Hở van hai lá – Tất tần tật những thông tin cần phải biết

Hở van hai lá là gì?

Hở van hai lá là gì?

Bệnh lý về tim thường ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người bệnh. Trong đó có hở van hai lá, là tình trạng van hai lá của tim không đóng chặt khiến máu chảy ngược trong tim. Vậy nguyên nhân là do đâu? Triệu chứng như thế nào? Cách điều trị? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Hở van hai lá là gì?

Tim một người bình thường có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ ở trên, 2 tâm thất bên dưới. Trong đó van 2 lá giúp nối tâm thất trái với tâm nhĩ trái, gồm 2 lá áp vào với nhau để thực hiện nhiệm vụ đóng mở, đưa máu từ nhĩ trái xuống thất trái.

Hở van hai lá còn được gọi là trào ngược van hai lá, thiểu năng van hai lá… là hiện tượng van hai lá của tim không thể đóng chặt khiến rò rỉ máu chảy ngược qua van hai lá mỗi khi tâm thất trái co bóp. Đây là một dạng rối loạn van tim phổ biến.

Hở van hai lá là gì?

Hở van hai lá là gì?

Khi van hai lá không đóng hết, máu sẽ chảy ngược vào buồng tim trên (tâm nhĩ) từ buồng dưới khi nó co lại. Điều này làm giảm lượng máu chảy đến phần còn lại của cơ thể. Do đó, tim có thể cố gắng bơm nhiều hơn sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở.

Triệu chứng của hở van hai lá

Hầu hết những người bị hở van hai lá mãn tính không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong một thời gian dài. Những người bị trào ngược hai lá nhẹ hoặc trung bình thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Khi các triệu chứng xảy ra, chúng phát triển dần dần. 

Khó thở là một trong những triệu chứng của bệnh hở van hai lá

Khó thở là một trong những triệu chứng của bệnh hở van hai lá

Các dấu hiệu của hở van hai lá tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng phát triển nhanh như thế nào, có thể bao gồm:

– Nghe thấy tiếng tim bất thường (tiếng đập của tim) qua ống nghe.

– Khó thở, đặc biệt là khi hoạt động mạnh hoặc khi nằm xuống.

– Thức dậy một giờ hoặc lâu hơn sau khi chìm vào giấc ngủ vì khó thở.

– Đi tiểu nhiều vào ban đêm.

– Mệt mỏi.

– Cảm giác tim đập, đánh trống ngực, cảm giác tim đập nhanh, rung rinh.

– Sưng bàn chân hoặc mắt cá chân.

Hở van hai lá thường nhẹ và diễn tiến chậm. Bạn có thể không có triệu chứng trong nhiều năm và không biết rằng bạn mắc phải tình trạng này, và nó có thể không tiến triển.

Các triệu chứng có thể bắt đầu đột ngột nếu:

– Cơn đau tim làm tổn thương các cơ xung quanh van hai lá.

– Các dây gắn cơ với van tim bị đứt.

– Van tim bị nhiễm trùng gây phá hủy một phần của van.

Khi gặp những triệu chứng trên nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây hở van tim là gì?

Nguyên nhân

Các nguyên nhân có thể gây ra hở van hai lá bao gồm:

– Sa van hai lá: Các lá van hai lá phình trở lại tâm nhĩ trái trong quá trình tim co bóp. Dị tật tim phổ biến này có thể ngăn van hai lá đóng chặt và dẫn đến trào ngược.

– Các dây mô bị hư hỏng: Theo thời gian, các dây mô neo các nắp của van hai lá vào thành tim có thể bị kéo căng hoặc rách, nhất là ở những người bị sa van hai lá. Một vết rách có thể gây rò rỉ qua van hai lá đột ngột và có thể phải điều trị bằng phẫu thuật tim. Chấn thương ở ngực cũng có thể làm đứt những dây mô này.

– Thấp khớp: Sốt thấp khớp – một biến chứng của viêm họng do liên cầu khuẩn không được điều trị có thể làm hỏng van hai lá, dẫn đến hở van này. Tuy nhiên nó có thể đến sớm hoặc muộn.

Sốt thấp khớp do nhiễm liên cầu khuẩn có thể gây hở van tim

Sốt thấp khớp do nhiễm liên cầu khuẩn có thể gây hở van tim

– Viêm nội tâm mạc: Van hai lá có thể bị tổn thương do nhiễm trùng màng trong tim (viêm nội tâm mạc).

– Đau tim: Cơn đau tim có thể làm tổn thương vùng cơ tim nâng đỡ van hai lá, ảnh hưởng đến chức năng bình thường của van. Nếu tổn thương đủ rộng, cơn đau tim có thể gây ra hở van hai lá đột ngột và nghiêm trọng.

– Bất thường của cơ tim (bệnh cơ tim): Theo thời gian, một số bệnh lý như huyết áp cao, có thể khiến tim làm việc nhiều hơn, dần dần khiến tâm thất trái của tim to ra. Điều này làm kéo căng mô xung quanh của van hai lá dẫn đến rò rỉ.

– Tổn thương: Trải qua chấn thương như trong một tai nạn có thể dẫn đến hở van hai lá.

– Dị tật tim bẩm sinh: Một số trẻ sinh ra đã bị dị tật ở tim, bao gồm hở van tim.

– Một số loại thuốc: Sử dụng một số loại thuốc kéo dài có thể gây ra chứng hở van hai lá như những loại thuốc có chứa ergotamine được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu và các bệnh lý khác.

– Xạ trị: Trong một số trường hợp hiếm hoi, xạ trị ung thư tập trung vào vùng ngực có thể dẫn đến hở van hai lá.

– Rung tâm nhĩ: Rung tâm nhĩ là một vấn đề về nhịp tim phổ biến có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra chứng hở van hai lá.

Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ bị hở van hai lá

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hở van hai lá, bao gồm:

– Tiền sử sa van hai lá hoặc hẹp van hai lá. Tiền sử gia đình mắc bệnh van cũng có thể làm tăng nguy cơ.

– Một cơn đau tim. Cơn đau tim có thể làm tổn thương tim, ảnh hưởng đến chức năng của van hai lá.

– Bệnh tim. Một số dạng bệnh tim như bệnh mạch vành, có thể dẫn đến hở van hai lá.

– Độ tuổi: Đến tuổi trung niên, nhiều người bị hở van hai lá do van bị thoái hóa tự nhiên.

Bệnh hở van hai lá có nguy hiểm không?

Khi ở mức độ nhẹ, hở van hai lá thường không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, hở van hai lá nặng có thể dẫn đến các biến chứng, bao gồm:

Suy tim

Suy tim là kết quả khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Hở van hai lá nặng gây thêm căng thẳng cho tim vì khi máu bơm ngược lại, sẽ có ít máu đi cung cấp cho cơ thể hơn theo mỗi nhịp đập. Tâm thất trái lớn hơn và nếu không được điều trị nó sẽ yếu đi. Điều này có thể gây suy tim.

Ngoài ra, áp lực trong phổi, dẫn đến tích tụ chất lỏng, làm căng bên phải của tim cũng làm tăng nguy cơ suy tim.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh hở van hai lá

Biến chứng nguy hiểm của bệnh hở van hai lá

Rung tâm nhĩ, đột quỵ

Sự giãn ra và mở rộng tâm nhĩ trái của tim có thể dẫn đến tình trạng nhịp tim không đều, khiến các buồng tim phía trên đập hỗn loạn và tăng nhanh. 

Rung tâm nhĩ có thể gây ra cục máu đông, nếu chúng vỡ ra khỏi tim và di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể, gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Đặc biệt di chuyển đến não làm tắc mạch gây như đột quỵ.

Tăng huyết áp động mạch phổi

Nếu bị hở van hai lá kéo dài không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, người bệnh có thể phát triển một loại huyết áp cao ảnh hưởng đến các mạch trong phổi (tăng áp động mạch phổi). 

Van hai lá bị rò rỉ làm tăng áp lực trong tâm nhĩ trái, cuối cùng gây tăng áp động mạch phổi. Điều này có thể dẫn đến suy tim ở phía bên phải của tim.

Chẩn đoán bệnh van hai lá như thế nào?

Bác sĩ sẽ hỏi tình hình sức khỏe và khám sức cho bạn. Sử dụng ống nghe để kiểm tra các tiếng thổi ở tim và các dấu hiệu khác của tình trạng này. Bạn cũng tiến hành một số kỹ thuật khác để chẩn đoán bệnh, bao gồm:

Siêu âm tim

Kỹ thuật này thường được sử dụng để chẩn đoán hở van hai lá. Bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị phát sóng âm thanh hướng vào tim được đặt trên ngực của bạn tạo ra hình ảnh video về trái tim đang chuyển động.

Xét nghiệm này đánh giá cấu trúc của tim, van hai lá và lưu lượng máu qua tim. Siêu âm tim giúp bác sĩ có cái nhìn cận cảnh về van hai lá và nó hoạt động tốt như thế nào. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng siêu âm tim 3-D.

Một loại siêu âm tim khác cũng có thể được thực hiện là siêu âm tim qua thực quản. Bác sĩ dùng một đầu dò nhỏ gắn vào đầu ống được đưa xuống thực quản cho phép quan sát van hai lá kỹ hơn so với siêu âm tim thông thường.

Siêu âm tim để chẩn đoán hở van hai lá

Siêu âm tim để chẩn đoán hở van hai lá

Điện tâm đồ (ECG)

Các dây điện (điện cực) gắn với miếng dính trên da để đo các xung điện từ tim. Điện tâm đồ có thể phát hiện các buồng tim mở rộng, bệnh tim và nhịp tim bất thường.

Chụp X-quang phổi

Kỹ thuật này cho phép bác sĩ xác định xem tâm nhĩ trái hoặc tâm thất trái có mở rộng hay không. Đây là các dấu hiệu có thể có của chứng hở van hai lá.

MRI tim

MRI tim sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết về tim. Nó có thể được sử dụng để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và đánh giá kích thước, chức năng của tâm thất trái.

CT tim

Chụp mạch CT có thể được thực hiện ở ngực, bụng và xương chậu để xác định xem người bệnh có thể sửa van hai lá bằng phẫu thuật hay không.

Một số kỹ thuật kiểm tra tim

Giúp đo lường khả năng chịu đựng hoạt động của tim và theo dõi phản ứng đối với các hoạt động gắng sức.

Điều trị hở tim hai lá như thế nào?

Tùy theo mức độ của bệnh, tình trạng sức khỏe mà người bệnh được bác sĩ chỉ định điều trị theo phương pháp nào.

Chúng bao gồm: sử dụng thuốc, sử van hai lá hay là thay van hai lá.

Xem thêm: Điều trị hở van hai lá

Điều trị hở van hai lá

Điều trị hở van hai lá

Ngăn ngừa hình thành bệnh hở van hai lá

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng hở van hai lá. Vì vậy, mọi người cần chú ý những điều sau để không gây ra bệnh tim này:

– Điều trị bệnh cảm cúm, cảm lạnh thông thường – nguyên nhân là do liên cầu khuẩn mà nhiều người bệnh thường xuyên chủ quan có thể gây ra sốt thấp khớp.

– Tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách tập thể dục thường xuyên. Điều này vừa giúp cơ thể khỏe mạnh vừa tạo niềm vui trong cuộc sống.

– Hạn chế căng thẳng: Điều quan trọng là học cách đối phó với căng thẳng một cách lành mạnh. Những cơn căng thẳng quá mức có thể dẫn đến cơn đau tim hoặc đau ngực ở một số người. Vì vậy hãy cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi để có cuộc sống tinh thần tốt nhất.

– Hút thuốc làm tăng nguy cơ đau tim. Dù việc nói thì dễ hơn làm nhưng hãy hạn chế những điếc thuốc hít vào của bạn dần dần để cải thiện sức khỏe tim mạch của mình.

Trên đây là những thông tin cơ bản về hở van hai lá. Mong rằng bài viết cung cấp cho bạn những cái nhìn tổng quan nhất về căn bệnh này. Hãy chú ý những triệu chứng của bệnh để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị tốt nhất.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *