7 Mẹo hay giúp mẹ bầu vượt qua cơn nghén

Giảm ốm nghén như thế nào?

Giảm ốm nghén như thế nào?

Mang thai là một trải nghiệm tuyệt vời nhưng đi với nó là chứng ốm nghén giai đoạn đầu rất khó chịu. Có những người bị mệt cả ngày, có những người lại chủ yếu vào buổi tối. Tuy mỗi người có thể khác nhau, nhưng 10 cách gợi ý dưới đây có thể sẽ giúp giảm nghén cho bạn từ tuần thai thứ 6-12 vô cùng hiệu quả.

Ốm nghén trong thai kỳ

Ốm nghén thường xảy ra ở tuần thứ 6 đến tuần thứ 16 của thai kỳ. Một số mẹ bầu có biểu hiện buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, mất ngủ… Những biểu hiện này xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng nghiêm trọng nhất vào buổi sáng.

Nguyên nhân chủ yếu của ốm nghén trong thai kỳ là sự gia tăng của các hormon nội tiết như progesteron, estrogen, beta hCG, đặc biệt là sự tăng tiết dịch vị dạ dày.

Những trường hợp ốm nghén nhẹ thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai kỳ. Tuy nhiên nặng, mẹ bầu không ăn được mà nôn ói kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

– Mất nước nghiêm trọng.

– Ketone niệu.

– Mất cân bằng điện giải.

– Giảm cân nặng trong khi mang thai.

Vì vậy mà mẹ bầu cần chú ý những biện pháp được bác sĩ chỉ định để giảm nghén hoặc sử dụng những mẹo dân gian an toàn. Điều quan trọng lúc này là có chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt hợp lý.

Triệu chứng của ốm nghén điển hình là buồn nôn

Triệu chứng của ốm nghén điển hình là buồn nôn

1. Nghỉ ngơi một lát

Bạn có đang phải trải qua một buổi sáng với ý nghĩ bước ra khỏi giường là đã làm tăng thêm cảm giác buồn nôn? Vậy thì đừng làm vậy! Hãy nghỉ cho nghỉ ngơi một chút trước khi ra khỏi giường.

Các bác sĩ sản khoa gợi ý chuẩn bị một “kỳ nghỉ” vào tuần thứ bảy hoặc thứ tám của thai kỳ, bởi giai đoạn này là tình trạng ốm nghén thường bắt đầu lên đến đỉnh điểm. Điều quan trọng khác là phải có giấc ngủ ngon. Ngủ trưa có thể đem lại hiệu quả, nhưng không nên ngủ ngay sau bữa ăn vì nó làm tăng cảm giác buồn nôn. Một chiếc gối ôm cho bà bầu có thể giúp lưng và bụng của bạn được thoải mái hơn.

Ngoài ra, mẹ bầu nên tránh đánh răng vào buổi sáng, vào những lúc bụng đói, hoặc sau khi ăn no để giảm cảm giác buồn nôn.

2. Chế độ ăn uống cẩn thận

Thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng, hàm lượng cao caffein làm tăng nguy cơ giải phóng axit trong dạ dày. Đặc biệt trong quá trình mang thai, thai nhi tiến triển dần đẩy thức ăn ngược lại đường tiêu hóa. Thức ăn nhạt có thể sẽ cải thiện tình trạng này.

Chế độ ăn khi bị ốm nghén như thế nào?

Chế độ ăn khi bị ốm nghén như thế nào?

Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày giúp giảm nôn mửa và không phải để dạ dày bị trống rỗng. Để bụng đói khiến mẹ bầu sẽ tăng thêm cảm giác buồn nôn. Dạ dày sẽ tạo axit, nhưng nếu dạ dày trống rỗng thì tình trạng buồn nôn sẽ nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là với mẹ bầu ốm nghén nặng không ăn được nhiều cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày, lựa chọn những thực phẩm mình ưa thích bên cạnh uống đủ nước, hạn chế thức ăn mùi khó chịu.

Ban đầu có thể ăn thức ăn đặc, khô, sau đó 30-60 phút mới sử dụng các thức ăn lỏng hoặc uống nước.

Không nên nằm ngay sau khi ăn.

Ăn gì giảm thai nghén

Ăn một ít bánh quy mặn hoặc một bữa ăn nhẹ trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng có thể cũng cải thiện tình trạng nghén. Vào bữa sáng, táo, lê, chuối hoặc bất kỳ loại trái cây họ cam quýt nào sẽ giúp mẹ bầu thoải mái hơn. Kali trong trái cây có thể giúp ngăn ngừa ốm nghén. Ngoài ra, Carbohydrate có thể có tác dụng. Khoai tây, cơm và bánh mì nướng khô thường là những lựa chọn phù hợp.

Vào buổi tối, ăn một bữa ăn nhẹ giàu protein trước khi đi ngủ sẽ giúp điều chỉnh lượng đường huyết trong đêm.

Bên cạnh đó một số thực phẩm sau cũng giảm thai nghén hiệu quả như:

– Quả sung: Trong sung có chứa vitamin 6 giúp giảm cảm giác buồn nôn trong ốm nghén. Đồng thời nó còn chứa nhiều chất oxy hóa có khả năng ngăn chặn các gốc tự do và giúp cho cơ thể khỏe mạnh.

– Quả na: Với hàm lượng vitamin C khá cao, loại quả này giúp giảm nghén hiệu quả cho mẹ bầu cùng với khả năng tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật như cảm lạnh, cảm cúm…

– Nước ép mía hòa cùng một chút gừng đập nát có khả năng giảm các triệu chứng ốm nghén. Có thể chia thành từng lượng nhỏ để uống trong ngày. Tuy nhiên cần chú ý sử dụng ở những người có lượng đường huyết cao.

Kiêng gì giảm thai nghén

Mẹ bầu hạn chế đồ ăn sống

Mẹ bầu hạn chế đồ ăn sống

Bên cạnh đó là lựa chọn những thực phẩm ít mùi, tránh thực phẩm nhiều gia vị, nhiều chất béo để cơn ốm nghén không quay trở lại hành hạ bạn và tránh tình trạng khó tiêu, dễ nôn. Những thực phẩm khác mẹ bầu không nên sử dụng bao gồm:

– Gan động vật: Gan có chứa retinol có nguy cơ gây sảy thai tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng mẹ bầu nên thận trọng khi sử dụng.

– Hải sản đông lạnh hoặc ăn sống.

– Cua và các sản phẩm từ cua do chúng có thể gây co thắt tử cung, chảy máu trong, nguy cơ thai chết lưu. Do đó không nên sử dụng trong giai đoạn ốm nghén hoặc toàn bộ thai kỳ.

3. Giữ cho tinh thần được thoải mái

Giữ tinh thần thoải mái giảm thai nghén

Giữ tinh thần thoải mái giảm thai nghén

Hoạt động thể chất thường xuyên như đi bộ, đạp xe có thể cải thiện triệu chứng buồn nôn khi mang thai.

Khiến tâm trí luôn bận rộn như đọc sách, xem tivi, chơi bài cũng khiến bạn không còn suy nghĩ về cảm giác buồn nôn nữa.

4. Uống đủ nước

Nghe có vẻ sáo rỗng nhưng uống đủ nước mỗi ngày giúp ích cho cơ thể rất nhiều, đặc biệt trong thời kỳ mang thai.

Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, đảm bảo không bị mất nước do tình trạng này có thể khiến cảm giác buồn nôn trong chứng nghén bị nặng hơn.

Ngoài ra có thể thay thế nước lọc bằng nước trái cây, nước ngọt chứa ít đường giữa các bữa ăn.

5. Uống trà gừng và trà bạc hà

Uống trà gừng giảm ốm nghén

Uống trà gừng giảm ốm nghén

Gừng từ lâu đã được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa và giảm khó chịu ở vùng bụng. Các nghiên cứu cho thấy nó cũng có thể giúp giảm triệu chứng buồn nôn.

Cách sử dụng cũng rất đơn giản như thêm một chút gừng vào cốc nước ấm, mật ong hoặc đường uống hằng ngày. Đồ ăn nhẹ như bánh gừng hoặc bánh quy gừng cũng có thể hữu ích.

Trà bạc hà cũng có thể giúp làm dịu dạ dày. Vì vậy cũng được sử dụng để giảm cảm giác buồn nôn hiệu quả.

6. Mặc quần áo rộng rãi và thoải mái

Mặc quần áo chật có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng buồn nôn, vì có thể gây khó chịu cho vùng bụng. Việc này có thể được cải thiện hơn khi mẹ bầu mặc quần áo rộng rãi và thoải mái.

7. Uống Vitamin và thực phẩm bổ sung

Nếu các triệu chứng ốm nghén ở mức độ năng, bác sĩ có thể đề nghị bổ sung vitamin B6 (pyridoxine) và các lựa chọn không kê đơn như doxylamine (Unisom) để kiểm soát. Nếu mẹ bầu vẫn có các triệu chứng, có thể đề nghị các loại thuốc chống buồn nôn theo toa.

Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất giảm thai nghén

Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất giảm thai nghén

Bác sĩ sẽ nói về tần suất bạn bị buồn nôn, số lần bạn bị nôn, liệu bạn có thể giảm bớt chất lỏng hay không và liệu bạn đã thử các biện pháp điều trị tại nhà hay chưa. Buồn nôn và nôn ở mức độ trung bình đến nặng khi mang thai có thể gây mất cân bằng nước và chất điện giải, bao gồm natri hoặc kali. Nên uống thêm nước và dùng thuốc theo toa cho những trường hợp ốm nghén từ trung bình đến nặng. Có một số loại thuốc kê đơn an toàn để dùng trong thời kỳ mang thai để điều trị buồn nôn và nôn. Bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc an toàn, dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của bạn.

Nếu mẹ bầu bị chứng nôn nhiều máu, bạn có thể cần được điều trị bằng dịch truyền tĩnh mạch (IV) và thuốc chống buồn nôn tại bệnh viện.

Thuốc bổ sung chỉ nên được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ. Nếu bạn đang uống vitamin, tốt nhất nên uống trước khi đi ngủ và ăn nhẹ.

Thuốc bổ sung sắt được kê đơn trong thời kỳ mang thai đôi khi có thể dẫn đến buồn nôn. Bác sĩ có thể đề nghị chuyển dạng giải phóng chậm hơn hoặc liều lượng thấp hơn.

Trên đây là một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng ốm nghén. Mong rằng nó có thể giúp ích được cho bạn thoát khỏi giai đoạn khó khăn này.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *