Bệnh Zona thần kinh – Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Bệnh Zona thần kinh

Bệnh Zona thần kinh 

Zona thần kinh là một căn bệnh phổ biến, thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Rất nhiều người nhầm lẫn Zona thần kinh và bệnh “giời leo”. Cùng tìm hiểu với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về căn bệnh này cũng như phương pháp điều trị và phòng bệnh hiệu quả nhất.

I. Zona thần kinh là bệnh gì?

Bệnh Zona hay Herpes zoster là bệnh nhiễm trùng da do sự tái hoạt động của virus Varicella zoster (VZV) gây ra. Khi bị bệnh, các ban đỏ, mụn nước, bọng nước xuất hiện thành đám, thành chùm theo đường phân bố của thần kinh ngoại biên.

Đối tượng nguy cơ cao: Bệnh được ghi nhận ở mọi đối tượng. Thường gặp nhất ở người già, người suy giảm miễn dịch, đặc biệt ở người nhiễm HIV/AIDS.

Bệnh Zona và “giời leo” đều gây ra những tổn thương trên da, nổi ban đỏ, sau đó hình thành những đám mụn nước. Tuy nhiên, khác với bệnh Zona, mụn nước tụ lại thành đám, chạy theo đường đi của dây thần kinh thì “giời leo” là bệnh viêm da dị ứng, do độc tính của các loại côn trùng gây ra.

Sự phân bố của các ban đỏ trong bệnh Zona thần kinh

Sự phân bố của các ban đỏ trong bệnh Zona thần kinh

II. Nguyên nhân gây bệnh Zona thần kinh

Virus Herpes Zoster là nguyên nhân chính dẫn đến zona thần kinh. Nhưng quá trình gây bệnh của virus này lại khá đặc biệt.

Trong lần đầu virus lần đầu xâm nhập vào cơ thể, nó gây ra bệnh thủy đậu. Sau khi hết bệnh thủy đậu, virus này sẽ di chuyển vào các mô thần kinh gần tủy sống và não trong cơ thể và tồn tại ở dạng “ngủ yên”. Khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm, virus “thức dậy” và di chuyển dọc theo các sợi thần kinh đến da và dẫn đến xuất hiện bệnh zona thần kinh.

Virus Herpes Zoster - Nguyên nhân gây Zona thần kinh

Virus Herpes Zoster – Nguyên nhân gây Zona thần kinh

III. Triệu chứng của Zona thần kinh

1. Biểu hiện thường gặp

Các dấu hiệu thường gặp của bệnh Zona thần kinh bao gồm:

– Sốt, ớn lạnh và đau đầu, ngoài ra còn có thể có các triệu chứng như ù tai, sợ ánh sáng, rối loạn bài tiết mồ hôi.

– Đau, ngứa, bỏng rát ở vùng da bị tổn thương.

– Xuất hiện các chấm và mẩn đỏ trên da. Sau đó, hình thành các đám mụn nước, chạy dọc theo các dây thần kinh.

– Mụn nước vỡ ra và đóng vảy trong 10-12 ngày. Có thể để lại sẹo.

biểu hiện của bệnh zona

Triệu chứng của bệnh

Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám nếu nhận thấy bạn hay bất kỳ ai xung quanh bạn có bất kỳ dấu hiệu trên. Không có cách chữa khỏi bệnh zona. Nhưng có thể làm giảm nguy cơ biến chứng, bao gồm cả cơn đau kéo dài sau khi hết phát ban.

2. Bệnh Zona thần kinh gây ra các biến chứng nào?

Bệnh Zona có thể có các biến chứng kéo dài sau khi hết phát ban, bao gồm:

– Viêm não hoặc liệt mặt do ảnh hưởng đến một số dây thần kinh.

– Suy giảm thị lực, nổi ban đỏ xung quanh mắt.

– Gây nhiễm trùng, viêm da tại chỗ.

– Cơn đau kéo dài sau khi khỏi bệnh, có thể lên đến vài tháng hoặc cả năm. Thường 50 % bệnh nhân trên 50 tuổi gặp biến chứng này.

IV. Chẩn đoán bệnh Zona thần kinh

Zona thân kinh rất dễ nhận biết vì biểu hiện đặc trưng của dải mụn nước đỏ trên da. Ngoài ra các xét nghiệm cận lâm sàng cũng được sử dụng để chẩn đoán chính xác bệnh.

1. Vị trí tổn thư­ơng

Đây là yếu tố quan trọng để chẩn đoán Zona thần kinh. Thư­ờng xuất hiện ở một bên của cơ thể, dọc theo đư­ờng phân bố của các dây thần kinh.

– Zona đầu: tổn thư­ơng dây thần kinh sọ não, hạch não tuỷ. Đối với thần kinh sọ não, thường bị nhất là ở dây thần kinh số III.

– Zona mắt: xuất hiện các mụn nước ở trán, mi, cánh mũi, niêm mạc mũi… Nghiêm trọng có thể gây biến chứng như viêm – loét giác mạc, viêm mống mắt, rối loạn đồng tử, teo gai…

– Zona cổ và cổ cánh tay.

– Zona liên sư­ờn và ngực bụng th­ường ở 1/2 ngư­ời có thể lan xuống một bên cánh tay.

– Ít gặp Zona hông, bụng, sinh dục, bẹn, x­ương cùng, ụ ngồi, đùi, cánh tay,…

2. Xét nghiệm chẩn đoán Zona thần kinh

Nếu nghi ngờ bị Zona thần kinh, nên đến các trung tâm y tế để được khám và xét nghiệm, nhanh chóng có các biện pháp phòng ngừa. Một số xét nghiệm dùng trong chẩn đoán bệnh Zona như:

– Kính phết Tzanck: Lấy dịch mụn nước làm tiêu bản. Nhuộm, soi để xác định tác nhân gây bệnh. Hiện nay kỹ thuật này ít được sử dụng do xuất hiện những kỹ thuật mới tiên tiến hơn.

– Phát hiện kháng nguyên VZV bằng phản ứng DFA.

– Nuôi cấy virus.

– Sinh thiết da.

V. Bệnh Zona thần kinh có lây không?

Virus Varicella zoster có thể lây truyền cho những người chưa từng bị thủy đậu và chưa được tiêm phòng. Những người bị lây truyền virus sẽ bị mắc bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, nếu đã bị thủy đậu trước đó thì không bị nhiễm Zona từ người khác.

Zona thần kinh có lây không

Zona thần kinh có thể lây nhiễm được hay không?

Virus có thể lây truyền cho đến khi tất cả các vết loét ở người bị Zona thần kinh đã đóng vảy. Chính vì vậy để giữ gìn,không để bệnh lây truyền rộng, những người chưa mắc bệnh thủy đậu và có sức đề kháng kém nên tránh tiếp xúc với người bệnh. Đó là nhóm đối tượng sau:

– Phụ nữ mang thai.

– Trẻ sơ sinh.

– Người cao tuổi.

– Bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

VI. Cách điều trị bệnh Zona thần kinh nhanh nhất

Bệnh Zona thần kinh khá lành tính, thường tự khỏi sau 2-3 tuần và hiếm khi tái phát trở lại (<1%). Tuy nhiên, cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, tuân thủ theo phác đồ điều trị các tổn thương nhanh khỏi hơn. Việc lựa chọn thuốc cũng rất quan trọng dựa theo mức độ nặng của bệnh.

1. Nên uống thuốc gì khi bị bệnh Zona thần kinh?

Trường hợp không có biến chứng:

– Thuốc kháng virus giúp người bệnh chữa lành nhanh hơn và giảm nguy cơ biến chứng. Thuốc có hiệu quả nhất nếu bạn dùng chúng trong vòng 3 ngày kể từ khi bắt đầu phát ban, vì vậy nên được dùng càng sớm càng tốt và duy trì trong 7 – 10 ngày. Một số thuốc chống virus thường được sử dụng là:

+ Acyclovir: Liều 800mg x 5 lần/ngày.

+ Famciclovir: 500mg/lần, cách nhau 8 giờ (3 lần/ngày)

+ Valacyclovir: 1000mg/lần, cách nhau 8 giờ.

– Các thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm, an thần cũng được dùng để điều trị triệu chứng như Efferalgan, Seduxen, nhóm  Diazepam đặc biệt Neurontin 300mg (Gabapentin) thường dùng lúc đầu, 1 viên/ngày. Có thể tăng lên 2 viên/ngày.

– Sử dụng Corticoid để giảm đau trong thời kỳ cấp tính. Nhiều chuyên gia cho rằng, thuốc có tác dụng giảm đau sau khi khỏi bệnh.

Trường hợp suy giảm miễn dịch hoặc tổn thương lan rộng: Tiêm tĩnh mạch Acyclovir 30mg/kg/ngày, 3 lần x 7 ngày hoặc cho đến khi đóng vảy.

Trường hợp có tổn thương mắt: Kết hợp khám chuyên khoa mắt, điều trị Acyclovir đường tĩnh mạch.

2. Nên bôi thuốc gì?

Có thể sử dụng các thuốc tác dụng tại chỗ, làm dịu nhẹ vết tổn thương như: Hồ nước, dung dịch màu Milian, Castellani, mỡ Acyclovir, mỡ kháng sinh trong trường hợp có nhiễm khuẩn.

Bôi kem chứa Lidocain và Prilocain, kem Capsaicin, Lidocain gel để giảm đau tại chỗ.

Ngoài ra cần chăm sóc vết thương cẩn thận, tránh cọ xát làm các mụn nước bị vỡ ra.

3. Cách chữa bệnh Zona thần kinh trong dân gian

Từ trước, các thầy thuốc đông y đã sử dụng các dược liệu như lô hội, mật ong, tỏi, cam thảo,… để chữa bệnh Zona thần kinh.

– Lô hội: Nhanh liền sẹo, giảm đau, chống viêm hiệu quả.

– Mật ong: Thành phần hóa học có nhiều vitamin, các chất kháng khuẩn, sát khuẩn. Thoa mật ong lên vùng da bị tổn thương cũng giúp điều trị Zona hiệu quả.

– Tỏi và hành tây: Chứa Allicin, giúp tăng cường chức năng miễn dịch.

4. Kiêng ăn gì khi bị bệnh Zona thần kinh?

Người bệnh không nên ăn một số loại thực phẩm sau:

– Thực phẩm chứa nhiều chất béo: tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn và chậm lành vết thương.

– Rượu bia, chất kích thích: giảm miễn dịch, khiến virus lây lan mạnh hơn.

– Đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn chứa các chất béo, muối và chất bảo quản.

– Các loại hải sản dễ gây dị ứng như tôm, cua, sò, nghêu, hàu, ốc,…

VII. Phòng bệnh Zona thần kinh

Vaccine có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Zona thần kinh, giảm các biến chứng, do vậy nên tiêm Vaccine phòng bệnh. Kể cả bệnh nhân đã bị bệnh Zona trước đó cũng nên sử dụng Vaccine phòng bệnh.

Khuyến cáo dùng cho người từ 50 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trường hợp suy giảm miễn dịch thì không nên tiêm.

VIII. Các lưu ý khác trong phòng và điêu trị Zona thần kinh

– Bệnh nhân nên dùng các thực phẩm giàu vitamin A, B, C,… giúp tăng cường khả năng miễn dịch và cải thiện nhanh các vết thương trên da.

– Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nên uống 1,5 – 2 lít nước lọc mỗi ngày.

– Trà xanh: Có đặc tính chống virus, chống viêm và chống oxy hóa. Các polyphenol trong trà xanh đã được chứng minh có thể giúp chống virus herpes hiệu quả.

phòng bệnh zona

Cung cấp đủ nước mỗi ngày

– Không chạm vào vết thương, tránh để xà phòng, nước bẩn tiếp xúc với vùng da bị nhiễm bệnh.

– Nên tắm bằng nước mát hoặc nước ấm để làm sạch mụn nước và làm dịu làn da. Không dùng nước nóng vì nhiệt độ cao có thể làm kích thích vỡ mụn nước. Lau nhẹ bằng khăn mềm, ẩm sau khi tắm.

Zona thần kinh tuy không nguy hiểm nhưng các biến chứng của căn bệnh này gây ra cũng rất đáng lo ngại. Cần kiên trì điều trị để bệnh chóng khỏi. Nên tiêm Vaccine phòng bệnh thủy đậu cho trẻ và vaccine phòng bệnh zona cho người từ 50 tuổi trở lên để ngăn ngừa mắc bệnh.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *