Cách xử trí khi bị ong đốt tại nhà

Xử trí khi bị ong đốt như thế nào?

Xử trí khi bị ong đốt như thế nào?

Ong đốt là một tai nạn phổ biến. Trong hầu hết các trường hợp, ong đốt chỉ gây khó chịu và có thể điều trị tại nhà để giảm bớt cơn đau. Nhưng nếu bị dị ứng hoặc bị đốt nhiều lần có thể bị phản ứng nghiêm trọng hơn, cần điều trị khẩn cấp. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có cách xử trí khi bị ong đốt tốt nhất, làm dịu nhanh cảm giác đau buốt.

1. Những phản ứng có thể gặp phải khi bị ong đốt

Đối với hầu hết mọi người, khi  bị ong đốt sẽ có cảm giác đau nhói tạm thời, sưng, đỏ, nóng và ngứa tại chỗ, không có bất cứ biến chứng nghiêm trọng nào. Nhưng nếu cơ địa dị ứng hoặc bị ong đốt nhiều lần có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Ong đốt gây đau, sưng, đỏ và ngứa tại chỗ

Ong đốt gây đau, sưng, đỏ và ngứa tại chỗ

Khi một con ong mật đốt, ngòi của nó đâm vào da. Ong mật là loại ong duy nhất chết sau khi đốt, vì vậy nó chỉ có thể đốt người 1 lần. Ong bắp cày và các loài khác không bị mất ngòi, chúng có thể đốt nhiều hơn một lần.

Khi đốt, chất độc từ ngòi độc truyền vào có thể qua da có thể gây đau và các triệu chứng khác. Một số người bị dị ứng với chất độc này. Ở mức độ nhẹ, các phản ứng dị ứng nhẹ gây mẩn đỏ và sưng tấy nhiều hơn tại vết đốt. Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể gây ra với các biểu hiện như:

– Da nhợt nhạt.

– Ngứa dữ dội.

– Sưng lưỡi và cổ họng.

– Khó thở.

– Mạch nhanh.

– Buồn nôn và ói mửa.

– Bệnh tiêu chảy.

– Chóng mặt.

– Mất ý thức.

Và nặng nhất người bị đốt có thể bị sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Chính vì vậy nếu có bất kỳ dấu hiệu phản ứng nghiêm trọng nào khi bị ong đốt, hãy tìm sự trợ giúp khẩn cấp, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để các bác sĩ xử trí.

2. Xử trí khi bị ong đốt tại nhà

Trong phần lớn các trường hợp đều có thể xử trí khi bị ong đốt bằng các biện pháp đơn giản tại nhà.

2.1 Xử trí ban đầu

Ngay khi ong đốt việc đầu tiên cần làm là lấy ngòi ra nhanh chóng. Ngòi độc ở trên da càng lâu, nó sẽ tiết ra càng nhiều chất độc,làm đau và sưng tấy vùng da sung quanh. Để điều trị vết đốt từ ong, các bác sĩ da liễu khuyên mọi người nên áp dụng các bước xử lý ban đầu sau:

– Bình tĩnh: Nếu bị đốt, hãy bình tĩnh đi ra khỏi khu vực đó để tránh bị ong tấn công thêm.

– Tháo ngòi: Nếu ngòi vẫn còn trên da, hãy loại bỏ bằng cách dùng móng tay hoặc nhíp để gắp nó ra. Không được dùng tay để bóp loại bỏ ngòi, vì việc bóp ngòi có thể khiến nọc độc tiết ra nhiều hơn và lan rộng ra những vùng da khác .

– Rửa vết đốt bằng xà phòng và nước.

– Chườm túi lạnh để giảm sưng. Lưu ý nếu vết sưng tấy di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như mặt hoặc cổ, hãy đến phòng cấp cứu ngay lập tức vì có thể nạn nhân đang bị phản ứng dị ứng. Các dấu hiệu khác của phản ứng dị ứng bao gồm khó thở, buồn nôn, nổi mề đay hoặc chóng mặt.

– Cân nhắc dùng thuốc giảm đau không cần kê đơn. Vết đốt của ong rất đau, vì vậy các thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đau. Khi dùng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn trên nhãn và sử dụng đúng liều lượng để không gây các tác dụng phụ khác.

Rửa vết thương ong đốt bằng nước sạch và xà phòng

Rửa vết thương ong đốt bằng nước sạch và xà phòng

2.2 Sử dụng một số chất có sẵn tại nhà để bôi lên vết ong đốt

Trong dân gian truyền miệng nhiều mẹo xử trí khi bị ong đốt mà bạn có thể dễ dàng thực hiện được ở nhà. Tác dụng của những cách này giúp làm dịu, nhanh lành vết chích:

– Mật ong: Mật ong có thể giúp chữa lành vết thương, giảm đau và ngứa. Hãy thoa một lượng nhỏ mật ong lên vùng da bị đốt và giữ nguyên trong tối đa một giờ để thấy được hiệu quả.

– Baking soda: Hỗn hợp làm từ baking soda và nước giúp trung hòa nọc độc để giảm đau, ngứa và sưng tấy. Thoa một lớp bột baking soda dày lên vùng da bị sưng do ong đốt, che vết thương bằng băng hoặc vải sạch. Để trong ít nhất 15 phút và thoa lại nếu cần.

– Giấm táo: Giấm táo có khả năng giảm đau và trị viêm, nó giúp trung hòa nọc độc của ong. Ngâm vết đốt trong chậu nước giấm táo pha loãng ít nhất 15 phút. Cũng có thể nhúng băng hoặc vải vào giấm rồi đắp lên vết đốt.

– Kem đánh răng: Có tác dụng làm dịu và giảm sưng khi bị ong đốt.

– Viên aspirin ướt: Một biện pháp khắc phục tại nhà phổ biến để giảm đau và sưng tấy khi bị ong đốt là bôi một viên aspirin ướt lên vết đốt.

– Các loại thảo mộc và dầu: Đặc tính chữa lành vết thương và có thể giúp làm giảm các triệu chứng của ong đốt:

+ Nha đam được biết đến với công dụng làm dịu da và giảm đau vết đốt.

+ Kem Calendula là một chất khử trùng được sử dụng để chữa lành các vết thương nhỏ và giảm kích ứng da được dùng trong các trường hợp bị ong đốt.

+ Tinh dầu hoa oải hương có khả năng chống viêm và có thể giúp giảm sưng.

+ Dầu cây trà là một chất khử trùng tự nhiên và có thể làm dịu cơn đau do ong đốt.

+ Cây phỉ là một phương thuốc thảo dược đã được thử nghiệm trên thực tế để trị côn trùng hay ong đốt.

Bôi mật ong lên vết ong đốt để giảm đau, ngứa

Bôi mật ong lên vết ong đốt để giảm đau, ngứa

3. Các biện pháp phòng tránh ong đốt

Câu hỏi đặt ra là Vì sai ong lại đốt người? Thật ra có nhiều câu trả lời giải đáp thắc mắc này:

– Khi người quấy phá tổ ong bằng những hành động như dùng que chọc phá sẽ khiến ong bị kích động và chúng sẽ vào tư thế tấn công lại đối tượng này.

– Khi vô tình đến gần tổ ong hoặc giẫm phải tổ ong mà không biết cũng khiến chúng tấn công lại để phòng bị.

– Có thể tự nhiên bị ong đốt như khi gặp ong vàng ngay cả khi không có hành động gì tác động đến chúng.

Với những nguyên nhân trên thì các biện pháp giúp giảm nguy cơ bị ong đốt có thể áp dụng là:

– Không đi vào những khu vực có nhiều ong, tránh khu vực rậm rạp, nhiều cây cối.

– Không chọc phá tổ ong và không chạy khi bị ong đuổi.

– Nên dùng khói, lửa để đuổi ong thay vì dùng gậy để chọc vào tổ.

– Mặc đồ bảo hộ, đội mũ, đeo kính khi vào các khu vực có nhiều ong.

– Dọn sạch rác, trái cây rơi và phân động vật (có thể thu hút ong bắp cày).

– Không mặc quần áo có màu sắc tươi sáng, họa tiết in hoa, hay quần áo rộng và tránh các mùi nước hoa ngọt khi đi vào rừng vì có thể thu hút ong và khiến ong bám vào trong quần áo.

– Khi lái xe, nên đóng cửa sổ xe lại.

– Cẩn thận khi cắt cỏ hoặc cắt tỉa hoa, các hoạt động có thể khơi dậy côn trùng trong tổ ong.

– Nhờ chuyên gia loại bỏ tổ ong gần nhà.

Mặc quần áo kín, đeo găng, đội mũ bảo hộ khi tiếp xúc nhiều ong

Mặc quần áo kín, đeo găng, đội mũ bảo hộ khi tiếp xúc nhiều ong

Tai nạn ong đốt là một sự cố thường gặp, nếu được xử trí kịp thời có thể nhanh chóng giảm nhẹ tình trạng sưng và đau. Tuy nhiên, nếu không biết cách sơ cứu ban đầu tình trạng về sau có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều, có thể bị nhiễm trùng. Vì vậy, hy vọng những thông tin về cách xử trí khi bị ong đốt tại nhà  sẽ hữu ích với tất cả mọi người.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *