Khám phá giá trị dinh dưỡng của rong biển đối với cho sức khỏe

Rong biển mang nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe

Rong biển mang nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe

Rong biển là một thực phẩm giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Với những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe, rong biển ngày càng phổ biến và hiện nay được sử dụng nhiều trong chế biến các món ăn đa dạng. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về giá trị dinh dưỡng của rong biển qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các tác động của chúng đến sức khỏe con người.

I. Rong biển là gì?

Rong biển hay còn gọi là tảo bẹ, là một thuật ngữ phổ biến dùng để chỉ chung nhiều loài tảo và thực vật biển khác nhau. Chúng phân bố được ở cả môi trường nước mặn và nước lợ. Khu vực sinh sống có thể trên các rạn san hô, các vách đá hoặc thậm chí dưới tầng nước sâu ngoài đại dương, nơi vẫn có ánh sáng mặt trời chiếu đến.

Môi trường sinh trưởng của rong biển

Môi trường sinh trưởng của rong biển

II. Các loại rong biển

Rong biển được chia thành rất nhiều loại khác nhau với màu sắc đa dạng từ đỏ, xanh lá cây, xanh dương đến nâu đen. Một số loại phổ biến hay được sử dụng như sau:

1. Rong biển Wakame

Là loại rong biển được thu hoạch vào mùa xuân, thấy nhiều nhất ở Nhật Bản. Hàm lượng dinh dưỡng khá cao và giàu chất xơ. Chú ý cần ngâm với nước cho rong biển nở ra hoàn toàn khi sơ chế.

2. Rong biển Hijiki

Có màu nâu đen, dạng sợi ngắn và nhỏ. Loại này thường được bán dưới dạng khô, ngâm nước khoảng một giờ rồi rửa sạch và sử dụng để xào nấu.

3. Rong biển Kombu

Điểm nổi bật là rong biển loại này có hàm lượng Canxi cao nhất, hầu như không chứa Protein. Không có mùi tanh nên kết hợp được với nhiều món ăn khác nhau.

4. Rong biển Nori

Thường có màu xanh đen, mùi tanh cùng với vị hơi lợ. Là loại giàu vitamin A, B1, sắt, kẽm và canxi. Bán ở dạng mỏng, khô và được dùng nhiều nhất để cuộn Sushi ăn trực tiếp.

5. Rong nho

Có hàm lượng dinh dưỡng cao với màu xanh tự nhiên, xuất hiện nhiều ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Vì có mùi khá tanh nên nhiều người không ưa chuộng, được dùng để nấu canh và ăn kèm với các loại thức ăn khác.

Các loại rong biển

Các loại rong biển

III. Giá trị dinh dưỡng của rong biển

Rong biển là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều khoáng chất và các nguyên tố vi lượng giúp ích cho sức khỏe. Hàm lượng có thể khác nhau tùy theo từng loài và khu vực sinh sống của chúng. Tuy nhiên, về cơ bản, cứ 100g sẽ chứa các tỷ lệ chất dinh dưỡng như sau:

– Carbs: 10g, Protein: 2g, Chất béo: 1g.

– Sợi quang: 35% RDI, Iod: 65% RDI.

– Mg: 180% RDI, Mn: 70% RDI, Fe: 20% RDI.

– Na: 70% RDI, Ca: 60% RDI, K: 45% RDI.

– Folate: 50% RDI, Vitamin K: 80% RDI.

Bên cạnh đó, rong biển còn chứa một lượng nhỏ các acid béo Omega 3, Omega-6, các vitamin A, B, C, E, Phốt pho và Choline. Đặc biệt, các hợp chất Polysaccharide Sulfate (sPS) có trong rong biển được cho là góp phần mang lại lợi ích cho sức khỏe.

IV. Những tác dụng tuyệt vời của rong biển

Nhờ có thành phần dinh dưỡng phong phú, đa dạng như trên, vai trò quan trọng nhất của rong biển là cung cấp các Vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể phát triển. Vì thế, rong biển là một món ăn ngon và bổ dưỡng ngày càng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, chúng còn mang đến nhiều lợi ích đáng chú ý cho từng cơ quan cụ thể.

1. Tăng cường chức năng tuyến giáp nhờ rong biển

Tuyến giáp là cơ quan tiết ra các hormone quan trọng giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng, quản lý sự trao đổi chất cho cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên để bộ phận này hoạt động bình thường và hiệu quả, mỗi người cần cung cấp đủ lượng Iốt tối thiểu hàng ngày. Chế độ ăn uống thiếu Iốt có thể dẫn đến suy giáp với những triệu chứng điển hình như: bướu cổ, mệt mỏi, thay đổi cân nặng.

Rong biển giúp tăng cường chức năng tuyến giáp

Rong biển giúp tăng cường chức năng tuyến giáp

Đáng chú ý, rong biển lại là một loại thực phẩm chứa nguồn Iốt dồi dào. Hàm lượng có sự khác nhau nhiều, phụ thuộc vào chủng loại và môi trường phát triển của chúng. Tuy nhiên, về cơ bản một miếng rong biển khô đã có khả năng cung cấp đến 11% lượng Iốt cần thiết mỗi ngày. Ngoài ra, rong biển còn chứa Tyrosine, là một acid amin góp phần giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả hơn.

2. Cải thiện và phòng ngừa mắc bệnh tim mạch bằng cách sản phẩm có rong biển

Rong biển chứa trong mình nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho hệ thống tim mạch, ví dụ như acid béo Omega-3, các chất xơ hòa tan,…Ngoài ra, chúng còn giúp kiểm soát mức độ Triglyceride và Cholesterol trong cơ thể. Điều này góp phần bảo vệ một trái tim khỏe mạnh, thúc đẩy máu lưu thông tốt trong lòng mạch, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, suy tim, tang huyết áp hay một số bệnh nguy hiểm khác.

Rong biển hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch

Rong biển hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch

3. Ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2

Một số hợp chất tìm thấy trong rong biển được cho là giúp ổn định lượng đường trong máu. Trong đó có Fucoxanthin là một chất chống oxy hóa, có tác dụng làm tăng độ nhạy cảm của hormon Insulin, kiểm soát tốt nồng độ Glucose huyết. Các chất xơ cũng làm chậm đáng kể tốc độ hấp thu Carbs trong thức ăn qua thành ruột. Qua đó giúp phòng chống hiệu quả bệnh đái tháo đường tuýp 2.

4. Rong biển hỗ trợ nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa

Bằng nhiều cách thức khác nhau, rong biển có tác dụng góp phần cải thiện sức khỏe đường ruột. Các chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, đảm bảo trơn tru hệ tiêu hóa. Ngoài ra, các chất Agar, Carrageenan và Fucoidans trong rong biển hoạt động giống như Prebiotic, có chức năng nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi, hạn chế không gian phát triển của vi khuẩn có hại khác.

Rong biển giúp cải thiện sức khỏe đường ruột

Rong biển giúp cải thiện sức khỏe đường ruột

Rong biển còn được dùng ăn kèm với các loại thức ăn gây đầy hơi và tức bụng. Vì chúng kích thích sự sản sinh các enzym tiêu hóa, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của các chất béo.

5. Sử dụng thường xuyên rong biển giúp giảm cân và chống béo phì

Một nghiên cứu năm 2010 đã chỉ ra rong biển ức chế hoạt động của men tiêu hóa Lipase, do đó làm giảm tỷ lệ chất béo hấp thu đến 75%. Thêm nữa, nhờ lượng Calories thấp, nhiều chất xơ nên rong biển được dùng làm các bữa ăn nhẹ thích hợp cho những người muốn giảm cân.

Ngoài ra, hợp chất Fucoxanthin trong rong biển còn giúp tăng cường phân hủy và giảm hấp thu chất béo, có tác dụng chống béo phì hiệu quả.

Rong biển giúp giảm cân, chống béo phì

Rong biển giúp giảm cân, chống béo phì

6. Rong biển góp phần phòng ngừa ung thư

Rong biển có hàm lượng cao các chất chống oxy hóa nên giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn thương do tác hại của các gốc tự do, từ đó ngăn chặn hiệu quả các bệnh mãn tính như ung thư. Có khả năng giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ nhờ làm giảm nồng độ estrogen. Các chất xơ cũng giúp chống lại ung thư ruột kết, nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa.

7. Phối hợp trong các chế phẩm làm đẹp da

Giàu các vitamin, khoáng chất thiết yếu, acid amin và chất chống oxy hóa có tác dụng hồi sinh, nuôi dưỡng làn da. Vì thế, các chất chiết xuất từ rong biển là thành phần quan trọng trong chế phẩm mỹ phẩm chăm sóc da.

Rong biển đỏ là nguồn cung cấp Omega-3 giúp chống viêm, giảm mụn trứng cá, ngăn ngừa các vấn đề về ngoài da khác. Từ đó, giữ cho làn da trẻ trung, mịn màng hơn.

Rong biển cho làn da mịn màng

Rong biển cho làn da mịn màng

V. Các cách chế biến rong biển

Có nhiều cách chế biến, dễ dàng kết hợp để làm nhiều món ăn khác nhau từ rong biển. Điển hình nhất có thể kể đến Sushi cuộn của Nhật Bản đã sử dụng rong biển Nori cuốn cơm và cá sống. Ngoài ra còn nhiều món ăn đơn giản khác có thể tham khảo như sau:

– Canh rong biển.

– Salad rong biển.

– Cơm cuộn rong biển.

– Rong biển rang,…

Các cách chế biến rong biển

Các cách chế biến rong biển

VI. Những lưu ý đặc biệt khi sử dụng rong biển

Vì là loại thực vật biển phong phú và giàu giá trị dinh dưỡng, rong biển ngày càng được nhiều người sử dụng phổ biến dưới nhiều cách thức khác nhau. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần lưu ý để tránh một vài nguy cơ gây hại tiềm ẩn khi dùng.

Lưu ý khi sử dụng rong biển

Lưu ý khi sử dụng rong biển

1. Nguy cơ dư thừa Iốt trong cơ thể

Do chứa hàm lượng Iốt rất cao nên cần lưu ý không sử dụng rong biển với lượng lớn trong nhiều ngày liên tục. Mức Iốt tối đa được khuyến cáo ở khoảng 1100mcg trong một ngày đối với người trưởng thành.

Để tránh nạp lượng I ốt vượt mức, có thể ăn rong biển đồng thời với một số loại thực phẩm có tính chất ức chế sự hấp thu Iốt của tuyến giáp như: bông cải xanh, cải chíp, bắp cải… Ngoài ra, nấu rong biển trong nước khi chế biến cũng là một cách để giảm lượng Iốt.

2. Có thể tích tụ kim loại nặng dẫn đến nhiễm độc

Trong quá trình sinh trưởng dưới biển sâu, rong biển có thể hấp thụ và lưu trữ lượng lớn kim loại nặng độc hại cho sức khỏe như: Thủy ngân (Hg), Chì (Pb), Cadmium,… Nếu sử dụng thường xuyên rong biển dài ngày, các nguyên tố này có thể tích tụ theo thời gian dẫn đến nhiễm độc nguy hiểm.

Rong biển gây nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng

Rong biển gây nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng

Như vậy, rong biển là một loại sinh vật biển đa dạng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngày nay, rong biển ngày càng được sử dụng phổ biến nhờ đem lại nhiều hiệu quả bảo vệ sức khỏe. Có nhiều cách thức để chế biến rong biển giúp tăng hương vị và niềm yêu thích với loại nguyên liệu này. Tuy nhiên cần chọn mua rong biển tại các cửa hàng uy ín có xuất xứ rõ ràng.  Lưu ý đến mức độ nhiễm kim loại nặng và lượng Iốt khi sử dụng chúng thường xuyên để đề phòng các tác dụng phụ xảy ra.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *