sinh con bình thường, trẻ sinh ra có thể không bị viêm gan B nếu mẹ có biện pháp phòng bệnh đúng cách và kịp thời.

Viêm gan B không ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Không có ghi nhận về sự ảnh hưởng trực tiếp của HBV tới quá trình phát triển của thai nhi, tuy nhiên, bà bầu bị viêm gan B cần thận trọng do 3 tháng cuối thai kỳ có nguy cơ sinh non.

Chỉ số HBsAg được đánh giá là quan tong để xác định sự có mặt của virus trong cơ thể người. Nếu phụ nữ bị viêm gan B có dự định mang thai, nên điều trị bệnh ở mức độ ổn định, virus dưới ngưỡng hoạt động (âm tính) thì nguy cơ thai nhi bị nhiễm virus HBV từ mẹ là rất nhỏ.

Trường hợp mẹ bị viêm gan B từ trước khi mang thai nhưng không hay biết nên không có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm hoặc đã biết bị viêm gan B trước khi mang thai nhưng chưa điều trị dứt điểm (HBV hoạt động mạnh trong thai kỳ) thì nguy cơ nhiễm bệnh từ mẹ rất cao.

III. Phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang trẻ

1. Điều trị trước khi mang thai

Nguy cơ lây từ mẹ sang con khi phụ nữ mắc viêm gan B đã điều trị bệnh ổn định, virus ở dưới ngưỡng hoạt động là rất thấp. Do đo, các chị em phụ nữ khi bị viêm gan B vẫn muốn sinh con khỏe mạnh, giảm nguy cơ lây truyền nên đến bệnh viện và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để có biện pháp điều trị phù hợp giúp đảm bảo sự khỏe mạnh cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

Nên đưa nồng độ virus về dưới ngưỡng hoạt động trước khi mang thai

Nên đưa nồng độ virus về dưới ngưỡng hoạt động trước khi mang thai

Khi nồng độ virus dưới ngưỡng hoạt động, đủ an toàn để mang thai, sau 6 tháng dừng thuốc kháng virus, người mắc viêm gan B có thể lên kế hoạch mang thai. Tuy nhiên, trước đó cần đến bệnh viện tái khám và kiểm tra lại nồng độ virus để xác định thời điểm thích hợp mang thai.

2. Tiêm vắc xin cho mẹ trong thời kỳ mang thai

Phụ nữ bị viêm gan B khi mang thai thường có sức đề kháng yếu, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, do đó cần nghỉ ngơi nhiều, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và nên tái khám thường xuyên để có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Có thể tiêm globulin miễn dịch vào 3 tháng cuối thai kỳ nhằm ngăn ngừa lây nhiễm virus khi chuyển dạ.

Nếu các virus viêm gan hoạt động mạnh vào giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu nên sử dụng thuốc kháng virus từ 3 tháng cuối thai kỳ. Mặt khác, mẹ nên xét nghiệm lại HBV DNA sau sinh khoảng 3 tháng để quyết định tiếp tục điều trị hay dừng thuốc. Đồng thời phải kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho mẹ.

3. Tiêm vắc xin cho trẻ ngay khi sinh ra

Trong vòng 12 giờ ngay sau khi chào đời, nên tiêm vaccine viêm gan virus B theo chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm kháng thể kháng HBV cho trẻ.

Các thuốc này đều an toàn và hiệu quả với trẻ sơ sinh, nếu sử dụng đúng cách thì có hơn 90% tỷ lệ trẻ em sinh ra không bị mắc viêm gan B. Tiêm ngay trong vòng 12 giờ kể từ khi sinh do nếu bỏ lỡ cơ hội này sẽ không có cơ hội thứ hai để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh này. Vì vậy, các cơ sở y tế cần chuẩn bị vaccine ngừa HBV ngay trong phòng sinh để tiêm ngay cho trẻ, phòng ngừa hiệu quả căn bệnh nguy hiểm này.

Tiêm phòng HBV cho trẻ để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm

Tiêm phòng HBV cho trẻ để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm

Mặt khác, trẻ cũng cần được tiến hành tiêm vaccine phòng viêm gan B thông thường ở các mốc 6 tuần, 3 tháng và 5 tháng tuổi. Vaccine ngừa HBV có thể bảo vệ trẻ không mắc viêm gan B tới 95%. Xét nghiệm huyết thanh sau tiêm phòng ở thời điểm 9 – 12 tháng để xác nhận em bé có bị nhiễm bệnh hay không và có phương án điều trị kịp thời.

IV. Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú?

Trường hợp lây nhiễm viêm gan B khi cho con bú thường rất hiếm và xảy ra với tỷ lệ thấp. Nguyên nhân bị nhiễm trong giai đoạn này có thể do tổn thương đầu vú của mẹ, miệng của trẻ, khiến virus viêm gan B truyền sang cho trẻ. Khi cho con bú, các bà mẹ cần phòng ngừa chảy máu khi nứt núm vú, giữ gìn vệ sinh đầu vú trước và sau khi cho trẻ bú mẹ.

Mẹ bị viêm gan B vẫn nên cho con bú

Mẹ bị viêm gan B vẫn nên cho con bú

Các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ bị viêm gan B vẫn nên cho con bú do lợi ích lớn hơn bất kỳ nguy cơ lây nhiễm nào. Do sau khi chào đời, trẻ được tiêm globulin miễn dịch và vắc xin thì nguy cơ lây nhiễm tiềm ẩn giảm đi, các mẹ vẫn có thể yên tâm cho con bú. Tuy nhiên, ở người đang dùng thuốc thuốc kháng virus, cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi cho con bú.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *