Bệnh sán lá gan – Nhiễm bệnh chỉ vì những điều rất nhỏ

Bệnh sán lá gan là gì?

Bệnh sán lá gan là gì?

Việt Nam có nhiều thói quen ăn thức ăn sống như tiết canh, gỏi cá… nên có nguy cơ mắc ký sinh trùng cao. Một trong số sinh vật đó là sán lá gan lớn. Vậy nguyên nhân người bệnh mắc sán lá gan là gì? Triệu chứng như thế nào? Cách điều trị ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Bệnh sán lá gan là gì?

Sán lá gan là tên gọi chung của một nhóm sán lá đa ký sinh thuộc họ Platyhelminthes. Chúng chủ yếu ký sinh ở gan của nhiều loài động vật có vú khác nhau, trong đó có cả con người. Nó có khả năng di chuyển dọc theo hệ tuần hoàn máu, và xuất hiện trong đường mật, túi mật và nhu mô gan. Tại các cơ quan này, chúng gây ra các tổn thương dẫn đến các bệnh do ký sinh trùng gây ra. Loài này có vòng đời phức tạp đòi hỏi hai hoặc ba vật chủ khác nhau, với các giai đoạn ấu trùng sống tự do trong nước.

Sán lá gan gây bệnh

Sán lá gan gây bệnh

Phân loại nhiễm sán lá gan

Có hai loại chính gây bệnh sán lá gan là:

– Sán lá gan nhỏ: nguyên nhân gây ra gồm 3 loại Clonorchis sinensis; Opisthorchis viverrini; Opisthorchis felineus

– Sán lá gan lớn: có 2 loại gây ra bệnh là Fasciola hepatica; Fasciola gigantica.

Mọi người bị nhiễm bệnh do vô tình ăn phải (nuốt) ký sinh trùng. Điều này xảy ra chủ yếu là do ăn rau cải xoong sống, các loại thực vật nước ngọt bị ô nhiễm khác. Ngoài ra cũng có thể bị nhiễm bệnh khi uống phải nước bị nhiễm ký sinh trùng như uống nước rau, ăn rau đã được rửa hoặc tưới bằng nước bị ô nhiễm.

Triệu chứng của bệnh nhiễm sán lá gan

Triệu chứng nhiễm sán lá gan như thế nào?

Triệu chứng nhiễm sán lá gan như thế nào?

Triệu chứng phân theo các thời kỳ của bệnh

Trong ngắn hạn, nhiễm sán lá gan có thể gây ra các triệu chứng sau khi người bệnh tiêu thụ những thực phẩm nhiễm bệnh như:

– Đau bụng, đầy bụng vùng thượng vị.

– Sốt, buồn nôn, nôn mửa.

– Chướng bụng.

– Gan đau nếu nặng có thể gây tràn dịch màng phổi và lách gây sưng gan, thiếu máu.

– Tiêu chảy, giảm cảm giác thèm ăn và giảm cân.

Trong giai đoạn mạn tính, sán lá trưởng thành xâm nhập và tồn tại trong gan của người và có thể xuất hiện trứng trong phân. Chúng có thể tồn tại vài thập kỷ ở người gây viêm mãn tính đường mật, tăng sản biểu mô, xơ hóa ống dẫn mật và giãn ống mật. Cũng có một số biến chứng hiếm gặp liên quan đến nhiễm sán lá gan nặng như hình thành sỏi, nhiễm trùng tái phát hệ thống mật và ung thư đường mật (ung thư ống mật). Sán có thể phát triển bên ngoài gan như di chuyển ra khớp gối, dưới da ngực, đại tràng…

Triệu chứng của các loại sán lá gan

Ngoài biểu hiện khác nhau giữa các thời kỳ, nguyên nhân gây ra khác nhau cũng có thể khiến triệu chứng xuất hiện khác nhau:

– Sán lá gan nhỏ: gây đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, nghe thấy tiếng ọc ạch, chán ăn. Thỉnh thoảng có vàng da, sạm da. Tùy theo mức độ có dấu hiệu của gan to, xơ gan.

– Sán lá gan lớn: gây đau hạ sườn phải và lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị, mũi ức. Đặc điểm cơn đau không đặc hiệu có khi âm ỉ, có lúc lại dữ dội, có người lại không đau bụng. Người bệnh cũng bị khó tiêu, buồn nôn. Có người bị sốt, mẩn ngứa, đau khớp, đau cơ…

Bệnh nhiễm sán lá gan có lây truyền không?

Bệnh sán lá gan không thể truyền trực tiếp từ người này sang người khác. Trứng được truyền trong phân của người (và động vật) bị nhiễm bệnh cần phát triển (trưởng thành) ở một số loại ốc nước ngọt. Trong điều kiện môi trường thuận lợi, nó nở thành ấu trùng đuôi bơi tự do trong nước, sau đó bám vào rau cỏ thủy sinh như rau muống, cần, ngổ… Đây là những loại thực vật con người ăn phải mới có thể lây nhiễm sang người khác.

Sán lá gan lây nhiễm như thế nào?

Sán lá gan lây nhiễm như thế nào?

Mặc dù không có khả năng lây nhiễm sán lá gan từ người sang người, nhưng các thành viên trong gia đình có thể có nguy cơ lây nhiễm chỉ đơn giản là do ăn cùng một loại thực phẩm.

Chẩn đoán nhiễm sán lá gan như thế nào?

Nhiễm trùng thường được chẩn đoán bằng cách kiểm tra các mẫu phân (phân) dưới kính hiển vi. Chẩn đoán được xác nhận nếu thấy trứng sán lá gan. Có trường hợp cần phải kiểm tra nhiều hơn một mẫu vật để tìm ký sinh trùng. Một số loại xét nghiệm máu cũng có thể hữu ích để chẩn đoán nhiễm trùng Fasciola.

Điều trị sán lá gan như thế nào?

Các triệu chứng của nhiễm sán lá gan cũng có thể được điều trị bằng các phương pháp truyền thống. Ví dụ, người bệnh có thể dùng acetaminophen để giảm đau bụng và hạ sốt. Thuốc chống buồn nôn có thể làm giảm buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, những thuốc này không điều trị được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị nhiễm sán lá gan càng sớm càng tốt.

Sử dụng thuốc

Điều trị sán lá gan như thế nào?

Điều trị sán lá gan như thế nào?

Khi đã xác định nhiễm sán lá gan, người bệnh có thể tiêu diệt hoàn toàn ký sinh trùng này. Nhiễm trùng thường sẽ được điều trị bằng một loại thuốc gọi là triclabendazole. Cách sử dụng cũng đơn giản bằng đường uống, thường là một hoặc hai liều. Liều thông thường là 10mg/kg/ngày uống cách nhau 6-8 giờ. Thời điểm tốt nhất là uống sau khi ăn lo. Một số đối tượng lại đáp ứng với liều 20mg/kg. Tác dụng phụ của những thuốc này không đáng kể, nói chugn an toàn với người bệnh. Hầu hết mọi người đều đáp ứng tốt với phương pháp điều trị này.

Một đợt corticosteroid ngắn đôi khi được chỉ định cho các giai đoạn cấp tính với các triệu chứng nghiêm trọng.

Phẫu thuật

Khi xuất hiện những biến chứng lâu dài liên quan như viêm đường mật (nhiễm trùng ống mật) người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật nếu cần thiết.

Dự phòng nhiễm sán lá gan

Hiện nay không có vắc xin phòng ngừa nhiễm sán lá gan. Tuy nhiên có thể dễ dàng ngăn ngừa nhiễm sán lá gan mà bất cứ người nào cũng có thể thực hiện. Chúng bao gồm:

– Đảm bảo rằng cá nước ngọt, cải xoong, rau cần… được nấu chín kỹ trước khi tiêu thụ là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nhiễm sán lá gan.

Phòng ngừa nhiễm sán lá gan

Phòng ngừa nhiễm sán lá gan

– Những người đi du lịch đến các khu vực có điều kiện vệ sinh kém nên tránh thức ăn và nước uống có thể bị nhiễm ký sinh trùng.

– Uống nước đã đun sôi.

– Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Quản lý phân động vật tốt, hạn chế tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Bên cạnh đó nên định kỳ tẩy sán lá gan cho trâu, bò, những động vật ăn cỏ khác…

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh sán lá gan. Mong rằng những kiến thức này có thể giúp ích được cho mọi người. Việc bảo vệ cơ thể tránh những bệnh lý hoàn toàn có thể thực hiện được nếu bạn trang bị cho mình kiến thức thật tốt.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *