Viêm phế quản co thắt: Cẩm nang những điều cần biết đầy đủ nhất

Viêm phế quản co thắt - những điều cần biết đầy đủ nhất

Viêm phế quản co thắt là một bệnh lý khá phức tạp, dễ bị nhầm lẫn với hen phế quản, do đó thường gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị. Cùng tìm hiểu về bệnh viêm phế quản co thắt qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về bệnh và có biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

I. Hội chứng viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản co thắt là viêm phế quản dạng hen do virus và ký sinh trùng gây ra ở đường hô hấp. Các cơ phế quản bị viêm dẫn đến các cơn co thắt, hậu quả là lòng phế quản bị thu hẹp lại.

Không khí kém lưu thông, ống phế quản bị viêm làm tăng tiết chất nhầy, dẫn đến các triệu chứng khó thở, thở rít, thở khò khè, ho có đờm.

II. Nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt

Hội chứng viêm phế quản co thắt thường xảy ra ở trẻ em, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi trong thời điểm giao mùa. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Một số nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt:

– Tiền sử hen suyễn hoặc mẫn cảm với tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi, lông động vật, nấm mốc…

– Nhiễm trùng đường hô hấp.

– Bị kích thích bởi các yếu tố như khói, ô nhiễm không khí, môi trường, không khí lạnh hoặc khô.

– Thời tiết thay đổi thất thường.

– Vi khuẩn, virus ký sinh ở vùng mũi họng hoạt động mạnh gây viêm co thắt ở phế quản.

– Ngoài ra, còn có một số yếu tố dẫn đến viêm phế quản co thắt như rối loạn tiêu hóa, căng thẳng  tâm lý, nhiễm độc hóa học…

III. Triệu chứng của viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản co thắt thường có các biểu hiện khá giống với bệnh hen suyễn, một số triệu chứng của bệnh có thể kể đến như sau:

– Ho: Đây là một biểu hiện không đặc hiệu do gặp trong nhiều bệnh lý ở đường hô hấp. Người bệnh có thể gặp trong nhiều triệu chứng ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng kéo dài.

Ho là triệu chứng không đặc hiệu khi bị viêm phế quản co thắt

Ho là triệu chứng không đặc hiệu khi bị viêm phế quản co thắt

– Hụt hơi, thở khò khè, thở rít: Tiếng khò khè khi thở là dấu hiệu của tình trạng không khí kém lưu thông do phế quản bị viêm, diện tích lòng ống thu hẹp.

– Sốt: Người bệnh có thể không sốt, nhưng cũng có thể sốt nhẹ, sốt cao, sốt liên tục không giảm.

– Tức ngực, trào ngược dạ dày, thường xuyên buồn nôn trước và sau ăn.

Viêm phế quản co thắt nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng như suy hô hấp, viêm tai giữa, viêm phổi… Ở người già, bệnh còn có nguy cơ gây suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng.

IV. Chẩn đoán viêm phế quản co thắt

Ngoài các triệu chứng của bệnh, viêm phế quản co thắt có thể được chẩn đoán bằng các phương pháp sau:
– Chụp CT Scan phổi: Giúp đánh giá chính xác các tổn thương phổi, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.

– Chụp X-quang phổi để xác định nguyên nhân gây ho và các vấn đề hô hấp khác như các dấu hiệu nhiễm trùng, viêm phổi, viêm đường hô hấp.

– Đo lưu lượng đỉnh thở ra.

– Đo dung tích phổi để kiểm tra chức năng phổi khi hít thở.

V. Phương pháp điều trị viêm phế quản co thắt

Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chẩn đoán và quyết định phương pháp điều trị phù hợp ở từng người bệnh. Trường hợp nhẹ chỉ cần điều trị ngoại trú, trường hợp nặng có thể phải nhập viện điều trị. Do đó, nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường, cần thăm khám bác sĩ, chuyên gia ngay để có biện pháp điều trị phù hợp.

1. Điều trị nguyên nhân

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm phế quản co thắt do virus, do đó, nếu mắc bệnh, chỉ thực hiện các biện pháp điều trị triệu chứng.

Trường hợp bệnh do vi khuẩn gây ra, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc kháng sinh như nhóm Beta lactam, Cephalosporin…

2. Thuốc điều trị triệu chứng

– Nếu sốt trên 38,5 độ C, cần dùng Paracetamol để hạ sốt. Không dùng quá 4g/ngày, các liều cách nhau 4-6 giờ để tránh gây ngộ độc thuốc, dẫn đến hủy hoại tế bào gan.

– Dùng thuốc long đờm cho người ho có đờm, ho nhiều gây mệt mỏi, mất ngủ.

– Cần chú ý bù nước, điện giải để phòng ngừa mất nước.

– Nếu xuất hiện triệu chứng khó thở, cần dùng thuốc giãn phế quản như Theophylin, Salbutamol.

Nếu người bệnh sốt cao trên 38,5 độ C, cần uống thuốc hạ sốt

Nếu người bệnh sốt cao trên 38,5 độ C, cần uống thuốc hạ sốt

– Ngoài ra, người bệnh nên uống nhiều nước, chườm ấm nếu sốt dưới 38,5 độ C, vệ sinh mũi họng thường xuyên để nhanh chóng khỏi bệnh.

3. Thảo dược trị viêm phế quản co thắt

Khi bệnh nhẹ, người bệnh cũng có thể sử dụng các thảo dược theo phương pháp dân gian để chữa bệnh như trầu không, gừng, diếp cá…:

– Trầu không:

+ Các dẫn xuất Phenol có trong trầu không giúp kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa hiệu quả.

+ Có khả năng kháng vi khuẩn Gram dương như B.subtilis hay nấm như A.niger, F.oxysporum… Được sử dụng như một loại kháng sinh thiên nhiên, giúp, giãn cơ hô hấp, cải thiện chức năng thông khí, trị viêm phế quản co thắt hiệu quả.

– Gừng:

+ Gây giãn mạch, tăng tỷ lệ Protein toàn phần, ?-globulin khi nghiên cứu trên động vật. Đồng thời, gừng cũng ức chế Histamin và Acetylcholin, chống co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa.

+ Cải thiện tình trạng dị ứng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

+ Hạ sốt, giảm đau, giảm ho.

– Diếp cá:

+ Chống viêm, hạ sốt, cải thiện chức năng hô hấp.

+ Ngoài ra, diếp cá được dùng trị đau mắt đỏ, đau mắt do nhiễm trực khuẩn mủ xanh, viêm phổi hoặc phổi có mủ, viêm ruột, bí tiểu tiện, kinh nguyệt không đều.

+ Diếp cá cũng được dùng trong điều trị kiết lỵ, táo bón, trĩ, mụn nhọt, lở ngứa, sởi ở trẻ em.

Xem thêm: Mẹo dân gian chữa viêm phế quản

VI. Cách phòng ngừa viêm phế quản co thắt tốt nhất

Các biện pháp ngăn ngừa viêm phế quản co thắt:

– Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dưỡng chất, vitamin giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.

– Tập luyện thể dục thể thao vừa sức, tránh các bài tập vận động quá sức giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, tăng cường năng lượng cho cơ thể.

– Không dùng rượu bia, các chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá giúp làm giảm các yếu tố gây hại có thể xâm nhập vào cơ thể.

– Giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông, vệ sinh môi trường sạch sẽ, ấm về mùa đông, phòng ngừa cảm lạnh.

– Đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi.

Viêm phế quản dễ gặp ở trẻ nhỏ, do đó cha mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, vệ sinh mũi họng thường xuyên cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra, cần hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn.

Mong rằng qua những thông tin trên, người bệnh sẽ hiểu rõ hơn về viêm phế quản co thắt để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh hiệu quả.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *