Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đau thắt lưng là một triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản để phòng ngừa bệnh hiệu quả qua bài viết dưới đây.

1. Tổng quan bệnh thoát vị đĩa đệm

1.1 Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?

Thoát vị đĩa đệm là bất thường dọc theo cột sống, thường xảy ra nhất ở thắt lưng. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên đau thắt lưng, đau chân hoặc đau dây thần kinh tọa.

1.2 Giải phẫu và sinh lý bệnh của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Cột sống gồm 24 xương xếp chồng lên nhau, được gọi là đốt sống. Các xương này được nối với nhau để tạo một kênh bảo vệ tủy sống.

Giải phẫu đĩa đệm cột sống thắt lưng

Giải phẫu đĩa đệm cột sống thắt lưng

Phần cột sống thắt lưng do 5 đốt sống tạo thành, từ L1 – L5. Các phần khác của cột sống, bao gồm:

– Tủy sống và dây thần kinh: giúp liên kết thần kinh trung ương và các cơ quan, chi của cơ thể. Đồng thời giúp dẫn truyền tín hiệu vào và đi ra khỏi não bộ đến vị trí chính xác của cơ thể.

– Địa đệm cột sống nằm giữa các đốt sống, cấu tạo bởi 3 thành phần chính, bao gồm: nhân nhầy, vòng sợi và mỏm sụn. Chúng được giữ cố định bằng các dây chằng liên kết giữa xương cột sống và các lớp cơ bao quanh. Tác dụng của đĩa đệm như một bộ giảm xóc giúp cơ thể tham gia vào các hoạt động thể lực.

Đĩa đệm bắt đầu bị thoát vị khi nhân nhầy bị đẩy ra ngoài vòng sợi do các nguyên nhân khác nhau như hao mòn hoặc chấn thương. Áp lực này khiến vùng thắt lưng bị đau. Nếu không được điều trị, phần nhân sẽ bị đẩy hết ra vòng sợi của đĩa hoặc khiến vòng bị phồng lên, lúc này còn được gọi là phồng đĩa đệm. Đồng thời, đĩa đệm tiết các chất trung gian hóa học tạo phản ứng viêm dây thần kinh. Khi ảnh hưởng đến dây thần kinh, khiến cơ thể đau, tê, yếu ở một hoặc hai chân, gọi là đau thần kinh tọa.

2. Nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm chủ yếu do hao mòn tự nhiên trên cột sống, một số yếu tố nguy cơ có thể kễ đến như sau:

– Tuổi càng cao, quá trình thoái hóa xương khớp càng diễn ra mạnh mẽ, nước trong các đĩa đệm giảm và trở nên kém linh hoạt. Các đĩa đệm bắt đầu co lại khiến không gian giữa các đốt sống bị co hẹp. Quá trình lão hóa bình thường này khiến dễ bị thoát vị đĩa đệm hơn.

– Ở trẻ em và thanh niên, thường ít xảy ra do hàm lượng nước cao.

– Bệnh chủ yếu xảy ra ở nam giới do một số đặc điểm nghề nghiệp như ngồi sai tư thể, mang vác nặng,… khiến đĩa đệm lệch khỏi vị trí ban đầu.

Mang vác nặng có thể là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Mang vác nặng có thể là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

3. Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và biến chứng nguy hiểm

Trong hầu hết hết trường hợp, đau thắt lưng là triệu chứng đầu tiên của thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài ngày, sau đó hết dần. Một số biểu hiện lâm sàng khác cảnh báo bệnh, bao gồm:

– Đau dây thần kinh tọa: xuất hiện cơn đau buốt, thường xuyên kéo dài từ mông xuống phía sau của chân do áp lực lên dây thần kinh cột sống.

– Tê hoặc ngứa ran ở chân hoặc lòng bàn chân.

– Cảm giác yếu chân hoặc bàn chân.

– Không kiểm soát được bàng quang và ruột: đây là trường hợp hiếm do rễ thần kinh cột sống bị chèn ép.

Biến chứng có thể xảy ra do thoát vị đĩa đệm

Biến chứng có thể xảy ra do thoát vị đĩa đệm

Đối với trường hợp nhẹ, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ cải thiện dần dần trong khoảng vài ngày đến một tuần. Thông thường sau 3 – 4 tháng sẽ hết hoàn toàn các triệu chứng. Tuy nhiên, có thể xuất hiện các cơn đau cấp trong quá trình hồi phục.

4. Biến chứng của thoát vị đĩa đệm

Nếu không điều trị thoát vị đĩa đệm trong thời gian dài ,có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

– Gây tê chân: là biến chứng thường gặp nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Vùng rễ dây thần kinh có thể bị tổn thương xuất hiện cảm giác nóng lạnh, dẫn đến tê bì chân tay.

– Đau khập khễnh cách hồi: khiến người bệnh chỉ sau một đoạn đường đi phải nghỉ ngơi để tiếp tục đi tiếp.

– Rối loạn đại tiểu tiện: Khi mắc bệnh này nguy cơ bị rối loạn cơ tròn do chèn ép dây thần kinh ở vùng thắt lưng khi khớp xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Chính vì vậy khiến không tự chủ được đại tiểu tiện. Một ảnh hưởng khác là vùng xương cùng bị bí tiểu dẫn đến chảy nước tiểu thụ động.

– Ảnh hưởng đến dây thần kinh: Vùng cột sống là nơi có rất nhiều dây thần kinh đi, vì vậy có thể gây tổn thương những dây này khiến cơ thể đau nhức khó chịu. Khi không được điều trị những cơn đau dần dần tăng cả về tần suất và mức độ, có thể lan xuống chân tay ảnh hưởng đến khả năng vận động.

– Teo cơ chi: Khi các mạch máu bị chèn ép có thể khiến các cơ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng dẫn đến teo dần.

– Gây liệt tàn phế: Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng là liệt suốt đời. Người bệnh phải nằm một chỗ và mất hoàn toàn khả năng vận động.

5. Phương pháp điều trị và thuốc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

5.1 Hình ảnh thoát vị đĩa đệm

Hình ảnh chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được chụp cộng hưởng từ MRI. Ngoài ra có thể chỉ định chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp tủy đồ.

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm bằng chụp cộng hưởng từ MRI

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm bằng chụp cộng hưởng từ MRI

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể điều trị không phẫu thuật bằng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng các bài thuốc đông y để điều trị khi bệnh còn nhẹ. Tuy nhiên, khi sử dụng bất kì phương pháp nào, bệnh nhân cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để được điều trị đúng cách.

5.2 Điều trị không phẫu thuật

Chỉ định ban đầu của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là dùng thuốc giảm đau kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý, không phẫu thuật.

– Các loại thuốc: Thuốc giảm đau không Steroid, chống co thắt cơ vân, chống viêm,… như Ibuprofen, Naproxen. Có thể tiêm Steroid ngoài màng cứng đề giảm đau trong thời gian ngắn.

– Nghỉ ngơi: Nên nằm trên giường để giảm đau lưng và chân. Khi hoạt động cần chú ý những điều sau:

+ Không được ngồi lâu.

+ Thực hiện các hoạt động thể chất chậm lại, đặc biệt là nâng hoặc cúi người về phía trước.

+ Tránh những hoạt động có thể làm tăng các cơn đau như làm những công việc nặng nhọc.

– Vật lý trị liệu: Thực hiện các bài tập giúp tăng cường cơ bụng và cơ lưng dưới. Một trong những bài tập cho bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng như sau:

+ Bài 1: Nằm sấp đơn giản. 

Nằm sấp, tay chân duỗi thẳng. Nâng cổ lên cao đồng thời từ từ hít vào, sau đó hạ xuống, thở ra. Giữ lưng thẳng, thực hiện các động tác lặp đi lặp lại khoảng 10 lần.

Bài tập: nằm sấp đơn giản

Bài tập: nằm sấp đơn giản

+ Bài 2: Rắn hổ mang.

Nằm úp trên mặt sàn phẳng, chống hai tay xuống. Nâng thân trước lên cao, cẳng tay duỗi thẳng vuông góc với mặt sàn 90 độ. Giữ đầu, lưng cùng với chân thẳng. Để nguyên tư thế trong khoảng 5s, sau đó thực hiện lại động tác 6 – 8 lần. Mỗi đợt cách nhau 2 tiếng trong ngày.

Bài tập: Tư thế rắn hổ mang

Bài tập: Tư thế rắn hổ mang

5.3 Thoát vị đĩa đệm ăn gì? Kiêng gì?

Một trong những cách để cải thiện triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm là xây dựng chế độ ăn đầy đủ Canxi cho người bệnh.

– Nhũng đối tượng này nên ăn những loại thực phẩm sau:

+ Thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt heo,… Ngoài ra, nước canh xương cũng được chứng minh là rất tốt trong trường hợp gặp các vấn đề về xương khớp.

+ Thực phẩm chứa nhiều acid béo và omega-3 như cá hồi, rong biển, hạt lanh, các loại cá nước ngọt khác,… giúp mô và xương khớp hoạt động bền bỉ hơn, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể liên quan đến xương khớp.

+ Sản phẩm chứa omega-9 như dầu mè, bơ hoặc các loại rau như cải bó xôi, súp lơ xanh,… giúp cơ thể chống lại tình trạng viêm nhiễm ở xương khớp, giảm đau hiệu quả.

+ Sữa và các chế phẩm từ sữa cung cấp Canxi, giúp cho xương chắc khỏe.

– Có những thực phẩm nên sử dụng cũng có những thực phẩm cần hạn chế do làm nặng thêm vấn đề về xương khớp, bao gồm:

+ Thực phẩm chứa purin và fructose như nội tạng động vật, dưa muối,… sẽ kích thích phản ứng viêm ở các khớp.

+ Đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến bằng chiên xào,… do có chứa chất béo bão hòa thúc đẩy phản ứng viêm ở khớp xương, gây tình trạng đau nhức.

5.4 Điều trị phẫu thuật

Chỉ một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phải tiến hành phẫu thuật. Biện pháp này chỉ được thực hiện khi các biện pháp khác không đem lại kết quả, người bệnh cảm thấy đau đớn, cùng với những triệu chứng khác như:

– Đi lại khó khăn.

– Yếu cơ.

– Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.

Như vậy, bệnh nhân cần lưu ý các dấu hiệu của bệnh để được điều trị càng sớm càng tốt, giúp bệnh nhanh khỏi.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Phương pháp điều trị mới: Cắt bỏ vi mô hay mổ thoát vị đĩa đệm là thủ thuật phổ biến được điều trị trong thoát vị đĩa đệm. Phần đĩa đệm thoát vị được lấy ra cùng những mảnh vỡ (nếu có) gây áp lực cho dây thần kinh cột sống.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hoàn toàn có thể chữa dứt điểm. Tuy nhiên, nếu sau khi chữa bệnh, bệnh nhân không được chăm sóc đúng cách, nguy cơ tái phát có thể lên đến 5 – 10% và một số biến chứng cũng tăng khả năng xảy ra.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Việc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có tỷ lệ biến chứng nhất định. Do đó, thực hiện những bài tập vật lý trị liệu hay xây dựng chế độ ăn uống hợp lý là cách tốt nhất để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *