Rối loạn tiêu hóa – Tất tần tật những thông tin cần biết

Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ nhỏ, người lớn và người cao tuổi. Bệnh làm xuất hiện các triệu chứng cơ bản như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi… Vậy nguyên nhân là do đâu? Cách khắc phục như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

I. Rối loạn tiêu hóa là gì?

Đường tiêu hóa trải dài từ miệng đến hậu môn. Rối loạn tiêu hóa là một nhóm các tình trạng xảy ra khi hệ tiêu hóa hoạt động không bình thường. Chúng có thể chia làm 2 loại: rối loạn đường tiêu hóa cấu trúc và rối loạn tiêu hóa chức năng.

– Rối loạn đường tiêu hóa cấu trúc xảy ra khi có những bất thường về cấu trúc trong hệ tiêu hóa, khiến hệ tiêu hóa không thể hoạt động bình thường.

– Trong rối loạn tiêu hóa chức năng, đường tiêu hóa dường như bình thường về cấu trúc nhưng lại không hoạt động tốt.

II. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là gì?

1. Rối loạn tiêu hóa chức năng

Đây là những vấn đề phổ biến nhất ảnh hưởng đến đường tiêu hóa (bao gồm ruột kết và trực tràng). Nhiều yếu tố có thể làm rối loạn đường tiêu hóa và khả năng hoạt động của nó (khả năng co bóp), bao gồm:

– Chế độ ăn: Chế độ ăn uống ít chất xơ, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm chế biến sẵn chứa chất bảo quản… có thể tác động xấu đối với đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng FODMAPS cao có thể gây rối loạn tiêu hóa do chúng hấp thu kém ở ruột, hút thêm nước vào ruột và nhanh chóng bị vi khuẩn lên men.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều tới chức năng hệ tiêu hóa

Chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều tới chức năng hệ tiêu hóa

– Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Trong hệ thống tiêu hóa có vi khuẩn có lợi giúp điều hòa quá trình tiêu hóa, thức ăn được hấp thu nhanh hơn. Tuy nhiên có một số nguyên nhân gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột này như lạm dụng kháng sinh, tiêu diệt hết vi khuẩn có lợi dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

– Thay đổi thói quen ăn uống: Một số người có bụng dạ khá nhạy cảm, khi tiêu thụ những thực phẩm lạ có thể khiến đường ruột khó chịu, đau bụng, thậm chí là tiêu chảy.

– Thai kỳ: Trong những giai đoạn đầu khi mang thai hormon ở phụ nữ dần dần thay đổi có thể dẫn đến tình trạng táo bón, ốm nghén gây buồn nôn…

– Căng thẳng: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm đại tràng co thắt, người bệnh bị gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đặc biệt khi căng thẳng.

Căng thẳng cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa

Căng thẳng cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa

– Việc lạm dụng thuốc chống tiêu chảy, theo thời gian, làm suy yếu các chuyển động của cơ ruột được gọi là nhu động làm xuất hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

– Uống không đủ nước: Nước rất quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa vì nó giúp làm sạch đường ruột. Đặc biệt, nước làm mềm phân, giúp ngăn ngừa táo bón. Nước còn hỗ trợ hệ tiêu hóa bằng cách giúp phân hủy thức ăn, hỗ trợ đường tiêu hóa hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh và hiệu quả hơn. Nếu không uống đủ nước, bạn sẽ gặp các loại vấn đề về tiêu hóa. 

2. Rối loạn tiêu hóa cấu trúc

Rối loạn chức năng không tìm thấy các tổn thương trong niêm mạc đường tiêu hóa, tuy nhiên nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa cấu trúc khiến đường ruột bị tổn thương gây những biểu hiện nghiêm trọng. Chúng bao gồm:

– Viêm đại tràng, viêm ruột: Chúng gây viêm niêm mạc đường tiêu hóa dẫn đến những triệu chứng rối loạn như tiêu chảy, thỉnh thoảng táo bón, đau quặn bụng…

Viêm ruột gây rối loạn tiêu hóa

Viêm ruột gây rối loạn tiêu hóa

– Polyp đại tràng và ung thư: Những khối u xuất hiện trong đường tiêu hóa cũng cản trở hoạt động bình thường của nó. Hầu hết các dạng ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu không gây ra triệu chứng, tuy nhiên trong những trường hợp tiến triển có thể khiến bạn thay đổi thói quen đi tiêu bình thường, đau bụng, mệt mỏi…

– Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa như bệnh gan, viêm túi thừa, bệnh crohn…

III. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa rõ ràng là khác nhau ở từng tình trạng và từng người. Nó phụ thuộc vào nguyên nhân, sức khỏe và đáp ứng của từng người bệnh. Tuy nhiên, một số triệu chứng thường gặp đối với hầu hết các vấn đề về đường tiêu hóa. Chúng bao gồm:

1. Khó chịu ở bụng (đầy hơi, đau hoặc co thắt vùng bụng)

Đây là biểu hiện phổ biến nhất của chứng rối loạn tiêu hóa. Người bệnh có thể xuất hiện cơn đau bụng âm ỉ, đến dữ dội, đau từng cơn hoặc liên tục kéo dài tùy theo nguyên nhân. Cơn đau có thể khu trú tại một vị trí nhất định ở vùng bụng hoặc lan tỏa toàn bụng.

Biểu hiện phổ biến của rối loạn tiêu hóa là đau bụng

Biểu hiện phổ biến của rối loạn tiêu hóa là đau bụng

2. Bụng đầy hơi

Dấu hiệu thứ hai để nhận biết rối loạn tiêu hóa là chứng đầy hơi. Thức ăn chậm tiêu hóa tiếp xúc với những vi khuẩn trong đường ruột bị lên men sinh ra hơi. Từ đó khiến cơ thể bị ợ hơi, ợ chua, đau dạ dày, hôi miệng…

3. Tiêu chảy, táo bón

Khi đường tiêu hóa bị tổn thương, ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, cơ thể sẽ phản ứng lại, đào thải chúng ra ngoài một cách nhanh nhất. Trong một số trường hợp thì lại gây táo bón khi cơ thể không đủ chất xơ.

4. Nôn và buồn nôn

Một trong những triệu chứng khác là buồn nôn, nôn. Cơ thể cảm thấy khó chịu, kích thích niêm mạc, trào ngược lên thực quản dẫn đến buồn nôn và nôn.

Rối loạn tiêu hóa còn gây buồn nôn

Rối loạn tiêu hóa còn gây buồn nôn

5. Triệu chứng khác

Ngoài những biểu hiện trên người bệnh còn gặp một số tác động toàn thân khác như chán ăn, ăn không ngon, mệt mỏi, khó nuốt, giảm cân…

IV. Rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?

Rối loạn tiêu hóa chức năng không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng nếu diễn ra liên tục, kéo dài có thể trở nên mãn tính. Lúc này việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Tuy nhiên rối loạn tiêu hóa cấu trúc có những tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa như viêm niêm mạc đường ruột… Nếu không có biện pháp điều trị có nguy cơ thủng dẫn đến xuất huyết gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy, khi tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, sử dụng những biện pháp cơ bản không cải thiện được bệnh thì nên đến cơ sở y tế để chẩn đoán tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.

V. Điều trị rối loạn tiêu hóa như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà người bệnh có phương pháp điều trị thích hợp. Chúng bao gồm:

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống để điều trị rối loạn tiêu hóa

Thay đổi chế độ ăn uống để điều trị rối loạn tiêu hóa

Những thực phẩm khiến bạn nhạy cảm như sữa, nước ngọt… nên hạn chế khỏi bữa ăn. Đồng thời lựa chọn những thực phẩm an toàn vệ sinh, hạn chế ăn hàng quán không đảm bảo… để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.

2. Thay đổi chế độ sinh hoạt

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa. Vì vậy nên xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để hạn chế căng thẳng, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi cùng là biện pháp giúp điều trị tốt chứng rối loạn tiêu hóa.

3. Sử dụng thuốc, thực phẩm bổ sung

– Thực phẩm bổ sung lactase: Nếu sữa đang gây ra rối loạn tiêu hóa hãy uống những viên hoặc giọt thuốc tiêu hóa lactose ngay trước khi ăn để giúp bạn tiêu hóa lactose (đường chính trong thực phẩm từ sữa).

– Thuốc hỗ trợ tiêu hóa chứa các enzyme tiêu hóa amylase, papain… giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận tiện hơn.

– Thuốc cầm tiêu chảy như Simethicone giúp làm giảm triệu chứng đi ngoài, ngăn ngừa tình trạng mất nước.

– Chế phẩm chứa probiotic: Chúng chứa vi khuẩn “thân thiện” có thể giúp tiêu hóa. Bên cạnh đó có thể bổ sung bằng sữa chua, dưa muối.

Bổ sung probiotic cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Bổ sung probiotic cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh

4. Điều trị các bệnh lý

Một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là tổn thương cấu trúc đường ruột. Lúc này người bệnh cần điều trị tận gốc, ngăn ngừa phản ứng viêm, bảo vệ niêm mạc. Từ đó tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ được cải thiện.

VI. Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa như thế nào?

Tình trạng tiêu hóa có thể lại tái phát nếu như gặp phải những nguyên nhân mà bạn đã mắc phải. Vì vậy nên thực hiện những biện pháp dưới đây để ngăn ngừa chứng rối loạn tiêu hóa.

Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa

Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa

– Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

– Ăn chậm nhai kỹ, ăn chín uống sôi cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm thiểu sự xâm nhập của ký sinh trùng vào đường ruột.

– Không nằm ngay sau khi.

– Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể bao gồm cả đạm, đường, lipid.

– Tập thể dục thường xuyên để tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật.

– Xây dựng chế độ làm việc thoải mái, vui vẻ, giao tiếp với người khác để hạn chế căng thẳng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về rối loạn tiêu hóa. Mong rằng nó có thể giúp ích được cho bạn. Chúc bạn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *