Hội chứng tăng động, giảm chú ý – Ba mẹ chớ có chủ quan

Trẻ tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp.

Trẻ tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp. Việc trẻ quá hiếu động hay không chú ý một vấn đề gì đó khiến không ít bậc cha mẹ cảm thấy mệt mỏi trong việc chăm sóc và dạy dỗ. Đừng bỏ lỡ thông tin giúp bạn hiểu hơn về chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ và cách khắc phục hiệu quả.

1. Tăng động giảm chú ý là gì? Nguyên nhân gây ra?

Tăng động giảm chú ý (ADHD – Attention Deficit Hyperactive Disorder) được định nghĩa là một loạt các rối loạn tâm thần thuộc loại phát triển thần kinh khiến trẻ bị mất tập trung, khó kiểm soát hành động của bản thân, chúng thường xuyên phấn khích, khó ngồi yên một chỗ.

Nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ trẻ bị tăng động, giảm chú ý chiếm khoảng 3 – 8%, lứa tuổi trẻ phát hiện mắc hội chứng này thường ở độ tuổi bắt đầu đi học tiểu học, 6-7 tuổi. Tỉ lệ bé trai mắc bệnh cao gấp 3 lần bé gái.

Trẻ tăng động giảm chú ý thường khó tập trung làm một việc gì đó

Trẻ tăng động giảm chú ý thường khó tập trung làm một việc gì đó

Trẻ mắc hội chứng tăng động, giảm chú ý này là do thiếu hụt chức năng điều hành của não bộ, bởi 1 số nguyên nhân như:

– Bất thường về cấu trúc não: Kích thước của một số vùng vỏ não trước trán, vùng nhân đuôi, tiểu não nhỏ hơn so với ở trẻ bình thường.

– Thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh trong não, chủ yếu là thiếu GABA, một chất dẫn truyền ức chế quan trọng của cơ thể.

– Yếu tố di truyền: Nếu gia đình từng có người mắc chứng tăng động giảm chú ý thì nguy cơ trẻ sinh ra sẽ có tỷ lệ mắc hội chứng này cao hơn.

– Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bị căng thẳng, stress nhiều, lạm dụng rượu, bia, ma túy, thuốc lá hoặc trẻ bị nhẹ cân khi sinh… thì khả năng mắc rối loạn có thể cao hơn những trẻ khác.

2. Các triệu chứng của trẻ tăng động, giảm chú ý

Các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện từ khi trẻ còn nhỏ, tuy nhiên dễ nhầm lẫn với hiếu động đơn thuần:

– Hiếu động quá mức: Trẻ có thể leo trèo khắp nơi, không kể nguy hiểm và lời dọa nạt của người lớn. Trẻ dường như có một nguồn năng lượng vô tận, hoạt động liên tục không biết mệt, không thể ngồi yên một chỗ.

– Hấp tấp trong hành vi: Trẻ khó khăn khi chờ đợi, thường chen ngang trả lời khi người khác chưa hỏi xong, thích phá đám các hoạt động mà mình không tham gia. Chúng hành động mà không suy nghĩ, hấp tấp, nóng vội và bất cẩn trong mọi việc.

– Khó kiềm chế cảm xúc, dễ nổi nóng, có các hành động quá khích, vượt quá giới hạn như la hét, giật tóc, xô xát hay đánh bạn, thậm chí cào cấu cả người lớn.

– Thiếu tập trung, giảm chú ý: Trẻ dễ bị phân tâm, thu hút bởi nhiều thứ xung quanh nhưng không giữ được lâu và nhanh chóng chuyển sang sở thích mới. Đôi khi chỉ một tiếng động nhỏ hay một đồ vật lạ đặt cũng khiến trẻ bị phân tâm. Sự thiếu tập trung này cũng khiến trẻ ít khi hoàn thành nhiệm vụ, nhiều khi chúng không kiên trì và bỏ dở công việc giữa chừng. 

Hội chứng tăng động, giảm chú ý khiến trẻ thiếu kiên trì khi làm việc

Hội chứng tăng động, giảm chú ý khiến trẻ thiếu kiên trì khi làm việc

– Khả năng ghi nhớ kém: Trẻ tăng động rất thông minh nhưng không chú ý đến xung quanh, thường xuyên quên công việc, bài tập thường ngày, dễ mắc lỗi khi làm bài tập.

– Chậm phát triển ngôn ngữ: Giai đoạn đầu, trẻ có thể nói rất nhiều nhưng càng về sau thì lại ít nói hơn, nói chậm lại, nói ngọng, không rõ từ ngữ.

– Rối loạn về giấc ngủ: Trẻ tăng động thường nhạy cảm với các âm thanh, dễ bị thu hút bởi những tiếng động xung quanh, khó đi vào giấc ngủ, có thể tỉnh dậy bất chợt và khóc không rõ nguyên nhân

– Trẻ khó khăn khi phải làm quen với những thay đổi như đi ngủ đúng giờ, điều này khiến trẻ cảm thấy khó chịu và có thể chống đối.

3. Phân biệt trẻ tăng động và trẻ hiếu động đơn thuần

Trẻ tăng động hay hiếu động đơn thuần đều khá là nghịch ngợm, chúng hoạt động, chạy nhảy, nói chuyện liên tục, cha mẹ cần chú ý phân biệt để xác định sớm vấn đề ở trẻ, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, giúp con phát  triển bình thường:

– Trẻ hiếu động đơn thuần: Có sự phát triển tốt về mọi mặt như thể chất, tinh thần và trí tuệ. Những trẻ hiếu động thường chỉ tỏ ra nghịch ngợm, quậy phá ở môi trường quen thuộc, ví dụ như trẻ có thể quậy ở nhà nhưng sẽ trở nên đặc biệt ngoan ngoãn, thậm chí là nhút nhát, sợ sệt khi đến trường hay đến chơi ở nhà người lạ. Trẻ có sự tập trung và thích nghi tốt với môi trường, nghe lời, tuân thủ kỷ luật và kiểm soát được các hành vi của mình.

– Trẻ tăng động: Không tuân thủ kỷ luật, hành động nghịch ngợm quậy phá ở bất kỳ nơi nào. Chúng chỉ làm theo ý mình mà không hề quan tâm đến xung quanh. Khả năng thích nghi và tập trung của trẻ kém, không kiểm soát được hành vi và cảm xúc, cùng với đó là chậm phát triển về ngôn ngữ và trí tuệ.

Cha mẹ cần phân biệt trẻ tăng động hay hiếu động

Cha mẹ cần phân biệt trẻ tăng động hay hiếu động

4. Cần làm gì để chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý?

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có thể bị cô đơn do thiếu sự thấu hiểu, quan tâm của mọi người xung quanh. Do thiếu sự tập trung, trẻ không hoàn thành tốt bài tập, công việc được giao phó, chúng dễ rơi vào tuyệt vọng, cảm thấy bị cô lập, thất bại. Ở thời điểm này, sự hỗ trợ của cha mẹ là vô cùng quan trọng, giúp con nhanh chóng cải thiện những triệu chứng này:

– Thường xuyên tâm sự, trò chuyện và khuyến khích trẻ kể về những khó khăn của bản thân là cách để cha mẹ thêm thấu hiểu trẻ, từ đó đưa ra những lời khuyên giúp trẻ xử lý mọi vấn đề tốt hơn.

– Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể để có thêm nhiều bạn bè, rèn luyện tính kiên nhẫn, học cách chờ tới lượt của mình. Nên khuyến khích trẻ, cùng trẻ chơi các trò chơi như đá bóng, cầu lông, bóng chuyền… cùng bạn bè và người thân.

– Tạo lập thời gian biểu cụ thể: Thiết lập thời gian biểu cụ thể, cùng con thực hiện cho từng nhiệm vụ trong ngày, giúp trẻ tập trung chú ý và rèn luyện kĩ năng tổ chức, sắp xếp công việc.

– Khen ngợi đúng lúc: Không nên tiếc lời khen, khích lệ cho trẻ như con làm tốt lắm, giỏi lắm, ba mẹ rất tự hào về con, ba mẹ yêu con… để khích lệ trẻ tiếp tục cố gắng. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể thưởng cho trẻ bằng việc mua cho trẻ một cuốn sách, một món đồ chơi, tổ chức một buổi dã ngoại…

Thường xuyên khen ngợi, khích lệ trẻ

Thường xuyên khen ngợi, khích lệ trẻ

– Không quát mắng trẻ: Khi trẻ làm sai, chúng có thể khiến ba mẹ nhiều khi phát điên lên, khó kiềm chế được cảm xúc và quát mắng trẻ, thậm chí là không nhịn được mà tét mông trẻ. Tuy nhiên, trẻ tăng động thường có lòng tự trọng rất cao, tâm lý cũng rất nhạy cảm. Do vậy, không nên chê bai hay quát mắng trẻ, nên nhắc nhở nhẹ nhàng, đưa ra các hình phạt đơn giản như  không cho trẻ xem chương trình yêu thích, không cho trẻ đi chơi…

Tăng động, giảm chú ý ảnh hưởng rất nhiều đến học tập, hành vi và tính cách trong tương lai của trẻ. Do đó, ngay khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện trên, cha mẹ nên đưa con tới các phòng khám chuyên khoa tâm lý, bệnh viện uy tín để được thăm khám và kết luận chính xác. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên đồng hành cùng con trong việc điều trị bệnh này để bệnh nhanh chóng khỏi

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *