Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nên làm gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vĩ đĩa đệm là bệnh lý xương khớp phổ biến ở nước ta hiện nay. Trong đó phải kể đến thoát vị đĩa đệm cổ còn được gọi là trượt đĩa đệm vùng cổ với tỷ lệ mắc cao. Trong 7 đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm chủ yếu xảy ra ở 3 đốt sống là C4, C5 và C6. Cùng tìm hiểu ngay về nguyên nhân và cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ với chúng tôi qua bài viết sau đây!

1. Thoát vị đĩa đệm cổ C3-C4

Các đốt sống cổ C3-C4 làm nhiệm vụ liên kết dây chằng vùng cổ, kết nối vai, cổ và phần dưới cột sống, đảm bảo hoạt động linh hoạt. Các đốt sống C3-C4 có nguy cơ thoái hóa cao do đây là khu vực cử động chủ yếu ở đầu và cổ. Không chỉ vậy, khu vực hoạt động của các đốt C3-C4 khá rộng làm chúng phải gánh chịu áp lực lớn hơn.

Thoát vị đĩa đệm cổ C3-C4 xảy ra khi đĩa đệm ở giữa C3-C4 bị rạn nứt và vỡ, lớp dịch bị tràn ra bên ngoài, chèn ép tủy sống và dây thần kinh. Người bệnh có thể bị đau nhức dữ dội, đặc biệt là khu vực quanh cổ, vai gáy.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C3-C4 nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Chèn ép dây thần kinh cổ.

– Xảy ra hội chứng rối loạn cảm giác.

– Teo cơ.

– Hội chứng rễ dây thần kinh.

2. Thoát vị đĩa đệm cổ C5-C6

Cũng giống với thoát vị đĩa đệm cổ C3-C4, khi lớp nhân nhầy bị thoát ra bên ngoài do lớp bao xơ trong đĩa đệm giữa đốt sống cổ C5-C6 bị trồi lệch, chèn ép lên tủy sống, dây thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C5-C6 có thể gây ra các biến chứng như:

– Ảnh hưởng đến các chi, làm yếu cơ tay, chân.

– Thiểu năng tuần hoàn não, làm mất thăng bằng, rối loạn tiền đình.

– Nguy cơ cao bị teo chi.

– Ngoài ra, mức độ nặng nhất mà người bệnh có thể sẽ gặp phải đó là bại liệt, tàn phế suốt đời.

3. Biểu hiện của bệnh

Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như:

– Đau nhức: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh khi xuất hiện các cơn đau nhức tại vị trí bị tổn thương. Không chỉ dừng lại ở nơi bị tổn thương, các cơn đau này có thể lan xuống bả vai, cánh tay cản trở đến sinh hoạt của người bệnh.

Đau nhức vùng cổ là dấu hiệu điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Đau nhức vùng cổ là dấu hiệu điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

– Tê, ngứa: Tùy thuộc vào sự chèn ép dây thần kinh ở mỗi đối tượng mà tình trạng tê, ngứa cũng xuất hiện ở các vị trí khác nhau. Người bệnh cần chú ý những dấu hiệu này để nhận biết bệnh sớm.

+ Nhân nhầy đĩa đệm chèn ép tủy sống, người bệnh sẽ cảm thấy tê ngứa ở vùng cổ, lan xuống cánh tay, có thể lan ra toàn thân.

+ Nhân nhầy chèn ép dây thần kinh thường gây tê ngứa ở cánh tay, bàn tay và ngón tay, không lan rộng như khi chèn ép lên tủy sống.

– Vận động hạn chế: Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, khả năng cử động khu vực cổ, cánh tay ít linh hoạt, kém hơn bình thường. Các thao tác đưa tay ra sau lưng, cúi đầu, ngửa cổ đều gặp khó khăn. Khi vận động gắng sức, thường bị căng cứng bắp chân, khó cử động.

– Cơ tay, chân yếu dần: Theo sự tiến triển của bệnh, cơ tay chân thường yếu dần. Hầu hết phần lớn, cơ chân sẽ yếu trước, ảnh hưởng đến khả năng đi lại, vận động. Người bệnh cầm nắm đồ vật khó khăn, vùng đùi, bắp chân rung lên khi gắng sức.

Ngoài ra, người mắc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể gặp một số triệu chứng khác liên quan đến hệ tiêu hóa và hô hấp như khó thở, đau tức một bên ngực, tiểu tiện khó.

4. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Những trường hợp có tỉ lệ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cao có thể kể đến như:

– Người mắc bệnh thoái hóa đĩa đệm.

– Chấn thương cột sống cổ do tai nạn, lao động.

– Nhân viên văn phòng, người làm các công việc phải ngồi nhiều.

– Người lao động nặng, thường xuyên phải khuân vác nặng nhọc và phải dùng đến vai và cổ.

– Gia đình có người mắc các bệnh về cột sống, đĩa đệm.

– Đối tượng ăn uống thiếu chất hoặc thường xuyên sử dụng các chất kích thích.

– Dị tật bẩm sinh liên quan đến cột sống, đĩa đệm.

Người bị chấn thương đốt sống cổ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

Người bị chấn thương đốt sống cổ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ không gây ra những nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, những biến chứng mà bệnh lý này gây ra là điều không thể tránh khỏi, do đó, khi thấy có những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần nhanh chóng đến khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

5. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được coi là chữa khỏi khi cơ thể sản sinh ra đĩa đệm mới. Ngay cả việc phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm bị thoát vị hay thay đĩa đệm nhân tạo cũng thể trị bệnh triệt để. Do đó, mọi người cần lưu ý để tránh bị lừa, không có khái niệm chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, người bệnh có thể phục hồi 80-95% so với ban đầu. Đó cũng là lý do điều trị thoát vị đĩa đệm có tên gọi “điều trị bảo tồn”.

Hiệu quả chữa bệnh hiệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

– Mức độ thoát vị đĩa đệm: Bệnh càng nhẹ, ở giai đoạn đầu thì khả năng hồi phục càng cao. Trường hợp quá nặng, chỉ có thể phẫu thuật.

– Sự kiên trì của bệnh nhân: Đĩa đệm bị tổn thương trong thời gian dài, để phục hồi cũng cần kiên trì vài tháng mới đạt kết quả khả quan.

– Liệu pháp điều trị: Mỗi giai đoạn chữa bệnh có những phương pháp khác nhau. Có thể dùng thuốc Tây y để giảm nhanh những cơn đau cấp tính. Việc chữa trị lâu dài cần áp dụng những biện pháp trị liệu, luyện tập tại nhà hay các bài thuốc Đông Y.

6. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Bấm huyệt

Là phương pháp làm giảm đau hiệu quả. Ở người bị thoát vị đĩa đệm, ít khi trực tiếp bấm huyệt vào vùng cột sống bị tổn thương. Thay vào đó, liệu pháp này tác động đến các mô xung quanh giúp tăng cường oxy đến những vùng bị đau chẳng hạn như lưng, cổ, cánh tay, vai, chân hoặc mông.

Bấm huyệt là liệu pháp điều trị không xâm lấn phổ biến, hiệu quả. Ngoài ra, nó còn giúp thư giãn, thoải mái hơn.

Châm cứu

Châm cứu được dùng trong điều trị khá nhiều bệnh nhân hiện nay. Nhờ sự tác động của kim châm vào huyệt đạo trên cơ thể, các triệu chứng đau nhức và tê mỏi ở người bệnh có thể được giảm đáng kể.

Do đó, nhiều người cho rằng, châm cứu được đánh giá là giải pháp không dùng thuốc an toàn hiệu quả, mang lại kết quả cao.

Châm cứu giúp điều hòa và kiểm soát lượng khí ở trong cơ thể. Các huyệt đạo khi được tác động vào giúp quá trình lưu thông khí huyết và tuần hoàn máu diễn ra được tốt hơn. Theo y học hiện đại, châm cứu làm giải phóng ra một lượng lớn Endorphin, cải thiện đau đớn do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Tia laser

Năng lượng của tia laser đốt cháy phần nhân nhầy thoát ra ngoài của lớp đĩa đệm. Mặt khác, dưới tác động của tia laser, sự chèn ép của dịch nhầy lên rễ dây thần kinh cũng giảm dần.

Liệu pháp này được tiến hành qua da, người bệnh không quá bị đau đớn hay mất nhiều thời gian.

Sóng cao tần

Đây cũng là một biện pháp điều trị không dùng thuốc có hiệu quả cao. Nhờ dùng nguồn nhiệt 40 – 70 độ C và sóng âm có tần số cao từ 100 – 200 MHZ giúp làm giảm áp lực của lớp đĩa đệm và đưa các khối nhân nhầy về đúng vị trí như ban đầu.

Theo ý kiến của các chuyên gia, sóng cao tần có nhiều ưu điểm như ít xâm lấn, không gây đau, quá trình hồi phục cũng sẽ diễn ra khá nhanh. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp khi bệnh còn nhẹ và chỉ mang tính tạm thời. Không chỉ vậy, chi phí điều trị cũng rất cao, do đó cần cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng điều trị theo cách này.

Phẫu thuật

Thực hiện khi điều trị nội khoa không mang lại kết quả và người bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm. Hiện nay, có các phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ít xâm lấn và chi phí tiết kiệm như:

– Phẫu thuật nội soi.

– Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng lối trước.

– Phẫu thuật bằng lối trước kết hợp với hàn xương hoặc thay đĩa đệm nhân tạo.

Phương pháp phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp:

– Đĩa đệm cột sống cổ nhiều tầng, đĩa đệm và gai xương ở những tần lân cận.

– Thoát vị đĩa đệm mãn tính.

– Đau nặng ở cổ và tay, có thể yếu, tê bì ở da hoặc không.

– Các liệu pháp điều trị nội khoa như nẹp, kéo cổ, thư giãn cơ hoặc vật lý trị liệu không có hiệu quả.

Không thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm cổ cho các trường hợp:

– Hẹp ống sống nặng.

– Đau ở cổ và tay do thoát vị đĩa đệm;

– Thoát vị đĩa đệm và hẹp ở sống nhẹ.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm cổ gây ảnh hưởng đến cuộc sống, tới ngay các phòng khám, bệnh viện uy tín để được khám chữa và điều trị kịp thời.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *