Vi khuẩn ăn thịt người Whitmore

Hình ảnh trên kính hiển vi của vi khuẩn whitmore Hình ảnh trên kính hiển vi của vi khuẩn whitmore

Hiện nay, trên mạng đang chia sẻ nhiều về 1 loại vi khuẩn có tên là Whitmore có khả năng ăn thịt người. Nó gây tâm lý sợ hãi, hoang mang cho nhiều người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây vi khuẩn ăn thịt người Whitmore thế nào? Nó có gây ra hiểm họa như lời đồn không? Cách phòng và phương pháp điều trị căn bênh này.

I. Vi khuẩn ăn thịt người Whitmore là gì?

Theo thông tin của Cục Y tế dự phòng, vi khuẩn gây bệnh Whitmore có bản chất là 1 trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei, tồn tại được trong điều kiện môi trường tự nhiên.

Người mắc bệnh Whitmore ít gặp nhưng thường sẽ gây viêm phổi, nhiễm trùng huyết thậm chí là suy đa tạng dẫn đến tử vong. Vi khuẩn này sinh đề kháng nhiều loại kháng sinh thông thường và hệ miễn dịch của cơ thể cũng chưa có khả năng chống lại nó một cách hiệu quả. Chính vì gây tỷ lệ tử vong cao nên nó được coi là vi khuẩn có tính khủng bố sinh học.

Bệnh Whitmore “ăn thịt người”

Vi khuẩn Whitmore “ăn thịt người”

II. Cách lây lan của vi khuẩn ăn thịt người Whitmore?

Người và động vật có thể nhiễm loại vi khuẩn này do:

– Hít phải các giọt nước siêu nhỏ hoặc bụi có chứa vi khuẩn.

– Uống nước chứa vi khuẩn.

– Tiếp xúc trực tiếp với đất nhiễm khuẩn qua các vết trầy xước hoặc vết thương hở trên da.

Nguyên nhân chính gây nhiễm bệnh Whitmore

Nguyên nhân chính gây nhiễm bệnh Whitmore

Hiếm gặp trường hợp bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người mà chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn từ môi trường tự nhiên. Tuy nhiên cần phải đặc biệt lưu ý nếu dùng chung bơm kim tiêm hoặc quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh sẽ làm cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể 1 cách dễ dàng. Bên cạnh đó, cần đề phòng các nguồn lây khác như từ các loài động vật như cừu, dê, ngựa, chó..

Dùng chung bơm kim tiêm với người mắc bệnh có thể nhiễm Whitemore

Dùng chung bơm kim tiêm với người mắc bệnh có thể nhiễm Whitmore

III. Người nhiễm vi khuẩn Whitmore có bị nguy hiểm tới tính mạng không?

Người nhiễm vi khuẩn Whitmore có tỷ lệ tử vong cao từ 40-60%. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng dẫn tới sốc nhiễm khuẩn cấp và bệnh nhân sẽ tử vong trong vòng 1 tuần.

Bệnh Whitmore được gán mác “bệnh ăn thịt người” do vi khuẩn gây bệnh có thể làm hoại tử và chết các mô trong cơ thể, gây viêm loét hay áp xe ở trên da, ở phổi thì gây viêm phổi, trong máu thì gây nhiễm trùng máu,…Đồng thời nó còn gây nhiễm trùng xương khớp, hệ thần kinh, gan, lách, tuyến tiền liệt,… dẫn đến sốc nhiễm khuẩn. Chính vì thế, tỷ lệ chữa khỏi bệnh không cao, tử vong nhanh và dễ tái phát lại.

Hiện nay, điều đáng quan tâm nhất là khó khăn trong chẩn đoán, thường phát hiện bệnh chậm và sai số cao. Hơn nữa diễn biến căn bệnh này khó lường, kết hợp với nhận thức của người dân về bệnh không được chú trọng chủ quan gây nên nhiều hiểu lầm và hoang mang trong cộng đồng.

Vậy mức độ tử vong của bệnh là bao nhiêu?

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh của Mỹ, người bị bệnh Whitmore nếu không được điều trị thì có tỷ lệ tử vong là 9/10. Trái lại, khi bệnh nhân được điều trị đúng kháng sinh thì con số tử vong giảm xuống còn 4/10. Đặc biệt, nếu trong điều kiện y tế tốt, chăm sóc tích cực, điều trị kịp thời và hiệu quả, tỷ lệ tử vong chỉ là 2/10 người.

Sự nguy hiểm của vi khuẩn Whitmore

Sự nguy hiểm của vi khuẩn Whitmore

IV. Các dấu hiệu nhận biết mắc vi khuẩn ăn thịt người Whitmore

Triệu chứng của bệnh dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lao phổi, viêm phổi. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh thường sai lệch, không kịp thời. Nếu thấy bất cứ 1 biểu hiện nào trong các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, chẩn đoán xác định để có phương pháp điều trị kịp thời:

– Nhiễm trùng cục bộ: Sưng, đau, loét, áp xe tại 1 vị trí cụ thể có kèm theo sốt, hay gặp sưng ở mang tai.

– Nhiễm trùng toàn thân: Vết loét hình thành ở nhiều cơ quan khác nhau rải rác trên cơ thể, sụt cân, đau đầu, co giật, đau ở các bộ phận khác nhau (ngực, dạ dày, cơ, khớp).

– Về hô hấp, triệu chứng gần giống viêm phổi: Ho, khó thở, đau ngực, sốt cao, đau đầu, chán ăn,…

– Nhiễm trùng huyết với triệu chứng đau đầu, suy hô hấp, đau vùng bụng, đau khớp, rối loạn ý thức, tiêu chảy, sốt cao kèm rét run.

Các triệu chứng này kéo dài từ 2-4 tuần kể từ khi nhiễm vi khuẩn. Thời gian ủ bệnh thông thường từ 1- 21 ngày , trung bình là 9 ngày. Một số trường hợp hiếm gặp có thời gian ủ bệnh lâu hơn, thậm chí kéo dài đến 1 năm với các biểu hiện không đặc hiệu lặp di lặp lại. Điều này gây nên tâm lý chủ quan cho người bệnh.

V. Phương pháp điều trị bệnh Whitmore

Ceftazidime - kháng sinh điều trị Whitmore

Ceftazidime – kháng sinh điều trị Whitmore

Khi người bệnh đã được chẩn đoán xác định nhiễm vi khuẩn Whitmore, tùy theo mức độ và diễn biến của bệnh mà áp dụng các phác đồ điều trị cụ thể.

Tất cả những trường hợp nhiễm bệnh từ nhẹ đến nặng đều cần được điều trị ban đầu bằng kháng sinh. Phác đồ điều trị thường kéo dài tối thiểu từ 10-14 ngày, có thể tiếp tục duy trì tới 4-6 tuần đối với những trường hợp nặng. Ban đầu bệnh nhân điều trị với kháng sinh đường tiêm để cho tác dụng điều trị nhanh chóng. Sau đó, người bệnh vẫn tiếp tục dùng kháng sinh đường uống để duy trì từ 3 đến 6 tháng.

– Kháng sinh truyền tĩnh mạch: Ceftazidime (lựa chọn ưu tiên) mỗi 6-8 giờ hoặc Meropenem mỗi 8 giờ.

– Kháng sinh uống: Trimethoprim-sulfamethoxazole mỗi 12 giờ hoặc Amoxicillin/clavulanic acid mỗi 8 giờ.

Một số trường hợp tiến triển nặng với các triệu chứng sốt cao, co giật, lơ mơ, không tỉnh táo,… cần phải cho thở máy, chăm sóc và theo dõi đặc biệt.

Lưu ý, để phòng ngừa tình trạng tái phát, bệnh nhân cần phải tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.

VI. Những biện pháp phòng ngừa vi khuẩn ăn thịt người Whitmore

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có vaccin phòng bệnh, cách duy nhất là chủ động phòng ngừa giảm nguy cơ mắc bệnh thông qua 1 số biện pháp chủ động như sau:

– Tránh tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, ứ đọng lâu ngày, nhất là khi có vết thương hở, trầy xước trên da,..Cần đặc biệt thận trọng với người bị tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính.

– Mang đồ bảo hộ lao động (găng tay, giày, ủng,…) khi làm nông nghiệp hoặc tiếp xúc với đất, nước nhiễm bẩn.

– Đối với nhân viên y tế, phải đảm bảo sử dụng khẩu trang, găng tay và các đồ bảo hộ y tế khác khi làm việc và tiếp xúc với người bệnh.

– Vệ sinh thường xuyên và sạch sẽ nhà cửa, các đồ dùng, dụng cụ trong gia đình.

– Nếu phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh cần đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

– Ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, mùa mưa, sau trận lũ lụt thường là thời điểm thuận lợi giúp vi khuẩn Whitmore sinh sôi và phát triển rất nhanh, vì vậy cần đề phòng hơn, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống bệnh.

Vi khuẩn ăn thịt người Whitmore gây bệnh nghiêm trọng có diễn tiến phức tạp và để lại biến chứng nặng nề. Tuy nhiên  nếu phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể hồi phục nhanh chóng.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *