Người bị huyết áp thấp nên ăn gì, kiêng gì?

Huyết áp thấp nên ăn gì, kiêng gì?Huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg, huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp thấp. Đối với một số người thì huyết áp thấp không có biểu hiện gì. Nhưng nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể gây nguy hiểm tính mạng. Chế độ ăn uống có thể cải thiện phần nào đó chứng huyết áp thấp.

Vậy người bị huyết áp thấp nên ăn gì, kiêng gì để huyết áp tăng lên mức bình thường. Tìm hiểu ngay với chúng tôi qua bài viết sau đây!

1. Huyết áp thấp là gì? Phân loại huyết áp thấp

Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp giảm xuống dưới ngưỡng bình thường. Đối với huyết áp tâm thu là dưới 90 mmHg, huyết áp tâm trương là dưới 60 mmHg. 

Tùy thuộc vào nguyên nhân và các yếu tố khác mà chia huyết áp thấp thành nhiều loại. Gồm những loại sau:

Huyết áp thấp tư thế

Đây là hiện tượng huyết áp giảm một cách đột ngột khi đứng lên từ tư thế ngồi hoặc sau khi nằm xuống. Hạ huyết áp tư thế đặc biệt phổ biến ở người lớn tuổi.

Huyết áp thấp sau khi ăn

Sự giảm huyết áp này xảy ra từ một đến hai giờ sau khi ăn và xuất hiện chủ yếu ở người lớn tuổi. Hạ huyết áp sau ăn có ảnh hưởng nhiều đến những người bị huyết áp cao hoặc rối loạn hệ thống thần kinh tự chủ như bệnh Parkinson.

Hạ huyết áp qua trung gian thần kinh

Tụt huyết áp sau khi đứng trong thời gian dài, chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn và trẻ em. Xảy ra do sự phối hợp không nhịp nhàng giữa tim và não.

Huyết áp thấp do tổn thương hệ thần kinh còn được gọi là hội chứng Shy-Drager

Chứng rối loạn hiếm gặp này có nhiều triệu chứng giống bệnh Parkinson. Nó gây ra tổn thương ngày càng tăng đối với hệ thống thần kinh tự chủ.

2. Các triệu chứng của huyết áp thấp như thế nào?

Huyết áp thấp được xem là một bệnh mạn tính. Tình trạng này sẽ nguy hiểm nếu gây ra các dấu hiệu và triệu chứng đáng chú ý, chẳng hạn như:

– Chóng mặt hoặc choáng váng.

Huyết áp thấp thường gây nhức đầu, choáng váng

Huyết áp thấp thường gây nhức đầu, choáng váng

– Buồn nôn.

– Ngất.

– Mất nước và khát bất thường.

– Thiếu tập trung.

– Nhìn mờ.

– Da lạnh, sần sùi, nhợt nhạt.

– Thở nhanh, gấp gáp.

– Mệt mỏi.

– Phiền muộn.

Một số triệu chứng như chóng mặt khi đứng lên hoặc thở nhanh hơn bình thường thì không quá nguy hiểm, có thể phục hồi ngay. Tuy nhiên, một số người bệnh cần đưa đến cơ sở y tế gấp, gồm: Hạ huyết áp đột ngột, huyết áp thấp liên tục và mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Khi bị huyết áp thấp, có thể gây một số biến chứng:

– Huyết áp thấp nghiêm trọng có thể làm cơ thể không oxy để thực hiện các chức năng của nó, dẫn đến tổn thương tim và não.

– Chóng mặt, ngất xỉu, suy nhược. Có nguy cơ bị thương do ngã nếu hạ huyết áp đột ngột.

3. Nguyên nhân huyết áp thấp

Một số nguyên nhân gây huyết áp thấp gồm:

– Thai kỳ: Do hệ thống tuần hoàn mở rộng nhanh chóng trong thai kỳ, huyết áp có thể giảm xuống. Điều này là bình thường, huyết áp thường trở lại mức bình thường sau khi sinh.

Phụ nữ mang thai thường mắc huyết áp thấp

Phụ nữ mang thai thường dễ bị huyết áp thấp

– Bệnh lý tim mạch:  Một số bệnh tim có thể dẫn đến huyết áp thấp như bệnh về van tim, đau tim và suy tim,…

– Các vấn đề về nội tiết: Bệnh tuyến cận giáp, suy thượng thận, hạ đường huyết trong một số trường hợp. Người mắc bệnh tiểu đường thường mắc huyết áp thấp.

– Mất nước và các chất điện giải: Lượng nước trong cơ thể ít hơn lượng nước cần có, nó có thể gây ra suy nhược, chóng mặt và mệt mỏi. 

– Mất máu: Cơ thể mất nhiều máu làm giảm thể tích máu trong cơ thể, dẫn đến giảm huyết áp.

– Nhiễm trùng nặng (nhiễm trùng huyết). Khi nhiễm trùng trong cơ thể xâm nhập vào máu, nó có thể dẫn đến tụt huyết áp đe dọa tính mạng được gọi là sốc nhiễm trùng.

– Phản ứng dị ứng nghiêm trọng: Sốc phản vệ có thể gây khó thở, nổi mề đay, ngứa, sưng cổ họng và tụt huyết áp nguy hiểm.

– Thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống: Việc thiếu vitamin B12, folate và sắt có thể khiến cơ thể không sản xuất đủ tế bào hồng cầu, gây thiếu máu dẫn đến huyết áp thấp.

– Chế độ ăn uống hợp lý có thể hạn chế được nguyên nhân gây huyết áp thấp và hỗ trợ điều trị. Huyết áp thấp nên ăn gì, hãy theo dõi phần dưới đây.

4. Huyết áp thấp nên ăn gì?

Chế độ ăn cũng có tác động đáng kể đến sức khỏe tim mạch và huyết áp. Dưới đây là 7 loại thực phẩm dành cho bệnh nhân huyết áp thấp.

4.1 Uống nhiều nước

Khi mất nước, lượng máu trong cơ thể giảm, dẫn đến huyết áp giảm. Đối với người bị huyết áp thấp, nên uống nhiều nước, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Uống nhiều hơn khi thời tiết nóng hoặc khi tập thể dục.

Người bị huyết áp thấp nên uống nhiều nước

Người bị huyết áp thấp nên uống nhiều nước

4.2 Ăn thức ăn mặn

Thực phẩm có hàm lượng muối cao có thể làm tăng huyết áp. Tuy nhiên để biết chính xác nên thêm bao nhiêu lượng muối vào mỗi bữa ăn hàng ngày, cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ điều trị.

4.3 Uống Caffein

Cà phê có thể giúp tăng huyết áp ở người huyết áp thấp

Cà phê có thể giúp tăng huyết áp ở người huyết áp thấp

Đồ uống như cà phê và trà có chứa cafein làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp tạm thời. Tác dụng của cafein thường là ngắn hạn và khác nhau giữa những cơ thể khác nhau.

4.4 Bổ sung vitamin B12

Vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu, làm giảm huyết áp và có thể dẫn đến chảy máu nhiều cũng như tổn thương các cơ quan và thần kinh. Thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm trứng, thịt gà, cá như cá hồi, cá ngừ và các sản phẩm từ sữa ít béo.

4.5 Bổ sung Folate

Folate (còn được gọi là Vitamin B9) là một loại vitamin thiết yếu khác được tìm thấy trong các loại thực phẩm như măng tây, bông cải xanh, gan và các loại đậu như đậu lăng và đậu xanh. Thiếu folate có thể có nhiều triệu chứng giống như thiếu vitamin B12, gây thiếu máu dẫn đến hạ huyết áp.

4.6 Cắt giảm lượng carb

Thực phẩm có nhiều carbohydrate thường tiêu hóa nhanh hơn nhiều so với các loại thực phẩm khác. Điều này có thể dẫn đến giảm huyết áp đột ngột. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn kiêng low-carb có thể gây giảm huyết áp đột ngột, đặc biệt là ở người lớn tuổi.

4.7 Giảm khẩu phần ăn

Nếu tiêu thụ một lúc nhiều thức ăn, cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để tiêu hóa, điều này có thể khiến huyết áp giảm xuống. Đặc biệt là ở những người hay nhịn bữa sáng dẫn đến ăn quá nhiều sau đó để bù đắp. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày sẽ tốt hơn cho cả tiêu hóa và lưu lượng máu.

Ngoài ra, người bệnh nên có chế độ sinh hoạt hợp lý, duy trì tập thể dục đều đặn mỗi ngày để kiểm soát huyết áp ở mức bình thường.

Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn thì người bệnh cũng nên lưu ý một số loại thực phẩm sẽ làm hạ huyết áp mà người huyết áp thấp không nên sử dụng.

5. Huyết áp thấp kiêng gì?

Một số loại thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp do làm giảm huyết áp, nhưng với người bị chứng huyết áp thấp thì không. Một số loại thực phẩm sau không dành cho người huyết áp thấp, gồm:

– Sữa ong chúa: Do thành phần sữa ong chúa chứa insulin gây giảm huyết áp nên người bị huyết áp thấp nên hạn chế ăn.

– Cà rốt: Trong cà rốt chứa nhiều muối succinic, có thể dẫn đến tăng kali ở nước tiểu, gây giảm huyết áp.

– Đồ uống có cồn: Rượu, bia có thể làm tăng huyết áp tức thời, tuy nhiên lại gây mất nước, hạ huyết áp sau đó, do đó cần hạn chế uống rượu bia. Nếu uống rượu bia thì sau đó nên uống nhiều nước.

– Ngoài ra, cũng nên hạn chế những loại thức ăn như: củ cải đường, hạnh nhân, cà chua, hạt dẻ, rau diếp cá, khoai tây…

Huyết áp thấp nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến huyết áp của mỗi người. Đặc biệt, người bị huyết áp thấp nên theo dõi chỉ số huyết áp của mình thường xuyên. Nếu có bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *