Chế độ ăn cho người suy tim

Chế độ ăn cho người suy tim

Suy tim là tình trạng suy giảm chức năng co bóp của cơ tim khiếm tim không đủ sức bơm máu đi khắp cơ thể. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân suy tim cần có một chế độ ăn uống khoa học và phù hợp, giúp ngăn ngừa suy tim hiệu quả và cải thiện tình trạng của bệnh. Cùng tìm hiểu ngay với chúng tôi qua bài viết sau!

1. Chế độ ăn cho từng giai đoạn suy tim

Suy tim được chia thành 4 cấp độ, mỗi giai đoạn có những nguyên tắc hấp thu dinh dưỡng khác nhau, cụ thể như sau:

Chất dinh dưỡng

Giai đoạn 1-2

Giai đoạn 3

Giai đoạn 4

Năng lượng

30 kcal/kg cân nặng/ngày

25 – 30 kcal/kg cân nặng/ngày

Chất đạm

1 – 1.2 g/kg cân nặng/ngày

1 g/kg cân nặng/ngày

0.8 – 1 g/kg cân nặng/ngày

Chất béo

15 – 20% tổng năng lượng

Natri

< 2000 Na/ngày (5g muối)

< 1600 Na/ngày (4g muối)

< 1200 Na/ngày (3g muối)

Kali

4000 – 5000g/ngày, tăng Magie

4000 – 5000g/ngày, tăng Magie

4000 – 5000g/ngày, lưu ý chọn rau quả giàu Kali

Vitamin

Bổ sung đủ vitamin, đặc biệt là nhóm B

Lưu ý khác

Lao động vừa sức

– Nghỉ ngơi sau khi ăn, chỉ nên nạp đủ theo công thức

– Hạn chế uống nhiều nước khi bị phù

– Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, thức ăn chế biến dạng mềm

– Nghỉ ngơi sau khi ăn

– Hạn chế lượng nước uống khi bị phù

2. Hạn chế muối trong khẩu phần ăn

Ăn quá nhiều muối làm tăng giữ nước, khiến tình trạng phù, giữ nước nặng hơn, tăng gánh nặng cho tim và làm tăng huyết áp.

Chế độ ăn ít muối sẽ giúp người bệnh cải thiện đáng kể triệu chứng khó thở khi suy tim và kiểm soát huyết áp. Nếu người bệnh bị suy tim nặng (giai đoạn 4), cần ăn nhạt hoàn toàn để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Khi bị suy tim nên ăn ít muối

Khi bị suy tim nên ăn ít muối

Bệnh nhân suy tim cần chú ý:

– Hạn chế tối đa việc thêm muối vào đồ ăn, nên sử dụng các loại gia vị, thảo mộc như quế, gừng, chanh làm tăng hương vị cho món ăn.

– Thay vì kho, xào, tẩm ướp thêm các gia vị thì nên chế biến món ăn dạng hấp, luộc.

– Không nên sử dụng nước chấm mặn, các thực phẩm chế biến sẵn như rau củ muối chua, xúc xích, thịt hộp, cá hộp…

3. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ

Chất  xơ có nhiều trong trái cây, rau quả, yến mạch và các loại đậu. Chất xơ giúp làm giảm Cholesterol trong máu, điều hòa huyết áp, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Các thực phẩm giàu chất xơ giúp cải thiện tình trạng suy tim

Các thực phẩm giàu chất xơ giúp cải thiện tình trạng suy tim

Bệnh nhân suy tim nên bổ sung đủ 25 – 35 gram chất xơ mỗi ngày để kích thích tiêu hóa, giảm cholesterol và glucose hiệu quả.

4. Bổ sung đủ lượng Kali

Nồng độ Kali trong máu bình thường dao động trong khoảng 3,5-5 mEq/L. Hạ Kali máu gây ra các vấn đề nguy hiểm ở tim mạch như rối loạn nhịp tim dẫn đến ngừng tim.

Trong điều trị suy tim, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc lợi tiểu gây mất Kali, do đó, việc bổ sung Kali hoặc một chế độ ăn giàu Kali là rất cần thiết. Nên bổ sung khoáng chất thiết yếu này bằng các thực phẩm giàu Kali như chuối, bông cải xanh, bơ…

Tuy nhiên, nếu đang bị sử dụng thuốc chống đông máu kháng vitamin K thì người bệnh nên thận trọng khi bổ sung Kali do nguy cơ đông máu.

Bệnh nhân suy tim cũng nên bổ sung khoáng chất thiết yếu này bằng các thực phẩm giàu Kali như chuối, bông cải xanh, bơ…

5. Hạn chế chất béo

Rối loạn lipid là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy tim. Chế độ ăn quá nhiều chất béo khiến chúng không được đào thải hết ra ngoài, tích tụ trong cơ thể gây cản trở quá trình lưu thông máu, xơ vữa động mạch, tăng tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch.

Ngoài ra người bệnh cũng nên tránh sử dụng các loại thực phẩm chiên, xào rán, thịt đỏ, thức ăn nhanh… để đảm bảo sức khỏe tim mạch.

Bệnh nhân suy tim nên hạn chế chất béo và đồ chiên rán

Bệnh nhân suy tim nên hạn chế chất béo và đồ chiên rán

6. Uống nước vừa đủ

Ở bệnh nhân suy tim, đặc biệt là suy tim độ 3, độ 4, lượng nước nạp vào cơ thể không được thải trừ mà bị giữ lại, gây ra tình trạng phù nề. Khi xuất hiện các triệu chứng khó thở, phù nề, người bệnh nên hạn chế uống nước để cải thiện các triệu chứng này.

Nên uống tối đa 1 lít/ngày và tốt nhất chỉ uống khi khát. Lượng nước uống ngoài bữa ăn bằng lượng nước tiểu trong 24h cộng thêm 300 ml. Để giảm lượng nước uống mỗi ngày, người bệnh có thể uống nước trong ly nhỏ, chia làm nhiều lần trong ngày .

7. Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá

Các đồ uống có chứa chất ảnh hưởng đến thần kinh như rượu, đồ uống có cồn, cà phê ảnh hưởng đến hoạt động co bóp của cơ tim khiến cho tình trạng bệnh ngày càng diễn biến xấu.

Thuốc lá là nguyên nhân gây ra các bệnh về hô hấp, tim mạch trong đó có suy tim. Hút thuốc lá lâu ngày khiến cơ thể mệt mỏi, tạo cảm giác khó thở, đau tức ngực cho bệnh nhân suy tim.

Không sử dụng rượu bia, cafe, thuốc lá khi mắc bệnh suy tim để ngăn ngừa bệnh tái phát và nặng thêm.

Tránh dùng rượu, bia, thuốc lá khi bị suy tim

Tránh dùng rượu, bia, thuốc lá khi bị suy tim

8. Chia nhỏ lượng Protein trong mỗi bữa ăn

Khi bị suy tim, sử dụng quá nhiều protein trong một bữa ăn có thể khiến gia tăng gánh nặng cho tim, gây mệt mỏi, mất sức.

Do đó, người bệnh cần:

– Chia nhỏ các bữa ăn, có thể ăn 5 – 6 bữa/ngày, thay vì chỉ ăn 3 bữa/ngày.

– Sử dụng các thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp để dễ tiêu hóa hơn, giảm thiểu mất năng lượng khi nhai.

– Nghỉ ngơi sau khi ăn để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

– Bổ sung sữa, nước trái cây trong các bữa ăn phụ.

Chế độ ăn giúp cải thiện các triệu chứng suy tim, ngăn ngừa suy tim tiến triển nặng. Để được tư vấn và biết thêm chi tiết, người bệnh có thể gọi điện đến số Hotline của Dược Điển Việt Nam, các dược sĩ của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc. Sức khỏe của bạn là sự quan tâm lớn nhất của chúng tôi

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *