Liệu bạn đã biết cách sử dụng nước súc miệng đúng cách

Một số lưu ý khi sử dụng nước súc miệng

 Một số lưu ý khi sử dụng nước súc miệng

Nước súc miệng là sản phẩm dùng hàng ngày để chăm sóc răng miệng khỏe mạnh và phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn vùng họng miệng. Liệu có những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích để biết cách chọn cũng như cách sử dụng nước súc miệng đúng cách.

1. Nước súc miệng là gì?

Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp làm sạch răng miệng hàng ngày như dùng bàn chải, tia nước, chỉ nha khoa,…giúp ngăn ngừa nguy cơ sâu răng, viêm răng. Việc sử dụng nước súc miệng tăng thêm hiệu quả làm sạch mảng bám, thức ăn thừa…cho hơi thở thơm mát.

Nước súc miệng là dung dịch lỏng chứa các chất khử khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn nhằm vệ sinh răng miệng, giảm các bệnh lý liên quan đến răng và hôi miệng.

2. Thành phần của nước súc miệng

Thành phần chính của các loại nước súc miệng thông thường hiện nay bao gồm:

– Cetylpyridinium: giúp giảm mùi hôi ở miệng.

– Chlorhexidine: giúp giảm tình trạng viêm nướu và các mảng bám trên răng.

– Peroxide: làm răng trắng hơn.

– Tinh dầu: tăng cảm giác thơm mát.

– Fluoride: ngăn ngừa tình trạng sâu răng.

Trong khoang miệng của chúng ta luôn tồn tại 2 loại vi khuẩn: có lợi và có hại. Các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng khoang miệng, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa.

Nếu cách dùng nước súc miệng không đúng, chọn loại không phù hợp, tần suất dùng không đúng hướng dẫn không những không thể tiêu diệt vi khuẩn gây hại mà còn ảnh hưởng đến các vi khuẩn có lợi. Từ đó gây nên các bệnh như nấm miệng, viêm loét cổ họng, giảm sức đề kháng vùng cổ họng.

II. Tại sao phải sử dụng nước súc miệng?

Như trình bày ở trên, nước súc miệng cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến khoang răng miệng. Tuy nhiên, khi sử dụng đúng cách, đúng liều lượng thì đem lại những hiệu quả tuyệt vời sau đây:

– Làm giảm các mảng bám trên bề mặt răng.

– Phòng ngừa và cải thiện tình trạng viêm nướu, viêm chân răng.

– Ngăn ngừa sâu răng và đem lại một hơi thở thơm mát.

– Giảm việc hình thành vôi hóa ở răng.

Sử dụng nước súc miệng giúp cải thiện tình trạng bệnh răng miệng

Sử dụng nước súc miệng giúp cải thiện tình trạng bệnh răng miệng

III. Các loại nước súc miệng

Nước súc miệng chia thành 2 loại, đó là loại thông thường và loại có tác dụng điều trị:

– Loại thông thường giúp làm sạch khoang miệng, kiểm soát tạm thời hơi thở, tạo cảm giác êm dịu. Loại này không giúp giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu.

– Loại dùng để điều trị: Ngoài những tác dụng giống các nước súc miệng loại thông thường thì còn gồm các chất có tính diệt khuẩn cao, làm giảm mảng bám, viêm nướu, hôi miệng.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại nước súc miệng khác nhau nhưng phổ biến nhất là các loại sau.

1. Nước súc miệng chứa NaCl

Nước súc miệng chứa NaCl có tác dụng làm sạch thức ăn thừa, mảng bám trong khoang miệng. Đồng thời loại bỏ các vi khuẩn gây hại ở miệng, hầu họng, giảm viêm nhiễm xảy ra. Loại này thường được gọi là nước muối sinh lý 0,9%.

2. Nước súc miệng Povidon – Iod 1%

Đây là loại nước súc miệng diệt khuẩn rất được ưa dùng hiện nay bởi khả năng sát khuẩn, chống nấm hiệu quả. Đồng thời, giảm hôi miệng, giúp cho hơi thở luôn được thơm mát.

3. Nước súc miệng Listerine

Nước súc miệng Listerine là loại nước súc miệng không còn xa lạ, có thể tìm mua dễ dàng tại các nhà thuốc, siêu thị… Với thành phần chính là Thymol 0,064%, kết hợp với nhiều loại tinh dầu khác như bạc hà, bạch đàn, bách hương,…giúp làm sạch khoang miệng cho hơi thở thơm mát, phòng ngừa sâu răng, viêm nướu lợi.

4. Dung dịch Giva

Trong nha khoa, đây là loại nước súc miệng điều trị hay được sử dụng cho các trường hợp viêm họng nặng, viêm chân răng. Khi sử dụng Giva, cần tiến hành pha loãng 10 lần để đảm bảo hiệu quả và không gây tổn thương niêm mạc miệng.

IV. Một số lưu ý khi sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn

1. Cách sử dụng nước súc miệng đúng

Với mỗi loại sản phẩm khác nhau, sẽ có cách sử dụng khác nhau. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Khi nào sử dụng nước súc miệng để đạt hiệu quả cao nhất. Dưới đây là quy trình – cách sử dụng thông thường của các loại nước súc miệng.

Bước 1: Đánh răng

Trước khi súc miệng, bạn cần làm sạch răng và các vùng kẽ trên răng trước. Trường hợp nếu sử dụng kem đánh răng chứa Fluoride thì cần để một khoảng thời gian sau đó mới dùng nước súc miệng. Do sử dụng nước súc miệng có thể làm trôi Fluoride, từ đó làm giảm hiệu quả khi đánh răng.

Bước 2: Thêm nước vào pha loãng nếu cần thiết

Lấy một lượng nước súc miệng vừa đủ cho vào một lý nhỏ. Sau đó thêm vào khoảng 3-5 muỗng cà phê nước.

Một số hãng có thể pha loãng thêm với nước. Tuy nhiên, cần chú ý, nếu quá loãng thì hiệu quả sử dụng nước súc miệng sẽ bị giảm.

Bước 3: Ngậm và súc miệng

Cho toàn lượng dịch trong cốc vào miệng. Súc nhẹ trong khoang miệng.

Chú ý không được nuốt nước súc miệng. Súc miệng trong khoảng 30 giây để có tác dụng diệt khuẩn tốt nhất. Nếu ngậm nước quá lâu hay nhanh chóng trong khoảng 1-2 giây thì đều không đem lại hiệu quả cao như kỳ vọng.

Bước 4: Nhổ ra

Nhổ nhẹ nhàng ra. Tuyệt đối không nuốt.

2. Chọn nước súc miệng phù hợp theo thành phần

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng để chọn nước súc miệng có thành phần phù hợp nhất.

– Nếu chỉ để vệ sinh hành ngày thì nên chọn các nước súc miệng dịu nhẹ như nước muối sinh lý. Còn nếu cần tác dụng điều trị các nhiễm khuẩn ở miệng cần chọn loại trong thành phần có chất sát khuẩn như povidon iod hay cholrhexidin…

– Khi chọn nước súc miệng khắc phục tình trạng khô miệng nên chọn loại nước súc miệng không chứa cồn. 

3. Chọn nước súc miệng phù hợp với lứa tuổi

Ở từng độ tuổi khác nhau, việc lựa chọn nước súc miệng sẽ khác nhau. Những người lớn, người già thì răng sẽ bị mài mòn, giảm Flour nên cần sử dụng các loại bổ sung, làm tăng độ chắc khỏe của răng và diệt khuẩn.

Đối với trẻ em, thông thường, đối với trẻ chưa có thói quen ăn uống hợp lý, ăn đồ ăn ngọt nhiều, thì cần ưu tiên lựa chọn loại có khả năng diệt khuẩn mạnh và sạch. Nước súc miệng cho trẻ em nên dịu nhẹ tránh các chất quá nồng hay quá cay. Hơn nữa chỉ nên dùng nước súc miệng cho trẻ trên 6 tuổi khi bé đã có thể thực hiện được hoạt động súc miệng.

Sử dụng nước súc miệng cho trẻ để bảo vệ răng miệng

Sử dụng nước súc miệng cho trẻ để bảo vệ răng miệng

4. Dùng nước súc miệng theo sở thích

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu người dùng, rất nhiều loại nước súc miệng có mùi vị và màu sắc đẹp. Điều này góp phần tăng thêm phần tự tin và cảm giác thoải mái cho người sử dụng. 

5. Dùng nước súc miệng bao nhiêu lần/ngày? Kết hợp nước súc miệng và đánh răng

Sử dụng nước súc miệng hàng ngày giúp răng miệng sạch và khỏe hơn. Quan trọng nhất là phải đánh răng sạch sẽ và vệ sinh các vùng kẽ tốt. Thông thường, nên sử dụng 2 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất. Riêng đối với loại nước súc miệng có tác dụng điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Như vậy, việc sử dụng nước súc miệng đem lại nhiều lợi ích cho răng miệng, cảm giác, thoải mái cho người sử dụng. Chúng ta có thể cân nhắc sử dụng để góp phần cho răng miệng thơm tho, sạch sẽ và tránh được các bệnh lý liên quan đến răng miệng.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *