Chăm sóc rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Rối loạn tiêu hóa không chỉ xảy ra ở người lớn mà nó còn xuất hiện tương đối nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng này kéo dài có nguy cơ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển và suy giảm hệ thống miễn dịch. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến điều này? Cách điều trị hay chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa như thế nào? Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu qua bài viết sau đây:

I. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là gì?

Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa lên tới 47%. Trong khi đó nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương thì con số là khoảng 50% với trẻ dưới 12 tháng tuổi. Nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi trẻ sơ sinh bị ít nhất một lần rối loạn tiêu hóa lên tới 70%.

Một số rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất trong vài tháng đầu đời là tình trạng nôn trớ, đầy bụng, đau bụng. Ở những trẻ nhỏ lớn hơn có thể gặp chứng khó tiêu, tiêu chảy, nôn mửa, táo bón.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ như thế nào?

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ như thế nào?

Khi có những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như trên, ba mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế sản khoa để chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp điều trị thích hợp. Không được tự ý sử dụng thuốc cầm tiêu chảy, hay các bài thuốc dân gian để điều trị cho trẻ.

Nếu không có biện pháp thích hợp, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ kém hấp thu các chất từ đó gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả về trí não và thể chất.

II. Các tình trạng rối loạn tiêu hóa phố biến và cách khắc phục

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh có thể tách riêng nhau và do những nguyên nhân khác nhau. Từ đó với mỗi trường hợp sẽ có cách khắc phục phù hợp.

1. Trẻ bị nôn trớ

Trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ

Trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ

– Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến trẻ hay bị nôn trớ là bộ máy tiêu hóa ở trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện và đang được phát triển theo thời gian. Cơ vòng thực quản là van ngăn thức ăn từ dạ dày lên thực quản. Do trẻ sơ sinh đang dần hoàn thiện nên chức năng của cơ vòng chưa hoàn thiện khiến cho trẻ bị trớ hay nôn mửa. Vì vậy mà trớ trở thành một vấn đề tiêu hóa phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ thường quậy, nghịch sau khi ăn nên rất dễ dẫn đến tình trạng này.

Một số nguyên nhân khác như trẻ ăn quá no, các cữ bú gần nhau, ba mẹ chuyển loại sữa không phù hợp cho con.

– Cách xử lý

Ba mẹ nên chú ý những giải pháp thông thường sau đây:

+ Cho trẻ bú ở tư thế thẳng đứng sẽ hạn chế được tình trạng trào ngược.

+ Cố gắng làm cho trẻ ợ hơi thường xuyên nhất có thể trong khi bú.

+ Dù là sữa công thức hoặc sữa mẹ, cũng nên cho trẻ bú nhiều lần thay vì 1 lần quá nhiều. Tăng tần suất các lần cho ăn để đảm bảo dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ.

+ Hạn chế để trẻ chạy nhảy, nghịch ngay sau khi ăn. Cố gắng giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng ít nhất nửa giờ sau khi bú.

2. Đầy bụng

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng, nhiều hơi

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng, nhiều hơi

– Nguyên nhân

Đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên cơ thể trẻ sơ sinh đang học cách tiêu hóa thức ăn. Vì vậy chúng có xu hướng nạp nhiều khí hơn người lớn. Bên cạnh đó là tình trạng nuốt không khí nhiều do ngậm vú không đúng cách, do khóc nhiều. Khi trẻ bị táo bón cũng có thể khiến sinh nhiều khí hơn bình thường.

– Cách khắc phục

Chứng đầy hơi sẽ giảm bớt khi trẻ được khoảng 3-4 tháng tuổi hoặc bắt đầu tự lật. Sự phát triển này giúp loại bỏ bất kỳ lượng khí nào bị mắc kẹt trong ruột một cách tự nhiên. Tuy nhiên để giảm cảm giác khó chịu ở trẻ nhỏ, ba mẹ có thể thực hiện những điều sau đây:

+ Xoa bóp bụng cho trẻ.

+ Cầm chân con và thực hiện tư thế đạp chân nhẹ nhàng để giúp giải phóng không khí bị mắc kẹt.

+ Nếu bạn cho trẻ bú bình, hãy đảm bảo bạn sử dụng đúng kích cỡ núm vú để giảm lượng không khí hút vào.

3. Tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy

– Nguyên nhân

Tiêu chảy là một trong những rối loạn tiêu hóa ở trẻ em đáng lo ngại nhất nhưng lại phổ biến nhất. Nó có thể khiến trẻ thường xuyên bị đi ngoài ra nước hoặc phân lỏng. Tình trạng diễn ra liên tục có thể nhanh chóng dẫn đến mất nước nghiêm trọng và cần được giải quyết ngay lập tức. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là Rotavirus.

Một số nguyên nhân khác như trẻ không dung nạp lactose có trong sữa, mắc hội chứng kém hấp thu…

– Cách khắc phục

Ba mẹ cần đảm bảo rằng con bạn vẫn đủ nước bằng cách tiếp tục cho bú sữa hoặc sữa công thức với lượng nhỏ nhưng thường xuyên. Đồng thời cắt giảm chất rắn tạm thời cho đến khi dạ dày của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được nghỉ ngơi đầy đủ.

4. Đau bụng

Trẻ bị đau bụng

Trẻ bị đau bụng

Đây là triệu chứng mà với những đứa trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ ba mẹ không nhận ra trực tiếp được vì trẻ chưa biết nói. Vì vậy, ba mẹ cần chú ý đến những biểu hiện của con như khóc, mặt trẻ đỏ, ở tư thế chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt.

– Nguyên nhân

Nguyên nhân có thể do một số tình trạng bệnh lý như táo bón, đầy hơi, hội chứng không dung nạp thực phẩm…

– Cách xử lý

+ Chơi với con: Cách an ủi trẻ sơ sinh tự nhiên nhất là để trẻ ở gần bạn. Mặc quần áo cho con được coi là một trong những cách hữu ích nhất. Bên cạnh đó chơi với con để sao nhãng con đau bụng cho trẻ.

+ Chạm vào cơ thể: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những tiếng kêu đau là cách trẻ thể hiện nhu cầu đơn giản được chú ý và quan tâm hơn. Ba mẹ chú ý hơn với con sẽ giúp trẻ bớt quấy khóc. Massage bụng cho con.

+ Giữ em bé ở tư thế nằm sấp sau đó mẹ xoa lưng nhẹ nhàng để giảm cơn đau bụng bằng cách giảm áp lực lên bụng bé.

5. Táo bón

Trẻ bị táo bón

Trẻ bị táo bón

Tình trạng táo bón thể hiện ở trẻ nhỏ là đi đại tiện không thường xuyên. Những trẻ khỏe mạnh thường đi tiêu mỗi ngày 1 lần hoặc ít nhất là 2 ngày. Tuy nhiên trẻ bị táo bón thường 2 – 3 ngày mới đi một lần. Phân lúc này cũng cứng rắn, đóng thành khuôn, bụng cứng lại và thời gian đi cầu lâu. Chứng khó tiêu ở trẻ đôi khi có thể trở nên tồi tệ hơn khi trẻ bắt đầu ăn dặm.

– Nguyên nhân

Bé ăn ít chất xơ và thực đơn ăn dặm không đảm bảo đủ hoa quả. Lượng sữa hoặc nước không đủ cung cấp cho bé hàng ngày.

– Cách khắc phục

+ Bổ sung nước cho trẻ nhỏ dưới dạng sữa hoặc sữa công thức. Cho trẻ uống một số loại thuốc nhuận tràng tự nhiên như nước ép mận

+ Cắt giảm lượng ngũ cốc tiêu thụ cho đến khi tình hình được cải thiện.

III. Rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?

Với những nguyên nhân thông thường ở trên thì tình trạng rối loạn tiêu hóa thường không nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên nếu rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy có thể còn là triệu chứng của một số bệnh lý khác như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, phản ứng dị ứng… phổ biến ở những trẻ lớn hơn thay vì trẻ sơ sinh.

Lúc này nhờ chẩn đoán của bác sĩ mà có những biện pháp xử lý thích hợp.

IV. Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, do đó việc ngăn ngừa tình trạng này là vô cùng cần thiết. Ba me cần chú ý những điều sau đây:

– Cho trẻ ăn trước khi trẻ đói.

– Nếu con bạn đang bú bình, hãy cho chúng ăn với lượng nhỏ hơn, vì cho ăn quá nhiều có thể làm cho tình trạng nôn trớ trở nên tồi tệ hơn. Không nên bắt em bé phải bú hết một bình sữa.

– Đảm bảo rằng núm vú không quá lớn cũng không quá nhỏ. Núm vú quá lớn sẽ khiến sữa chảy quá nhanh; núm vú quá nhỏ sẽ khiến bé nuốt phải nhiều không khí.

– Giữ thời gian cho ăn yên tĩnh và cố gắng giảm thiểu sự phân tâm của trẻ.

– Tránh dùng tã quá chật vì chúng gây áp lực lên bụng.

– Cho trẻ ợ hơi một vài lần trong khi bú để đẩy bớt không khí trong bụng chúng ra ngoài. Đừng làm gián đoạn việc cho chúng ăn mà hãy cho chúng ợ hơi khi chúng nghỉ ngơi.

– Giữ trẻ thẳng đứng sau mỗi lần bú. Với trẻ lớn hơn thì sau khi ăn nên cho bé nghỉ ngơi, hạn chế chơi đùa hoạt động mạnh.

Lượng chất dinh dưỡng được hấp thu hàng ngày ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy cần có biện pháp thích hợp khi trẻ gặp các vấn đề của rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ… Mong rằng bài viết có thể giúp ích cho bạn, chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *