U xơ tử cung khi mang thai – Mối nguy hiểm chớ coi thường

U xơ tử cung khi mang thai

U xơ tử cung khi mang thai

Bất cứ bệnh lý nào trong khi mang thai đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong đó tác động tiềm ẩn của khối u xơ tử cung đối với thai kỳ là mối quan tâm của nhiều bà mẹ. Vậy phụ nữ mang thai bị u xơ tử cung có nguy hiểm không? Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. U xơ tử cung khi mang thai là gì?

Những lo lắng phổ biến trong khi mang thai là tăng huyết áp thai kỳ và tiểu đường. Tuy nhiên có một bệnh lý khác cũng đáng quan tâm là những u xơ xuất hiện trong tử cung. Việc phát hiện khối u xơ tử cung trong khi mang thai không hề dễ dàng, vì triệu chứng có thể nhầm với những biểu hiện của thai nghén, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ.

Khối u lành tính nhưng chúng ảnh hưởng tới thai nhi như nguy cơ bong nhau thai, sinh non.

Hầu như khối nhân xơ không tăng kích thước trong suốt quá trình của thai kỳ, nhưng một số ít trường hợp 3 tháng đầu có thể làm tăng kích thước của nó. Vì u xơ cần hormon estrogen để phát triển, mà trong giai đoạn này cơ thể sản xuất nhiều hơn.

2. Dấu hiệu nhận biết u xơ tử cung khi mang thai

Biểu hiện của u xơ tử cung trong thai kỳ như thế nào?

Biểu hiện của u xơ tử cung trong thai kỳ như thế nào?

Những dấu hiệu của u xơ tử cung trong thai kỳ có thể giống những biểu hiện bình thường khi mang thai bao gồm:

– Cảm giác nặng bụng, đau bụng vùng dưới như đau bụng kinh, đau lan rộng, có thể bị đau lưng. Đau là triệu chứng phổ biến nhất của u xơ tử cung. Nhiều trường hợp khối u phát triển chặn nguồn cung cấp máu, gây ra những cơn đau dạ dày nghiêm trọng. 

– Khi khối u xơ xoắn lại có thể gây chuột rút và khó chịu.

– Đi tiểu thường xuyên vì khối u tăng áp lực lên bàng quang và bị táo bón.

– Chảy máu bất thường không rõ nguyên nhân.

Nếu khi ngờ mắc u xơ tử cung trong thai kỳ, nên kiểm tra vùng chậu sớm để có biện pháp xử lý kịp thời.

3. Ảnh hưởng của u xơ tử cung đến thai nhi

Tác động của u xơ tử cung với thai nhi

Tác động của u xơ tử cung với thai nhi

Nguy cơ tác động đến thai nhi do u xơ tử cung thường thấp. Tuy nhiên cần lưu ý những biến chứng sau có thể xảy ra trong khi mang thai có u xơ kích thước lớn:

– Nhau bong non bất thường: U xơ có liên quan đến nhau tiền đạo (bánh nhau làm tổ qua cổ tử cung) và nhau bong non (tách nhau sớm khỏi tử cung)

– Tư thế ngôi mông: Nếu khối u xơ phát triển chiếm lấy không gian trong tử cung của em bé có thể nằm xuất hiện tình trạng ngôi mông  – từ dưới xuống thay vì nằm đầu. Bác sĩ sẽ theo dõi vị trí của thai nhi, nếu gần đến ngày sinh mà thai nhi không ở vị trí mong muốn sẽ bắt mổ lấy thai.

– Sảy thai: Khi u xơ chiếm không gian của tử cung, phôi thai phát triển gây kích thích tử cung. Vì vậy mà xuất hiện các cơn co thắt tống thai nhi ra ngoài gây sảy thai.

– Đẻ non: Kích thước đáng kể của khối u xơ có thể gây căng thẳng cho tử cung, dẫn đến các cơn co thắt sinh non hoặc vỡ ối sớm. Thông báo cho bác sĩ nếu cảm thấy đang chuyển dạ hoặc rò rỉ sản dịch.

4. Ảnh hưởng của u xơ tử cung đối với mẹ mẹ bầu

Không chỉ ảnh hưởng tới thai nhi, khi bị u xơ tử cung người mẹ còn chịu một số tác động dưới đây:

– Phình cổ tử cung không hoàn toàn: Sự chật chội ở vùng dưới tử cung do khối u xơ phát triển có thể làm tắc đường sinh. Sự tắc nghẽn do khối u xơ ở khu vực này có thể làm tăng nguy cơ phải sinh mổ.

– Co bóp kém, rối loạn cơn co khi chuyển dạ: U xơ tử cung phá vỡ mô ở tử cung có thể dẫn đến các cơn co thắt yếu. Điều này khiến cổ tử cung khó đạt được độ giãn hoàn toàn khi chuyển dạ, dẫn đến nguy cơ phải sinh mổ.

Tác động của u xơ tử cung với mẹ bầu

Tác động của u xơ tử cung với mẹ bầu

– Sự phát triển của u xơ: Nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 2/3 số u xơ sẽ phát triển hoặc nhỏ lại trong thai kỳ. Nếu sự tăng trưởng xảy ra, thường là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Bác sĩ sẽ kiểm tra kích thước của khối u xơ tử cung thông qua siêu âm để theo dõi thay đổi. Từ đó đánh giá lại sự phát triển của thai nhi. Cho đến nay, nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra mối tương quan tuyệt đối giữa u xơ và hạn chế sự phát triển của thai nhi.

– Cản trở bong rau: Do rối loạn cơn co thắt tử cung gây bong rau không hoàn toàn nên bị sót rau.

– Băng huyết sau sinh: Các cơ co bóp kém có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết sau khi sinh. Nếu tử cung không thể co lại, các mạch máu tử cung nuôi nhau thai có thể tiếp tục chảy máu. Băng huyết sau sinh là một tình trạng cấp cứu và nguy cơ xảy ra trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi sinh. Nếu sau sinh chảy máu nhiều cần thông báo ngay cho bác sĩ. 

Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của người mẹ và con mà quyết định sinh mổ hay sinh thường. Có thể sinh thường được ưu tiên hơn để tránh những rủi ro liên quan đến sinh mổ.

5. Điều trị u xơ tử cung khi mang thai

Điều trị u xơ tử cung khi mang thai

Điều trị u xơ tử cung khi mang thai

Đối với bệnh nhân không mang thai, quy trình điều trị u xơ thường an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo nên đợi ít nhất sáu tháng sau khi sinh để xem xét thủ thuật cắt bỏ khối u xơ. Trong giai đoạn mang thai bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi và xử lý ngay khi có biến chứng xảy ra.

Sau khi sinh tử cung sẽ co lại, vì vậy cần thời gian để cơ thể hồi phục. Sau đó bác sĩ sẽ đánh giá lại mức độ ảnh hưởng của u xơ tử cung đến cuộc sống hàng ngày của bạn và yêu cầu phẫu thuật khi cần thiết. 

Thêm nữa là phẫu thuật cắt bỏ khối u xơ cần một thời gian nghỉ dưỡng để phục hồi. Những bà mẹ mới sinh đã chịu nhiều thương tổn, đồng thời phải chăm con. Nếu thêm phẫu thuật nữa có thể khiến các mẹ căng thẳng.

6. U xơ tử cung có mang thai được không?

U xơ tử cung có mang thai được không?

U xơ tử cung có mang thai được không?

Mức độ ảnh hưởng của khối u xơ tới cơ thể phụ thuộc vào kích thước và vị trí của khối u.

U xơ có thể ảnh hưởng đến việc thụ thai do làm tắc nghẽn ống dẫn trứng – kênh mà trứng đi qua trước khi gặp tinh trùng để thụ tinh. Nếu trứng đã thụ tinh có thể không thể bám vào thành tử cung do khối u xơ cản trở. Vì vậy, người bệnh u xơ tử cung có thể mang thai với những trường hợp đây:

– Với những người có khối u nhỏ hơn 50mm và không có biến chứng nguy hiểm có thể mang thai.

– Khi kích thước khối u lớn hơn và có nhiều biến chứng cần tiến hành phẫu thuật bóc tách khối u. Khi cơ thể được hồi phục, tùy thuộc vào sức khỏe người bệnh mà có thể mang thai sớm hay không. Tuy nhiên không nên vội vàng mà hãy để cơ thể hồi phục hoàn toàn.

7. Ngăn ngừa sự phát triển của khối u xơ tử cung

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành u xơ tử cung như thừa cân béo phì, rối loạn nội tiết tố, thói quen ăn uống không lành mạnh… Do đó có thể tham khảo những giải pháp sau để ngăn ngừa u xơ phát triển.

Chế độ ăn uống

Ngăn ngừa u xơ tử cung phát triển

Ngăn ngừa u xơ tử cung phát triển

– Nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây như bông cải xanh, rau bina, táo, cà chua, các loại đậu… giúp kiểm soát tốt cân nặng và ngăn ngừa khối u xơ phát triển. Bên cạnh đó, các loại đậu chứa hàm lượng đường thấp nên giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

– Nên tiêu thụ nhiều ngũ cốc dạng thô chứa nhiều chất đạm, chất xơ giúp giảm sự tăng kích thước của khối u như lúa mạch, yến mạch…

– Phụ nữ mang thai bị u xơ tử cung nên bổ sung acid béo lành mạnh như omega 3 từ các loại cá hồi, hạt óc chó… để duy trì nồng độ hormone và làm giảm kích thước khối u.

– Không nên tiêu thụ các loại thịt đỏ do làm tăng lượng estrogen trong cơ thể, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, đông lạnh.

– Không nên ăn những loại thực phẩm có hàm lượng muối cao, chất béo bão hòa không tốt, thức uống có cồn và các chất kích thích.

Chế độ sinh hoạt

– Giữ thói quen đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe chống lại bệnh tật.

– Không được hút thuốc lá: Hút thuốc không tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai và cả đang bị u xơ tử cung. Nó có thể làm giảm lượng oxy đến vùng xương chậu khiến cơ đau đau hơn.

Trên đây là những thông tin khi bị u xơ tử cung trong khi mang thai. Mong rằng với bài viết này có thể giúp ích cho bạn. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *