Lồng ruột ở trẻ – Cảnh báo mức độ nguy hiểm

Lồng ruột ở trẻ là gì?

Lồng ruột ở trẻ là gì?

Lồng ruột là nguyên nhân phổ biến gây tắc ruột ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nếu không biết và có phương pháp điều trị thích hợp, trẻ có thể gặp những nguy hiểm. Vậy lồng ruột là do đâu? Cách nhận biết và khắc phục như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé!

I. Lồng ruột ở trẻ em là gì?

Lồng ruột là một tình trạng nghiêm trọng, trong đó một phần của ruột (thường là ruột non) trượt vào một phần liền kề cạnh đó. Hiện tượng lồng với nhau này thường chặn thực phẩm hoặc chất lỏng đi qua. Tình trạng này làm cắt đứt nguồn cung cấp máu cho phần ruột bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến rách ruột (thủng), nhiễm trùng và chết mô ruột.

Bệnh lồng ruột có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ từ 5-9 tháng tuổi, nhất là những trẻ bụ bẫm. Tỷ lệ này sẽ giảm đi khi số tuổi càng tăng. Bé trai thường dễ mắc bệnh hơn là gái.

Lồng ruột là nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc ruột ở trẻ em dưới 3 tuổi. Tuy nhiên nguyên nhân của hầu hết các trường hợp lồng ruột ở trẻ em là không rõ.

II. Triệu chứng lồng ruột ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu đầu tiên của lồng ruột ở một trẻ sơ sinh khỏe mạnh có thể là đột ngột khóc to, la hét do đau bụng. Trẻ sơ sinh bị đau bụng có thể kéo đầu gối vào ngực khi trẻ khóc.

Triệu chứng lồng ruột ở trẻ

Triệu chứng lồng ruột ở trẻ

Cơn đau lồng ruột đến và đi, trẻ có thể ngừng khóc một lúc và dường như cảm thấy dễ chịu hơn, ban đầu thường từ 15 đến 20 phút một lần. Theo thời gian những cơn đau này kéo dài hơn và xảy ra thường xuyên hơn.

Các dấu hiệu và triệu chứng thường xuyên khác của lồng ruột bao gồm:

– Phân có lẫn máu và chất nhầy, đôi khi được gọi là phân thạch nho vì màu sắc và bề ngoài của nó.

– Nôn mửa, da xanh tái, lờ đờ.

– Cảm giác có một khối u ở bụng.

– Yếu ớt hoặc thiếu năng lượng.

– Tiêu chảy.

Không phải trẻ nhỏ nào cũng có tất cả các triệu chứng trên. Một số trẻ không đau rõ ràng, và một số trẻ không đi ngoài ra máu hoặc cảm giác có khối u ở bụng.

Lồng ruột cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Nếu con bạn có các dấu hiệu đau bụng bao gồm các cơn kéo đầu gối vào ngực và khóc lặp đi lặp lại, hãy đến cơ sở y tế để được kiểm tra.

III. Nguyên nhân gây lồng ruột ở trẻ là gì?

Ruột có hình dạng giống như một ống dài. Trong lồng ruột, một phần của ruột trượt vào bên trong một phần liền kề. Điều này đôi khi được gọi là kính thiên văn vì nó tương tự như cách một kính thiên văn có thể thu gọn trượt lại với nhau.

Trong phần lớn các trường hợp lồng ruột ở trẻ em khoảng 90% là không tìm được nguyên nhân. Lồng ruột xảy ra thường xuyên hơn vào mùa thu và mùa đông và vì nhiều trẻ em mắc bệnh này cũng có các triệu chứng giống như bệnh cúm, một số người nghi ngờ virus như rotavirus có thể đóng một vai trò nào đó trong tình trạng này. Các yếu tố khác có thể tác động như bất thường về giải phẫu ở ruột, tiền sử đã bị mắc lồng ruột, viêm dạ dày ruột… Rối loạn đường ruột là tình trạng ruột không phát triển hoặc cấu trúc không chính xác, và nó làm tăng nguy cơ lồng ruột.

Nguyên nhân lồng ruột ở trẻ có thể do polyp, khối u

Nguyên nhân lồng ruột ở trẻ có thể do polyp, khối u

Ở trẻ em dưới 3 tháng tuổi hoặc trên 5 tuổi, lồng ruột có nhiều khả năng là do một tình trạng tiềm ẩn như hạch bạch huyết mở rộng, khối u hoặc có vấn đề về mạch máu trong ruột.

IV. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh lồng ruột

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị lồng ruột

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị lồng ruột

Khi hiện tượng này xảy ra, nó gây nên tình trạng ứ trệ thức ăn hay còn gọi là tắc ruột. Trong khi đó mỗi đoạn ruột đều cần mạch máu để nuôi dưỡng do đó, lồng ruột có thể cắt đứt nguồn cung cấp máu cho phần ruột bị ảnh hưởng. Nếu không được điều trị, thiếu máu sẽ làm chết các mô của thành ruột. Theo nghiên cứu thấy rằng nếu được xử lý trước 48 giờ thì chỉ có 2,5% khối lồng bị hoại tử. Tuy nhiên nếu ngày càng để lâu như sau 72 giờ thì con số này lên đến 80%. Mô chết dẫn đến rách (thủng) thành ruột, có thể gây nhiễm trùng niêm mạc khoang bụng (viêm phúc mạc), nguy cơ gây tử vong cho trẻ là rất cao.

Viêm phúc mạc là một tình trạng đe dọa tính mạng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm phúc mạc bao gồm:

– Đau bụng, chướng bụng.

– Sốt, nôn mửa

– Sốc với các biểu hiện: Da mát lạnh, có thể tái nhợt hoặc xám,mạch yếu và nhanh, hơi thở bất thường có thể chậm và nông hoặc rất nhanh, lo lắng hoặc kích động và bơ phờ Trẻ bị sốc có thể còn ý thức hoặc bất tỉnh.

V. Chẩn đoán lồng ruột ở trẻ như thế nào?

Chẩn đoán lồng ruột ở trẻ như thế nào?

Chẩn đoán lồng ruột ở trẻ như thế nào?

Bác sĩ sẽ thăm hỏi các triệu chứng và các vấn đề liên quan. Sau đó đặc biệt chú ý đến bụng, sờ vùng bụng xem có chướng, khối u hình như xúc xích trong bụng hay không. Bác sĩ có thể yêu cầu những kỹ thuật khác để chẩn đoán chính xác như siêu âm, chụp x quang, chụp cắt lớp vi tính (CT)… Nó có thể phát hiện tắc ruột do lồng ruột, được thể hiện qua hình ảnh, thường sẽ hiển thị một “mắt bò”, đại diện cho ruột cuộn trong ruột. Hình ảnh bụng cũng có thể cho thấy nếu ruột đã bị rách (thủng).

Nếu trẻ trông rất ốm, cho thấy có tổn thương ở ruột, bác sĩ phẫu thuật có thể đưa trẻ đến phòng mổ ngay để sửa đoạn ruột bị tắc.

VI. Điều trị trẻ bị lồng ruột ở trẻ như thế nào?

Lồng ruột thường xảy ra như một cấp cứu y tế. Cần phải chăm sóc y tế khẩn cấp để tránh mất nước và sốc nặng, cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng có thể xảy ra khi một phần ruột chết do thiếu máu.

Các lựa chọn điều trị cho chứng lồng ruột có thể bao gồm:

1. Sử dụng thuốc, thụt tháo

Khi trường hợp nhẹ các triệu chứng không rầm rộ, hình ảnh siêu âm cho thấy không cần can thiệp phẫu thuật thì bác sĩ sẽ thực hiện thụt tháo, giãn cơ trơn, sử dụng thuốc. Yêu cầu kiểm tra lại sau 4-6 tiếng thực hiện. Đây là cả một quy trình chẩn đoán và điều trị.

– Trong thuốc xổ bari là một hỗn hợp lỏng được sử dụng thay vì thụt tháo không khí để khắc phục sự tắc nghẽn thức ăn… Nếu thuốc xổ có tác dụng, thường không cần điều trị thêm.

– Trong phương pháp thụt tháo bằng không khí, các bác sĩ đặt một ống mềm nhỏ vào trực tràng (nơi tống phân ra ngoài) và đưa không khí qua ống này. Không khí đi vào ruột và đi ra ngoài ruột trên phim chụp X-quang.. Đồng thời, áp lực của không khí sẽ làm mở đoạn ruột từ trong ra ngoài và chữa tắc nghẽn.

Pháp thụt tháo bằng không khí điều trị lồng ruột ở trẻ

Pháp thụt tháo bằng không khí điều trị lồng ruột ở trẻ

Phương pháp điều trị này thực sự có thể khắc phục chứng lồng ruột 90% ở trẻ em và không cần điều trị thêm. Nếu ruột bị rách (thủng), không thể sử dụng quy trình này.

Ở những trẻ xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng nhưng chưa có biến chứng nguy hiểm, thuốc không có hiệu quả bác sĩ có thể thực hiện bơm hơi để tháo lồng. Khi thực hiện xong khoảng 2 giờ, trẻ sẽ hoàn toàn tỉnh táo. Tuy nhiên cần theo dõi các biểu hiện của trẻ như nôn, sốt, đau bụng, tiêu chảy… để xem trẻ có bị tái phát hay không. Lồng ruột tái phát tới 20% và việc điều trị sẽ phải lặp lại cho nên cần đặc biệt chú ý.

2. Phẫu thuật

Trong một số trường hợp như ruột bị rách, biện pháp thụt tháo không thành công trong việc khắc phục vấn đề, có nguy cơ dẫn đến tắc ruột, thì phẫu thuật được chỉ định.

Phẫu thuật điều trị lồng ruột ở trẻ

Phẫu thuật điều trị lồng ruột ở trẻ

Bác sĩ phẫu thuật sẽ giải phóng phần ruột bị mắc kẹt, thông tắc và nếu cần thiết, loại bỏ bất kỳ mô ruột nào đã chết. Trẻ có thể được mổ nội soi hoặc mổ mở, tuy nhiên bác sĩ vẫn ưu tiên mổ mở hơn khi việc tháo lồng thất bại. Trong khi tiến hành phẫu thuật nếu thấy ruột của trẻ còn hồng hào, trẻ sẽ được tháo lồng. Nhưng nếu đã thủng hoặc hoại tử… cắt bỏ đoạn ruột bị chế, khâu nối ruột sẽ được thực hiện. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho những người bị bệnh nặng.

Sau khi tiến hành trẻ cần nhịn ăn trong vòng 1-2 ngày nên cần cho ăn qua đường tĩnh mạch đến khi có thể ăn và đi tiêu bình thường. Đồng thời phải sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng, thuốc giảm đau, bù nước điện giải và chăm sóc vết mổ, cắt chỉ sau 1 tuần.

Trong một số trường hợp, lồng ruột có thể tạm thời và tự khỏi mà không cần điều trị. Nếu trẻ bị lồng ruột tái phát nhiều lần trong 1 năm, trẻ cần được tiến hành kiểm tra đánh giá những nguyên nhân thực thể như polyp, có khối u ở ruột không để có hướng xử lý kịp thời.

VII. Phòng tránh lồng ruột ở trẻ như thế nào?

Vì nguyên nhân dẫn đến lồng ruột ở trẻ không rõ ràng nên không có giải pháp dự phòng đặc hiệu nào. Điều quan trọng là nên có hiểu biết về bệnh để nhận ra những dấu hiệu bất thường của trẻ, đưa đến cơ sở y tế kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trên đây là những thông tin cần thiết về lồng ruột ở trẻ nhỏ. Ba mẹ nên nắm kỹ để có giải pháp kịp thời khi có những vấn đề có thể xảy ra.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *