Thiếu máu cơ tim nên ăn gì? Kiêng gì

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng giúp hỗ trợ điều trị tình trạng thiếu máu cơ tim, ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ tiến triển bệnh. Tìm hiểu ngay những loại thực phẩm người bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn, không nên ăn qua bài viết sau đây!

1. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thiếu máu cơ tim

Chế độ dinh dưỡng cũng có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với tình trạng của bệnh, giúp hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Một số nguyên tắc chung trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh thiếu máu cơ tim:

– Tránh các loại đồ ăn có nhiều Cholesterol và chất béo bão hòa. Giảm các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa muối, cà muối, thịt hun khói…

– Không ăn nội tạng động vật, mỡ động vật.

– Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi….

– Ăn nhạt, giảm muối, ít đường trong chế độ ăn hàng ngày, nên ăn các món hấp, luộc thay vì chiên, xào.

– Tập luyện thể dục hàng ngày, nên tập các môn thể thao có sức bền như đi bộ, đạp xe, chạy bộ, không nên tập quá sức.

– Hạn chế các đồ uống có cồn như rượu bia hay đồ uống có gas, chất kích thích như cà phê…

– Lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống, không nên ăn thực phẩm quá nóng hay quá lạnh.

– Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, duy trì cân nặng ổn định.

2. Các loại thực phẩm người bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ các chất dinh dưỡng quan trọng khác như vitamin B, sắt, axit folic, selen, kali và magie cho cơ thể.

Có thể sử dụng những loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì đen, gạo nâu, yến mạch, lúa mạch đen, quinoa… thay thế cho cơm trắng để sử dụng hàng ngày hoặc chế biến thành các loại sữa hạt thay thế bữa ăn sáng, bữa chính.

Ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm xơ vữa động mạch

Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch, hỗ trợ điều trị thừa cân, béo phì và cả thiếu máu cơ tim.

Đậu

Các loại đậu giàu Protein như đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu nành… đều là thực phẩm tiêu hóa chậm chứa nhiều chất xơ, protein có thể thay thế cho các loại thịt, giúp cơ thể no lâu hơn, ngoài ra trong đậu có lượng đường tương đối thấp sẽ ngăn insulin tiết ra gây cảm giác đói, từ đó giúp giảm chất béo bão hòa cholesterol, giảm xơ vữa động mạch,… 

Chế biến các loại đậu như món ăn hàng ngày thay thế cho một phần thịt trong bữa ăn.

Sữa chua, sữa ít béo

Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa tách béo, chứa ít chất béo bão hòa, Cholesterol hơn các loại sữa nguyên chất. Đây là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ 30% đau tim ở người tăng huyết áp.

Ăn 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày là đủ. Nên chọn sữa chua không đường, ít đường để giảm lượng đường hấp thu

Người bệnh thiếu máu cơ tim nên bổ sung sữa chua

Trà xanh

Trà xanh làm giảm hai loại mỡ xấu LDL cholesterol và Triglyceride, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, đột quỵ.

Tuy nhiên, uống quá nhiều trà xanh mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận, men gan cao. Do đó, chỉ nên uống một vài tách trà xanh mỗi ngày để cải thiện sức khỏe tim mạch.

Trái cây, rau củ

Một trong những nhóm thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng nhiều là các loại trái cây, củ quả và rau xanh.

Trong rau củ chứa nhiều vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe tim mạch. Ăn nhiều rau quả giúp giảm Cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa mạch, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim.

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho người bệnh thiếu máu cơ tim

Nên bổ sung khoảng 300 gam rau xanh và khoảng 100 – 200 gam hoa quả mỗi ngày. Tốt nhất nên lựa chọn trái cây hoặc rau củ quả tươi, tránh đồ đóng hộp hoặc muối chua vì chúng thường chứa nhiều muối, không tốt cho tim mạch. Các loại rau quả nên bổ sung mỗi ngày như bông cải xanh, rau chân vịt, cam, quýt, nho, chuối, dâu tây…

Thực phẩm giàu vitamin E

Vitamin E giúp kiểm soát cholesterol xấu, duy trì cholesterol tốt, chống oxy hóa, tốt cho tim mạch, đặc biệt là người bị thiếu máu cơ tim.

Vitamin E có trong bơ và các loại rau xanh đậm màu như rau bina, bông cải xanh hay bơ, dầu oliu… Tăng cường bổ sung vitamin E để hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Quả bơ không chỉ cung cấp vitamin E, nó cũng là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh cho tim, giảm mỡ máu xấu, hạn chế thừa cân và béo phì, giảm huyết áp trung bình cũng như hạn chế đến 15% nguy cơ đột quỵ cho người bị thiếu máu cơ tim 2 lá.

3. Các loại thực phẩm không nên ăn

Đồ ăn chứa nhiều chất béo xấu

Các chất béo được gọi là “xấu” bao gồm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Chúng có thể làm răng hàm lượng LDL, giảm nồng độ HDL, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ, đau tim.

Người bệnh thiếu máu cơ tim nên kiêng tuyệt đối các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu như:

– Mỡ động vật.

– Nội tạng động vật.

– Sữa nguyên chất, phô mai, bơ.

– Đồ chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán, đồ hộp.

Cafein, rượu bia

Trong cà phê, trà thường có chứa nhiều Cafein gây kích thích hệ thống thần kinh tim, dẫn đến tăng huyết áp, nhịp tim… không tốt cho người bị thiếu máu cơ tim do làm tăng gánh nặng cho tim khiến tình trạng thiếu máu cơ tim nặng hơn.

Rượu bia và các loại thức uống chứa cồn khác cũng có thể ảnh hưởng đến tim mạch như làm tăng nhịp tim, gây tổn thương cơ tim, suy giảm chức năng tim. Do đó, người thiếu máu cơ tim tốt nhất nên tránh xa những loại đồ uống này để đảm bảo sức khỏe.

Người bị thiếu máu cơ tim không nên uống rượu bia để tránh bị tăng nhịp tim

Các sản phẩm nhiều đường, đồ uống có ga

Bánh kẹp, Socola chứa một lượng lớn đường, có nguy cơ làm tăng đường huyết đột ngột dẫn đến nguy cơ rối loạn nhịp tim, các vấn đề về tim mạch như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch.

Bánh kẹo công nghiệp hoặc đồ uống có gas thường chứa hương liệu, màu, đường và các chất làm ngọt nhân tạo khác không tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, có thể sử dụng socola đen nguyên chất chưa qua tinh chế giúp làm giảm stress, tốt cho tim mạch.

Muối

Người mắc các bệnh tim mạch, bao gồm thiếu máu cơ tim nên hạn chế muối, bởi nguy cơ làm tăng huyết áp, tăng gánh nặng cho tim, khiến cho bệnh trở nặng.

Chúng ta có thể giảm bớt lượng muối bằng cách:

– Hấp, luộc thức ăn thay vì các món chiên, xào, tẩm ướp gia vị nhiều muối.

– Hạn chế nêm thêm muối vào đồ ăn.

– Không sử dụng đồ chấm như muối, nước mắm.

Thịt đỏ

Thịt đỏ bao gồm các loại thịt của động vật có vú, màu đỏ khi còn tươi sống như thịt bò, thịt lợn, dê. Đây là loại thực phẩm được các bác sĩ tim mạch và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn.

Trong thịt đỏ có chứa nhiều chất béo bão hòa, Cholesterol… Những thành này làm tăng nguy cơ dẫn đến thiếu máu cơ tim và phát triển thành nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ.

Thịt đỏ chính là thịt của các loại động vật có vú, có sắc màu đỏ khi còn tươi, màu tối khi nấu chín. Những loại thịt đỏ thường gặp như thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt gà, gà tây, vịt, ngỗng,…

Trên đây là một số thực phẩm nên ăn, không nên ăn dành cho người thiếu máu cơ tim mà bạn đọc có thể tham khảo. Nếu gặp khó khăn trong việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày, người bệnh có thể hỏi ý kiến của các bác sĩ tim mạch, chuyên gia dinh dưỡng hoặc liên hệ với chúng tôi qua số Hotline để được tư vấn thêm. Dược Điển Việt Nam, đồng hành cùng sức khỏe của bạn

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *