Cảm cúm nên ăn gì và không nên ăn gì?

Cảm cúm nên ăn và kiêng gì?

Cảm cúm nên ăn và kiêng gì?

Khi bạn bị ốm, đặc biệt là cúm, cảm lạnh việc ăn uống cũng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên nhiều loại thực phẩm và đồ uống phù hợp có thể giúp bạn giảm bớt các triệu chứng của cảm lạnh, đồng thời giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể để bạn nhanh khỏi bệnh hơn. Dưới đây là những loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bạn khi cảm cúm.

I. Bị cảm cúm nên ăn gì?

Khi bạn bị cảm cúm nên sử dụng một số thực phẩm như nghệ, súp gà, tỏi…

1. Trà hoa cúc giảm triệu chứng cảm cúm

Uống trà hoa cúc có liên quan đến việc gia tăng hoạt động kháng khuẩn của cơ thể. Nhưng tác động thực sự của nó có thể là khả năng hỗ trợ giấc ngủ, bảo vệ khả năng miễn dịch. Uống trà hoa cúc trong vài tuần cho biết chất lượng giấc ngủ tốt hơn so với những người không uống. Nhấm nháp một cốc trà ấm còn làm dịu niêm mạc họng, làm loãng chất nhầy, thông mũi, từ đó giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh cảm cúm.

2. Nghệ chống viêm giúp nhanh chóng khỏi bệnh cảm cúm

Nghệ hỗ trợ nhanh chóng khỏi bệnh cảm cúm

Nghệ hỗ trợ nhanh chóng khỏi bệnh cảm cúm

Curcumin, hợp chất tự nhiên trong nghệ không chỉ tạo ra màu sắc rực rỡ của nó mà còn là một hợp chất chống viêm mạnh. Nó cũng đã được chứng minh là tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch và tăng cường phản ứng kháng thể. Chỉ cần đảm bảo kết hợp nghệ với hạt tiêu đen, sẽ làm tăng đáng kể khả dụng sinh học của curcumin. Rắc hỗn hợp tiêu đen nghệ vào sinh tố, súp, nước dùng hoặc rau nấu chín là một trong những món giúp cải thiện tình trạng cảm cúm hiệu quả.

3. Súp gà tăng cường khả năng miễn dịch

Cảm lạnh sẽ kích hoạt phản ứng viêm ở đường hô hấp trên, góp phần gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi… Súp gà là một thực phẩm tốt để ăn khi bạn bị cảm cúm. Các hợp chất trong súp gà kết hợp hoàn hảo với nhau để tăng cường khả năng miễn dịch. 

Nhấm nháp súp gà nóng giúp tăng cường chức năng quét sạch của các mao lông trong đường mũi, giúp chống lại vi khuẩn và virus. Ngoài ra, muối từ súp hoặc nước dùng sẽ khiến cơ thể giữ được nhiều nước hơn và giảm bớt tình trạng mất nước. Từ đó giúp giảm các triệu chứng như đau đầu và khô miệng. Nếu bạn không ăn thịt gà, hãy chọn nước luộc rau với các chất bổ sung như tỏi, gừng, nghệ và tiêu đen…

4. Tỏi hỗ trợ điều trị cảm cúm

Tỏi tăng cường hệ thống miễn dịch

Tỏi tăng cường hệ thống miễn dịch

Khi bạn đang nấu các món ăn thường ngày, hãy thêm một ít tỏi vào đó. Tỏi thêm hương vị cay cho món ăn, đồng thời nó cũng rất giàu các hợp chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch để ngăn ngừa cảm lạnh. Bạn cũng có thể ăn trực tiếp tỏi giã nát hoặc tỏi nướng ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh cảm cúm.

5. Gừng giảm viêm hỗ trợ chữa cảm cúm

Nhiều người biết rằng gừng là một biện pháp khắc phục chứng buồn nôn và đau bụng tại nhà và làm giảm viêm. Bạn có thể cắt lát gừng tươi và ngâm trong nước nóng sử dụng như một loại trà hoặc thêm gừng tươi hoặc bột gừng vào các món ăn thường ngày của bạn.

6. Mật ong nguyên chất giảm các triệu chứng của cảm cúm

Mật ong giúp cải thiện triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm

Mật ong giúp cải thiện triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm

Ngoài các đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, mật ong nguyên chất đã được chứng minh là giúp làm dịu cơn ho ở trẻ em. Mật ong Manuka , một loại mật ong có nguồn gốc từ New Zealand, đặc biệt giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Sử dụng một thìa mật ong để làm dịu cổ họng và giúp giảm ho, hoặc khuấy nó vào trà hoa cúc để rút ngắn thời gian mắc bệnh hiệu quả.

7. Chuối tăng cường dinh dưỡng cho người bị cảm cúm

Chuối là một trong những thực phẩm dễ tiêu hóa nhất đối với đường ruột và vẫn là một trong số ít những thực phẩm hấp dẫn khi giảm cảm giác thèm ăn do bệnh tật. Chúng làm tăng lượng đường trong máu và cung cấp năng lượng. Đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, bao gồm vitamin C và B6, đồng và folate. Một hàm lượng cao kali, một chất điện phân bị mất đi trong mồ hôi sẽ giúp bệnh cải thiện nhanh chóng hơn. Ăn cả quả, nghiền nhỏ và trộn với mật ong và gừng tươi, xay thành sinh tố, hoặc đông lạnh và ăn như một món kem lạnh đều là những phương pháp tiêu thụ hiệu quả.

8. Chanh vàng bổ sung chất chống oxy hóa

Một phần tư cốc nước chanh tươi vắt cung cấp 30% lượng vitamin C cần thiết hàng ngày và nước ép từ một quả chanh cung cấp khoảng 50%. Ngoài việc hỗ trợ khả năng miễn dịch, chất dinh dưỡng này cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa, cần thiết cho quá trình sửa chữa DNA và sản xuất serotonin. Sau đó giúp thúc đẩy cảm giác vui vẻ, hạnh phúc và giấc ngủ, giúp tâm trạng được tốt hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Cách thực hiện vô cùng đơn giản thêm nước chanh tươi vắt vào nước nóng hoặc nước lạnh hoặc trà nóng.

9. Rau xanh cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết

Rau xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho người bị cảm cúm

Rau xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho người bị cảm cúm

Rau xanh cung cấp chất chống oxy hóa, chống viêm cũng như các chất dinh dưỡng quan trọng giúp hệ thống miễn dịch hoạt động, bao gồm vitamin A, C và folate. Chúng cũng cung cấp các hợp chất có hoạt tính sinh học tăng cường khả năng miễn dịch trong ruột, nơi tổn tại của 70-80% tế bào miễn dịch. Xào rau cùng với tỏi, nghệ và tiêu đen hoặc thêm chúng vào súp là những phương pháp tăng cường hiệu quả gấp lên nhiều lần trong việc chữa bệnh cảm cúm. Bạn cũng có thể trộn các loại rau lá xanh, như cải xoăn hoặc rau bina, thành salad. Việc chế biến theo nhiều cách khác nhau giúp bạn dễ dàng tiêu thụ hơn trong khi bị bệnh.

10. Uống nhiều nước bù chất lượng đã mất

Uống nhiều nước cũng rất quan trọng để bù lại lượng chất lỏng mà bạn đang mất qua phổi mỗi khi bạn ho, đổ mồ hôi. Nước giúp thanh lọc cơ thể, giải độc tự nhiên, giúp làm loãng dịch gây nghẹt mũi.

Khuyến cáo sử dụng 2-2,5 lít nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng mất nước.

11. Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là khoáng chất cần thiết cho hệ thống miễn dịch, nó giúp tăng tổng hợp protein, DNA và nhanh chóng chữa lành các tổn thương. Từ đó mà người bệnh cải thiện triệu chứng một cách nhanh chóng.

Một số loại thực phẩm chứa nhiều kẽm bao gồm các loại động vật có vỏ như hàu, tôm, cau, các loại đậu…

Người bị cảm cúm nên ăn thực phẩm chứa nhiều kẽm

Người bị cảm cúm nên ăn thực phẩm chứa nhiều kẽm

12. Trái cây giàu vitamin C

Vitamin C cũng là hợp chất có khả năng chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Do vậy, những người bị cảm cúm nên bổ sung thực phẩm, đặc biệt là trái cây giàu vitamin C như ỏi, đu đủ, dâu tây, cam, dứa…

II. Bị cảm cúm không nên ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm giúp cải thiện các triệu chứng của cảm cúm, một số khác lại làm tăng nguy cơ viêm, giảm hệ thống miễn dịch. Chúng bao gồm:

1. Đường và các thực phẩm chứa nhiều đường

Cảm cúm nên hạn chế đường

Cảm cúm nên hạn chế đường

Đường là một nguyên nhân gây ra chứng viêm và đã được chứng minh là giảm khả năng miễn dịch của cơ thể bằng cách làm suy yếu các tế bào bạch cầu. Đây là những tế bào giúp chống lại nhiễm trùng. Vì vậy nên hạn chế đường và những thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo ngọt trong khi bị cảm cúm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

2. Dâu tây

Nếu bạn nghĩ rằng, các loại hoa quả đều là một lựa chọn tốt khi bạn bị ốm, hãy suy nghĩ lại. Nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại quả này có thể khiến tăng khả năng tắc nghẽn, gây cảm giác khó chịu ở mũi và vùng xoang. Bởi vì trong dâu tây có nhiều hợp chất là chất làm giảm histamine. Vì vậy hãy ăn các loại trái cây khác cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.

3. Đu đủ

Một loại hoa quả nữa cũng liên quan đến histamin, là đu đủ. Loại trái cây nhiệt đới này là một sản phẩm khác có khả năng giải phóng histamin mạnh mẽ. Từ đó làm cho đường mũi sưng lên, dẫn đến cảm giác nghẹt mũi, nên hạn chế loại quả này trong khi bị cảm cúm mà có triệu chứng sổ mũi, khó thở.

4. Sữa

Sữa làm tăng nguy cơ bị viêm

Sữa làm tăng nguy cơ bị viêm

Sữa là một thực phẩm khác cần tránh xa khi bạn cảm thấy khó chịu. Sữa có thể làm đặc tạm thời chất nhầy, khiến các chất gây dị ứng có hại ở lại trong cơ thể bạn lâu hơn. Đặc biệt, sữa nguyên kem cũng được chứng minh là có khả năng kích thích sản xuất chất nhờn, làm nặng hơn các triệu chứng của cảm cúm hay cảm lạnh thông thường. Thay vào đó nên lựa chọn sản phẩm sữa chứa nhiều probiotics như sữa chua.

5. Cà phê hay đồ uống kích thích khác

Cà phê làm cơ thể mất nước và có thể khiến tình trạng đau nhức cơ bắp trở nên trầm trọng hơn. Hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả nhất khi cơ thể được cung cấp đủ nước. Vì caffeine trong cà phê là một chất lợi tiểu, nó sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều. Kết hợp với các triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy, caffeine sẽ khiến tình trạng của bệnh nặng hơn. Vì vậy, nên hạn chế đồ uống làm tăng khả năng mất nước của cơ thể như rượu bia, nước ngọt…

6. Thực phẩm khó tiêu hóa

Cảm cúm nên hạn chế thực phẩm khó tiêu hóa

Cảm cúm nên hạn chế thực phẩm khó tiêu hóa

Trong khi bị ốm, toàn bộ cơ thể như bị đình công không chịu hoạt động. Vì vậy, lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa giúp nhanh chóng khỏi bệnh. Và ngược lại những thực phẩm cứng khó tiêu hóa nên hạn chế như thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, bánh quy, khoai tây chiên, thực phẩm chế biến sẵn…

Riêng với trẻ sơ sinh, do hệ miễn dịch còn non yếu, việc cải hiện các triệu chứng có thể khác để phù hợp với trẻ. Bạn có thể xem thêm: 7 Cách chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh NHANH CHÓNG, AN TOÀN

Trên đây là những lưu ý về chế độ ăn uống của bạn khi bị cảm cúm. Trong thời gian nay nên cố gắng tiêu thụ những thực phẩm tốt cho sức khỏe và hạn chế những thực phẩm làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh. Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *