Viêm gan B – Kẻ thù số 1 của gan

Tại sao nói viêm gan B là kẻ thù số 1 của gan

Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus có tên Hepatitis B virus. Theo thống kê của bộ y tế vào cuối năm 2019, Việt Nam là khu vực có tỷ lệ nhiễm viêm gan B cao nhất thế giới, chiếm 10-20% dân số trong nước. Viêm gan B nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho gan.

I. Viêm gan B là gì?

Nguyên nhân gây bệnh Viêm gan B là do virus siêu vi B – HBV. Đây là loại siêu vi thuộc họ Hepadnaviridae. Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể sẽ từ máu vào gan, lấy nguyên liệu tại tế bào gan để sinh sản nên hàng loạt virus mới. Quá trình xảy ra liên tục theo cấp số nhân gây viêm nhiễm tại tế bào gan.

Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phát hiện tế bào gan bị nhiễm virus, liền tấn công các tế bào này gây tổn thương chúng. Nếu quá trình này diễn ra lâu dài, hình thành sẹo từ những tổn thương gan, dẫn đến xơ gan, suy gan, nặng hơn là ung thư gan.

Khi virus xâm nhập vào cơ thể, nếu hệ thống miễn dịch đủ mạnh, có thể dọn sạch virus trong khoảng thời gian đầu. Nếu không, virus sẽ sinh sống và phát triển trong cơ thể dẫn đến tình trạng nhiễm virus viêm gan B mạn tính.

II. Con đường lây truyền của viêm gan B?

Viêm gan B lây qua đường gì? Virus viêm gan B tồn tại trong máu và các dịch trong cơ thể nên có thể lây truyền qua các đường sau:

– Đường máu: Tiếp xúc với máu mang virus viêm gan B như dùng chung kim tiêm, dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng,… với người nhiễm bệnh.

– Đường tình dục: Quan hệ tình dục đồng giới hay khác giới với người nhiễm virus viêm gan B có thể bị lây nhiễm. Nếu chồng hoặc vợ bị viêm gan B thì người còn lại nguy cơ bị lây bệnh rất cao nếu ko sử dụng bao cao su khi quan hệ.

Đối với người bị lây nhiễm qua hai con đường này, nếu hệ miễn dịch của cơ thể đủ khỏe, phần lớn có thể tự khỏi mà không cần chữa trị. Một phần nhỏ mang bệnh viêm gan B mạn tính.

– Từ mẹ sang con: Nếu mẹ mang virus HBV thì trong quá trình sinh nở sẽ lây nhiễm sang cho con. Đối với con đường lây nhiễm này, nếu bé không được tiêm chủng trong vòng 24 giờ sau sinh thì tỷ lệ cao sẽ chuyển thành nhiễm virus viêm gan B mạn tính.

Chính vì điều này nhiều người lo lắng: Có nên mang thai khi bị viêm gan B?. Để được lý giải rõ ràng về vấn đề này, mời quý bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Viêm gan B có nên mang thai không?

Con đường lây truyền của viêm gan B diễn ra như những bệnh lây nhiễm qua đường máu khác nên khá dễ nhiễm bệnh trong sinh hoạt đời sống. Vì vậy hãy thật cẩn thận để bảo vệ bản thân tốt nhất.

Nhiều người băn khoăn: Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không? Thực ra bệnh chỉ lây qua đường máu bằng các hình thức trên, về cơ bản không lây qua đường ăn uống. Tuy nhiên nếu như ăn chung đồ ăn với người bị nhiễm, và cả hai cùng bị xây xước vùng miệng thì nguy cơ nhiễm bệnh cũng có thể xảy ra.

III. Những triệu chứng của bệnh viêm gan B

Vàng da vàng niêm mạc là một triệu chứng của viêm gan B

Vàng da vàng niêm mạc là một triệu chứng của viêm gan B

Viêm gan B có thể tồn tại trong cơ thể và diễn biến âm thầm khó phát hiện. Đôi khi không gây triệu chứng nào cả mặc dù virus đã ở trong cơ thể rất lâu và gây tổn thương nặng nề cho gan.

Một số dấu hiệu viêm gan B có thể gặp phải gồm:

– Mệt mỏi, ăn không ngon miệng.

– Buồn nôn, nôn.

– Rối loạn tiêu hóa.

– Phân sẫm màu, màu xanh xám.

– Đau bụng, đau hạ sườn phải.

– Nước tiểu sẫm màu.

– Vàng da, vàng niêm mạc.

– Chướng bụng.

– Xuất hiện dưới da.

Những triệu chứng này có thể xuất hiện sớm hoặc muộn, mức độ nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân.

Viêm gan B diễn biến cấp hoặc mạn tính. Có thể diễn biến âm thầm trong thời gian dài rồi mới biểu hiện thành triệu chứng. Vì vậy, khó phát hiện sớm nếu không thăm khám và làm các xét nghiệm thường xuyên. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và điều trị có thể gây tổn thương gan, xơ gan thậm chí là ung thư gan. Vì tính nguy hiểm khó lường nên viêm gan B được coi là kẻ thù số 1 của gan. 

IV. Làm sao để chẩn đoán viêm gan B

Làm sao để chẩn đoán bệnh viêm gan B

Làm sao để chẩn đoán bệnh viêm gan B

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của bộ y tế, để chẩn đoán viêm gan B cần phải khám lâm sàng và làm các xét nghiệm tại cơ sở y tế.

1. Chẩn đoán xác định

– Lâm sàng: Người bị viêm gan B có thể có triệu chứng mệt mỏi, vàng da, chán ăn, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu, đau tức vùng gan, buồn nôn, nôn, phân bạc màu… 

– Các xét nghiệm lâm sàng cần làm để chẩn đoán:

+ Xét nghiệm HBsAg (kháng nguyên bề mặt viêm gan B): Nếu xét nghiệm cho kết quả “dương tính” thì tức là bạn đã nhiễm virus viêm gan B và có thể lây nhiễm cho người khác.

+ HBsAb hoặc anti-HBs (kháng thể bề mặt viêm gan B): Nếu kết quả xét nghiệm HBsAb (hoặc anti-HBs) là dương tính thì chứng tỏ bạn đã đáp ứng thành công với vắc-xin viêm gan B hoặc đã bình phục sau khi nhiễm viêm gan B cấp tính. Nếu kết quả HbsAg cũng âm tính có nghĩa là cơ thể bạn đã được kích hoạt miễn dịch với viêm gan B.

+ HBcAb hoặc anti-HBc (kháng thể lõi viêm gan B): HBcAb là một kháng thể vốn là một phần của vi khuẩn viêm gan B và không có tác dụng bảo vệ cơ thể. Nếu kết quả xét nghiệm này dương tính sẽ cho biết tình trạng nhiễm bệnh trong quá khứ hoặc hiện tại. Giải thích kết quả xét nghiệm này sẽ phụ thuộc vào kết quả của hai xét nghiệm còn lại. Sự xuất hiện của nó cùng với kháng thể bề mặt bảo vệ (HBsAb hoặc anti-HBs dương tính) tức đã nhiễm bệnh trước đó và đã bình phục. Còn nếu kết hợp với xét nghiệm HbsAg dương tính thì tức người bệnh mắc viêm gan B mạn tính.

2. Chẩn đoán phân biệt

– Cần phân biệt viêm gan B với các loại viêm gan khác như: viêm gan nhiễm độc, viêm gan do virus khác (viêm gan virus A, viêm gan virus E, viêm gan virus C), viêm gan do rượu… 

Nhiều người thắc mắc: Viêm gan C và viêm gan B – Cái nào nguy hiểm hơn. Để được giải đáp rõ hơn, mời bạn đọc tham khảo Viêm gan C có chữa được không? Viêm gan B và C cái nào nguy hiểm hơn?

– Việc thăm khám và xét nghiệm để xác định chính xác bệnh, thể mắc bệnh và mức độ bệnh sẽ giúp điều trị bệnh tốt hơn. Vì vậy, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như đã nêu trên và nghi ngờ mình bị nhiễm virus HBV thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán.

V. Phòng ngừa viêm gan B hiệu quả

Phòng ngừa bệnh viêm gan B hiệu quả

Phòng ngừa bệnh viêm gan B hiệu quả

Do tính nguy hiểm của viêm gan B nên mọi người cần chủ động phòng ngừa bằng các biện pháp dưới đây.

1. Phòng ngừa chủ động

Bệnh có thể phòng ngừa chủ động bằng cách chích ngừa viêm gan B:

– Tiêm vắc xin viêm gan virus B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ sau sinh và các mũi tiếp theo lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng. 

– Tiêm vắc xin viêm gan virus B cho trẻ em và người lớn chưa bị nhiễm HBV. Trước khi tiêm phòng vắc xin, cần xét nghiệm HBsAg và anti-HBs.

Để biết thêm thông tin tiêm phòng viêm gan B còn nguy cơ bị viêm gan B không, mời quý độc giả hãy tham khảo thêm bài viết: Tiêm phòng viêm gan B có còn nguy cơ bị nhiễm viêm gan B không?

2. Phòng lây truyền từ mẹ sang con

– Nếu mẹ mang thai có HBsAg (+): Tiêm vắc xin viêm gan virus B ngay sau sinh cho trẻ và phối hợp với tiêm kháng thể kháng HBV cho trẻ. Sau đó tiêm đầy đủ các liều vacxin phòng ngừa viêm gan virus B cho trẻ như bình thường. Tốt nhất nên sàng lọc và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong suốt thời gian mang thai và sinh đẻ.

 – Nếu mẹ mang thai xét nghiệm thấy HBV-DNA > 106 copies/ml: Dùng thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ từ 3 tháng cuối của thai kỳ. Xét nghiệm lại HBV DNA sau sinh 3 tháng để quyết định ngừng thuốc hoặc tiếp tục điều trị nếu mẹ đủ tiêu chuẩn điều trị. Theo dõi và xét nghiệm cho mẹ thường xuyên tránh viêm gan bùng phát. 

3. Phòng ngừa không đặc hiệu

– Sàng lọc máu và chế phẩm máu.

– Không dùng chung kim tiêm và các dụng cụ xuyên chích qua da khác. 

– Quan hệ tình dục an toàn. 

– Tránh tiếp xúc với máu và các dịch tiết của bệnh nhân nhiễm HBV. 

Viêm gan B – kẻ thù số 1 của gan? Đúng vậy, đó là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Để biết thêm mức độ nguy hiểm của viêm gan B, mọi người hãy tham khảo thêm bài viết: Viêm gan B có nguy hiểm không? Sống được bao lâu?

Cho đến nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, người bênh chủ yếu kết hợp dùng thuốc với chế độ ăn uống khoa học, tâm lý ổn định. Vì vậy, mọi người nên chủ động phòng ngừa và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện kịp thời, tránh những quan niệm sai lầm ảnh hưởng đến điều trị bệnh.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *