Mẹo chữa nứt gót chân hiệu quả ngay tại nhà

Nứt gót chân là gì?

Nứt gót chân là gì?

Nứt gót chân thường không nghiêm trọng nhưng gây cảm giác vô cùng khó chịu, đặc biệt là vào mùa đông. Trong nhiều trường hợp, vết nứt ở gót chân có thể sâu và gây đau. Vậy có những cách nào khắc phục tình trạng này không? Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu về vấn đề này nhé!

1. Ngâm chân

Việc giữ cho đôi chân sạch sẽ và được thư giãn sẽ giúp da chân mềm mại hơn. Da xung quanh gót chân bị nứt thường giày, khô hơn những vùng da còn lại, nó có xu hướng tách ra khi dùng áp lực. Ngâm chân có thể giúp ích cho việc này.

Cách thực hiện như sau:

– Giữ chân trong nước ấm khoảng 10-20 phút.

– Sử dụng máy chà chân hoặc xơ mướp hoặc khăn để loai bỏ lớp da dày và cứng.

– Lau chân cho khô.

– Sau đó bôi kem dưỡng gót chân cho khu vực chân bị tổn thương.

– Đi tất để giữ ẩm cho chân.

Lưu ý không lên chà chân khi chân đã khô vì làm tăng nguy cơ vùng da chân bị nặng hơn.

Hỗn hợp ngâm chân

Sử dụng nước ấm để ngâm chân là cách đơn giản và hiệu quả để ngâm chân. Nước ấm có thể sử dụng thường xuyên hàng ngày. Nhưng bên cạnh đó có thể bổ sung thêm những thảo dược khác vừa cung cấp dưỡng chất cho da để bảo vệ và ngăn ngừa tình trạng nứt da nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên với cách chất có công dụng tẩy rửa tần suất sử dụng có thể thấp hơn.

– Muối:

Muối có đặc tính kháng khuẩn, loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh. Nên sử dụng nước muối ấm có thể bảo vệ da và ngăn ngừa nứt gót chân hiệu quả. Hầu hết trong nhà đều có một hũ muối nên cách làm này cũng khá dễ làm mà kết quả đem lại cũng khả quan.

– Chanh:

Chanh có khả năng làm sạch bụi bẩn, kháng khuẩn hiệu quả bởi hàm lượng cao acid tự nhiên. Đồng thời làm mềm da và chống nứt hiệu quả. Vắt ½ quả chanh vào chậu nước ấm hoặc số lượng tùy thuộc vào lượng nước bỏ ra.

Chanh vừa ngâm chân vừa tẩy da chết rất tốt

– Baking soda:

Đây cũng là nguyên liệu dễ kiếm được ứng dụng nhiều trong cuộc sống để làm sạch và bảo vệ da. Hòa tan 3 thìa baking soda với khoảng 4 lít nước ấm. Thực hiện tuần 2 lần.

2. Tẩy da chết cho chân

Sau khi ngâm chân, tẩy da chết là phương pháp tốt để ngăn ngừa các vết nứt. Có nhiều loại tẩy da chết cho chân khác nhau từ hóa học như ure (hợp chất được chứng minh tăng độ ẩm ở da), acid salicylic… và cả sản phẩm tự nhiên như dầu mè, chanh…

Dầu mè

Trong dầu mè có chất giúp làm mềm da, bào mòn các tế bào chết, giúp da gót chân mịn hơn. Sau ngâm chân, lấy một chút dầu mè ra lòng bàn chân rồi massage nhẹ nhàng những vùng da bị tổn thương trong khoảng 5 phút. Một tuần nên thực hiện 1-2 lần để cải thiện làn da. Dầu mè giã nát có thể cũng đem lại hiệu quả.

Dầu mè tẩy da chết cho chân

Dầu mè tẩy da chết cho chân

Chanh

Chanh chứa nhiều acid tự nhiên giúp tẩy tế bào chất hiệu quả. Bên cạnh đó là các vitamin giúp làm sáng da chân. Pha nước cốt chanh với nước ấm vừa ngâm vừa chà nhẹ gót chân để loại bỏ những tế bào da chết.

3. Chữa nứt gót chân theo phương pháp dân gian

Những sản phẩm chăm sóc da dưỡng ẩm nên chứa các thành phần như vitamin E, glycerin, bơ hạt mỡ… Chúng rất tốt trong việc ngăn ngừa mất độ ẩm cho da.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số chất dưỡng ẩm tự nhiên khác như:

Mật ong

Mật ong có thể hoạt động như một phương thuốc tự nhiên cho gót chân nứt nẻ. Mật ong có đặc tính chống vi trùng và kháng khuẩn. Nghiên cứu cho thấy mật ong có thể giúp chữa lành và làm sạch vết thương, đồng thời dưỡng ẩm cho da. Bạn có thể dùng mật ong làm hỗn hợp tẩy tế bào chết cho chân sau khi ngâm, hoặc đắp mặt nạ cho chân qua đêm.

Mật ong giảm nứt gót chân

Mật ong giảm nứt gót chân

Dầu dừa

Dầu dừa thường được khuyên dùng cho làn da khô và trong bệnh da liễu như bệnh chàm và bệnh vẩy nến. Nó có thể giúp giữ được độ ẩm cho làn da. Sử dụng dầu dừa sau khi ngâm chân cũng có thể là một lựa chọn tốt. Đặc tính chống viêm và kháng khuẩn của dầu dừa có hiệu quả tốt cho gót chân bị nứt nẻ nếu chúng dễ bị chảy máu hoặc nhiễm trùng.

Chuối

Chuối chứa nhiều dưỡng chất tự nhiên rất tốt cho da như vitamin B6, magie, b12… Từ đó giúp cung cấp độ ẩm cho da, kháng khuẩn, nuôi dưỡng da mềm mại.

Cách thực hiện:

– Lấy 2 quả chuối tiêu chín, bóc vỏ, xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Có thể trộn thêm 2 thìa mật ong. Một số khác lại kết hợp với bột yến mạch cũng vô cùng hiệu quả.

– Đắp lên gót chân và để yên trong khoảng 15 phút cho đến khi các dưỡng chất thẩm thấu vào da.

– Gỡ bỏ và rửa lại bằng nước lạnh.

Đu đủ chín

Một phương pháp dân gian khác cũng được áp dụng là hỗn hợp đu đủ chín và nước cốt chanh để đắp gót chân. Bởi đu đủ cũng giàu vitamin giúp làm mềm và chữa nứt gót chân hiệu quả.

Đu đủ chín bỏ vỏ và hạt đem xay nhuyễn cho vào miếng vải móng đắp lên gót khoảng 15 phút.

Nha đam

Nha đam giảm nứt gót chân

Nha đam giảm nứt gót chân

Nha đam có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn, giảm đau và nhanh chóng phục hồi tổn thương da khi xuất hiện các vết nứt. Nha đam bóc vỏ, lấy phần gel ở trong thái thành từng lát mỏng để thoa lên vùng bị nứt gót chân. Cách này có thể sử dụng thường xuyên ngày 1-2 lần để nhanh chóng phát huy tác dụng.

Chanh và vaselin

Một muỗng vaselin thêm 3 – 4 giọt chanh có tác dụng kháng khuẩn sẽ giúp cải thiện tình trạng nứt gót. Đắp hỗn hợp này qua đêm, sáng hôm sử rửa lại bằng nước sách. Để chữa nứt chân hiệu quả nên thực hiện thường xuyên 3 – 4 lần mỗi tuần.

4. Sử dụng tất làm bằng chất liệu tự nhiên

Sau khi làm sạch, dưỡng ẩm cho làn da bị nứt gót. Điều quan trọng nữa là bảo vệ làn da sau khi phục hồi nó. Vì vậy nên lựa chọn những loại tất từ tự nhiên như bông, len… mềm mịn không cọ xước gây khó chịu cho vùng da chân lúc này. Chất liệu này cũng thấm hút tốt, giúp chân ít mùi hơi.

Sau khi thoa các sản phẩm dưỡng ẩm bạn có thể đi tất để khóa ẩm, ngăn ngừa tình trạng mất nước. Từ đó công dụng dưỡng ẩm sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

5. Bịt kín các vết nứt

Nếu tình trạng nứt nghiêm trọng, có dấu hiệu chảy máu, sau khi thoa kem dưỡng ẩm. Bạn nên băng kín các vết nứt và giảm các giác đau và dễ dàng đi lại hơn.

Mẹo nhỏ giúp gót chân cải thiện tình trạng nứt nẻ, thô ráp

Bên cạnh những biện pháp ở trên, bạn cũng nên chú ý những điều sau để cải thiện tình trạng nứt nẻ, thô ráp:

– Uống nhiều nước mỗi ngày.

– Tránh tắm nước nóng làm cho da gót chân khô nghiêm trọng hơn.

Thay vào đó sử dụng nước ấm, đồng thời giới hạn thời gian ngâm mình trong bồn tắm hoặc dưới vòi hoa sen trong vòng 5-10 phút để tránh mất độ ẩm cho da.

– Tránh xà phòng mạnh.

Điều quan trọng là phải giữ cho gót chân nứt nẻ sạch sẽ, khô ráo và không bị nhiễm trùng, nhưng xà phòng mạnh có thể làm khô da thêm. Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ giúp giữ ẩm nhiều hơn cho da gót chân.

Các sản phẩm chăm sóc da có chứa hương thơm, cồn, retinoids hoặc axit alpha hydroxy có thể quá gây kích ứng với da khô, nhạy cảm. Tránh các sản phẩm này sẽ bảo vệ lớp dầu tự nhiên trên da.

– Đi giày có đế lót mềm hoặc đi miếng lót

Đi miếng lót đế chân giảm nứt gót

Đi miếng lót đế chân giảm nứt gót

Mang giày có đế loét mềm sẽ giúp chữa lành và ngăn ngừa các vết nứt ở bàn chân. Giày có gót kín với đệm giúp hỗ trợ khu vực bị tổn thương. Mọi người nên tránh những đôi giày hở gót, những loại có đế mỏng, giày dép không vừa vặn.

Trên đây là một số cách hiệu quả để chữa nứt gót, mong rằng nó có thể giúp ích cho bạn. Lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân sẽ cải thiện được làn da, cho da mềm mại hơn.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *