Viêm ruột hoại tử – Cẩm nang A-Z những điều cần biết

Viêm ruột hoại tử là bệnh thường gặp ở trẻ sinh non thiếu tháng

Viêm ruột hoại tử là bệnh thường gặp ở trẻ sinh non thiếu tháng

Viêm ruột hoại tử là bệnh thường gặp ở trẻ sinh non thiếu tháng. Bệnh tiến triển nhanh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng ruột, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết!

1. Viêm ruột hoại tử là bệnh gì?

Viêm ruột hoại tử thường phát hiện ở trẻ sơ sinh thiếu tháng. 70 – 80% trẻ sinh non gặp phải tình trạng này, trẻ sinh non đủ tháng cũng có thể gặp phải bệnh này nhưng với tỉ lệ ít hơn.

Viêm ruột hoại tử là sự tổn thương của lớp ruột non hay ruột già dưới dạng hoại tử do thiếu máu và xuất huyết. Đây là nguyên nhân cấp cứu đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây bệnh còn chưa được xác định rõ, tuy nhiên một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

– Trẻ sinh non, thiếu tháng, không dung nạp được thức ăn, quá trình phát triển bào thai bất thường chiếm hơn 85% tỉ lệ trẻ bị viêm ruột hoạt tử, phần lớn là trẻ chưa đủ 32 tuần tuổi.

– Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, thiếu các kháng thể phòng bệnh.

– Vi khuẩn Clostridium xâm nhập vào đường tiêu hóa gây viêm. Một số loại vi khuẩn sống trong đường ruột khác cùng với sự phát triển chưa hoàn thiện của nhu động ruột làm tăng nguy cơ viêm ruột hoại tử.

– Trẻ bị ngạt, sinh sốc có giảm lưu lượng tưới máu.

– Trẻ có tình trạng là ứ trệ phân, vi khuẩn tăng sinh quá mức dẫn đến viêm ruột hoại tử.

Viêm ruột hoại tử thường gặp ở trẻ sơ sinh

Viêm ruột hoại tử thường gặp ở trẻ sơ sinh

2. Triệu chứng bệnh viêm ruột hoại tử

Viêm ruột hoại tử là căn bệnh có diễn biến nhanh, do đó cần phát hiện sớm điều trị bệnh kịp thời. Một số dấu hiệu điển hình của viêm ruột hoại tử có thể kể đến như:

Đau bụng

Các bệnh lý trên đường tiêu hóa hầu hết đều có triệu chứng này. Đau bụng là triệu chứng đầu tiên của bệnh, xuất hiện ở tất cả người bị viêm ruột hoại tử.

Ban đầu đau từng cơn, sau đó đau âm ỉ, nặng hơn sau khi ăn hoặc uống, đây là dấu hiệu để phân biệt với các bệnh lý tiêu hóa có đại tiện ra máu khác hoặc ở những thể nhẹ.

Đau ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn, hoặc không xác định được vị trí chính xác. Cơn đau kéo dài 4 – 12 ngày, thông thường khoảng 9 ngày. Trường hợp viêm ruột hoại tử có sốc, người bệnh bị đau dữ dội và kéo dài hơn 9 ngày.

Sốt

Đây cũng là triệu chứng thường gặp ở hầu hết người bệnh, xuất hiện sau cơn đau bụng và vào ngày đầu tiên của bệnh. Trường hợp viêm ruột hoại tử có sốt, dễ có nguy cơ sốt cao trên 38,5oC. Nếu sốt cao vẫn kéo dài hay xuất hiện sau tuần thứ hai, cần thận trọng bởi có thể đã xuất hiện các biến chứng của viêm ruột hoại tử như tắc ruột, viêm phúc mạc…

Đi ngoài ra máu

Người bệnh viêm ruột hoại tử có thể đi đại tiện ra máu ngay trong ngày đầu hoặc ngày thứ hai phát bệnh.

Phân thường có màu đỏ nâu, lỏng, mùi rất đặc trưng. Lượng phân mỗi lần đi khoảng 50 – 200ml. Đại tiện dễ dàng, không mót rặn. Tuy nhiên cũng có trường hợp không tự đại tiện được, phải ấn mạnh vào bụng hoặc đặt ống xông trực tràng để hỗ trợ.

Một số trường hợp bị táo bón sau một vài ngày đại tiện ra máu, thông thường kéo dài 2 – 3 ngày, có khi kéo dài 10 ngày. Nếu tình trạng táo bón xuất hiện mà các triệu chứng khác có dấu hiệu thuyên giảm thì chứng tỏ bệnh có diễn biến tốt. Trường hợp táo bón nhưng các triệu chứng tăng cao thì có nguy cơ biến chứng xảy ra.

Nôn

Thường xuất hiện khá sớm, vào ngày đầu, ngày thứ 2 của bệnh và thường chấm dứt vào ngày thứ 3, hiếm khi kéo dài quá 7 ngày. Nếu triệu chứng nôn xuất hiện vào tuần lễ thứ

Nếu nôn tái xuất hiện vào tuần thứ 2, cần nghĩ ngay đến biến chứng tắc ruột.

Trướng bụng

Xuất hiện muộn so với các triệu chứng trên, thường xuất hiện vào ngày thứ 3 của bệnh. Nếu bụng trướng xuất hiện sớm là dấu hiệu cảnh báo của tiên lượng nặng.

Viêm ruột hoại tử có thể gây đau bụng, chướng bụng

Viêm ruột hoại tử có thể gây đau bụng, chướng bụng

Sốc

Thường xuất hiện vào ngày thứ 1, thứ 2 của bệnh đi kèm với tình trạng nổi vân tím trên da và có nguy cơ tử vong.

3. Biến chứng của viêm ruột hoại tử

Viêm ruột hoại tử là tình trạng nghiêm trọng có thể cần phẫu thuật, có tỷ lệ mắc và nguy cơ tử vong cao. Bệnh thường gặp ở trẻ sinh non thiếu tháng nhưng cũng có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh đủ tháng, người trưởng thành khi ruột bị nhiễm khuẩn.

Viêm ruột hoại tử không được điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng như:

– Thành ruột suy yếu và có nguy cơ hoại tử, hình thành lỗ thủng dẫn đến tràn dịch tiêu hóa vào khoang bụng.

– Thủng ruột: Nếu xuất hiện biến chứng này, bệnh nhân cần được cấp cứu và phẫu thuật ngay lập tức. Thủng ruột do viêm ruột hoại tử có tỉ lệ tử vong cao.

– Viêm ruột hoại tử ở trẻ em có thể gây chậm phát triển, khó hấp thu các các chất dinh dưỡng và các vấn đề về gan mật.

– Ngoài ra, người bệnh lựa chọn phương pháp phẫu thuật để trị bệnh có nguy cơ cao bị bại não và các vấn đề về não, mắt.

4. Chẩn đoán viêm ruột hoại tử

Các triệu chứng lâm sàng

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, có thể xác định người bệnh có bị viêm ruột hoại tử hay không.

– Ở giai đoạn sớm mới phát bệnh: Trẻ ngủ lịm, ngủ li bì, thân nhiệt không ổn định, đau bụng vùng thượng vị hoặc quanh rốn, dịch dạ dày chậm tiêu, ứ dịch khoảng 20%. Trẻ xuất hiện những cơn ngừng thở ngắn, có nguy cơnhịp tim chậm, hạ đường huyết.

– Giai đoạn tiếp theo: Nôn trớ dịch vàng, da xanh tái, người bệnh cảm thấy đau bụng nhiều hơn, bị tiêu chảy, đại tiện ra máu kèm theo đau trướng bụng, thăm trực tràng.

– Giai đoạn muộn: Dịch dạ dày màu nâu đen, có sốc, bụng đau dữ dội, chướng nề, có thể xuất hiện ban đỏ. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các vấn đề về phúc mạc như viêm phúc mạc.

Cần chú ý những dấu hiệu bất thường của trẻ để mang trẻ đi khám kịp thời

Cần chú ý những dấu hiệu bất thường của trẻ để mang trẻ đi khám kịp thời

Xét nghiệm chẩn đoán

Để xác định chính xác người bệnh có bị viêm ruột hoại tử hay không, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau:

– Xét nghiệm máu ngoại biên: Cho kết quả bạch cầu tăng, tiểu cầu giảm.

– Xét nghiệm khí máu động mạch: Người bệnh bị nhiễm Acid chuyển hóa.

– Điện giải đồ: Natri giảm, Kali tăng.

– Xét nghiệm chức năng đông máu: Có nguy cơ rối loạn đông máu.

– Cấy phân, tìm hồng cầu trong phân.

– Chọc dịch màng bụng: Trong dịch thu được có máu hoặc mủ.

– Soi cấy dịch thấy có sự xuất hiện của vi khuẩn gram (-).

– Chụp X-quang cho hình ảnh hơi trong thành ruột. Trường hợp có biến chứng thủng ruột, có thể thấy hơi trong ổ bụng. Không có hơi ruột là biểu hiện của viêm phúc mạc.

5. Điều trị viêm ruột hoại tử

Điều trị nội khoa

Khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần được thăm khám bác sĩ ngay để điều trị kịp thời:

– Nhịn ăn đường miệng để đặt ống thông dạ dày, dẫn lưu dịch dạ dày. Chỉ ăn uống trở lại khi hết chướng bụng, không còn đại tiện ra máu hoặc tối thiểu 5 ngày sau khi chụp Xquang thấy tình trạng bệnh đã được kiểm soát. Trường hợp đang đặt Catheter tĩnh mạch rốn, người bệnh cần được rút bỏ Catheter. Có thể truyền điện giải, chống sốc và kết hợp điều trị DIC.

– Thuốc kháng sinh điều trị ban đầu là Ampicillin kết hợp Cefotaxim/Gentamicin và Metronidazol. Thời gian điều trị 10 – 14 ngày, liều lượng phù hợp với đáp ứng của từng người bệnh.

– Cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu biến chứng như tắc ruột, thủng ruột để được xử trí kịp thời.

Điều trị ngoại khoa

– Trường hợp viêm ruột hoại tử có biến chứng tắc ruột, thủng ruột, viêm phúc mạc, quai ruột bị hoại tử cần được thực hiện phẫu thuật. Nếu sau khi phẫu thuật 48 – 72 giờ, tình trạng bệnh không cải thiện, tiếp tục giảm tiểu cầu, toan chuyển hóa và rối loạn đông máu, cần loại bỏ phần ruột hoại tử và các phần bị nhiễm bệnh khác.

Cần cắt bỏ phần ruột bị hoại tử trong trường hợp có biến chứng

Cần cắt bỏ phần ruột bị hoại tử trong trường hợp có biến chứng

– Chế độ dinh dưỡng: Trường hợp trẻ sơ sinh mắc bệnh, cần cho trẻ bú lại khi các triệu chứng ổn định, bụng mềm không chướng, không ứ đọng dịch và đại tiện ra máu.Ở người lớn, cần lựa chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ hấp thu giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho người bệnh.

– Thận trọng khi dùng kháng sinh cho trẻ và dùng một số loại thuốc như: Nhóm xanthin, vitamin E, Indometacin, Cytokine, Cocain,…

6. Phòng ngừa viêm ruột hoại tử

Viêm ruột hoại tử ở người lớn chủ yếu là do nhiễm khuẩn tiêu hóa. Do đó, để phòng ngừa viêm ruột hoại tử, cần ăn chín, uống sôi để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

Viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh phần lớn là trẻ sơ sinh thiếu tháng. Do đó, mẹ cần đi khám thai định kỳ, luôn giữ sức khỏe ở trạng thái tốt nhất, tránh nguy cơ sinh non và các vấn đề sau sinh khác như đẻ ngạt, suy hô hấp kéo dài, đa hồng cầu ở trẻ đẻ non. Ngoài ra, cần tìm hiểu những thông tin về trường hợp sinh sớm so với ngày dự sinh để có hướng điều trị tốt, giúp con phát triển khỏe mạnh.

Nên nuôi con bằng sữa mẹ, nhất là những ngày đầu sau sinh để cung cấp các kháng thể IgA, IgG, IgM… và dưỡng chất thiết yếu nhất cho trẻ giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm ruột hoại tử. Khi cho trẻ uống sữa ngoài, có thể tăng dần lượng sữa không quá 20ml/kg/ngày, theo dõi đánh giá tình trạng dung nạp sữa của trẻ. Nếu thấy bình thường mới tiếp tục cho trẻ uống.

Viêm ruột hoại tử có thể tiến triển rất nhanh nếu không được điều trị kịp thời và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ. Do đó, cha mẹ cần chú ý tới việc phòng ngừa viêm ruột hoại tử cho bé, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh thiếu tháng, không được chủ quan trước các dấu hiệu bất thường của trẻ để được chẩn đoán bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *