Mẹo trị nấm da chân tại nhà

có đến 70% người mắc phải nấm da chân ít nhất 1 lần trong đời.

Nấm da chân là một căn bệnh khá phổ biến, có đến 70% người mắc phải bệnh này ít nhất 1 lần trong đời. Tìm hiểu ngay những mẹo trị nấm da chân đơn giản bằng các nguyên liệu thiên nhiên được áp dụng ngay tại nhà.

1. Tỏi

Theo các nghiên cứu, thành phần chủ yếu của tỏi là kháng sinh Allicin, có khả năng diệt khuẩn rất mạnh. Do đó, có thể sử dụng tỏi để diệt nấm.

Tuy nhiên, không được dùng quá nhiều tỏi tươi chà xát vào khu vực bị nấm, điều này có thể gây kích ứng da, thậm chí là bị bỏng nặng khiến tình trạng nấm chân không được cải thiện mà còn trở nên nghiêm trọng hơn.

Chúng ta có thể giã một tép tỏi tươi, kết hợp với một chút dầu ô liu hoặc chan, thoa lên vùng da bị nấm trong khoảng 1 giờ, sau đó rửa sạch. Tình trạng nấm chân sẽ được cải thiện đáng kể sau khoảng 1 tuần thực hiện đều đặn.

Ngoài ra, cũng nên bổ sung tỏi vào chế độ ăn hàng ngày để tăng cường hiệu quả kháng viêm, kháng nấm.

2. Chanh

Chanh là loại quả vô cùng quen thuộc với chúng ta, được dùng làm gia vị, tăng thêm hương vị cho món ăn, ép nước uống giải khát. Không chỉ vậy, chanh còn được xem là một vị dược liệu vô cùng hiệu quả trong điều trị các bệnh da liễu như mụn nhọt, rôm sảy, nấm da…

Trong thành phần của chanh có chứa lượng lớn vitamin C, các acid hữu cơ giúp trị nấm hiệu quả, đồng thời phục hồi và tái tạo làn da bị tổn thương nhanh chóng.

Nấm không tồn tại được trong môi trường acid. Khi sử dụng chanh trị nấm, dưới tác động của acid có trong chanh, các tế bào nấm nhanh chóng bị tiêu diệt. Ngoài ra, sử dụng chanh khá an toàn, không gây kích ứng da, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, do đó, phương pháp này được khá nhiều người sử dụng.

Chanh có tác dụng trị nấm chân hiệu quả, an toàn

Chanh có tác dụng trị nấm chân hiệu quả, an toàn

Vắt lấy nước cốt chanh, pha với nước ấm, dùng ngâm chân 10-15 phút rồi rửa sạch và lau khô. Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng nấm chân chỉ sau 5-7 ngày.

3. Giấm

Bạn đã nghe đến biện pháp ngâm chân trong giấm để điều trị nấm chưa? Giấm có tính acid, do đó có thể tiêu diệt vi khuẩn và nấm.

Nên pha loãng giấm với nước ấm để tránh trường hợp kích ứng da. Ngâm chân khoảng 10-20 phút sau đó lau khô chân ngay sau khi ngâm bằng khăn sạch. Nên ngâm mỗi ngày 2 lần để các triệu chứng nhiễm nấm nhanh chóng thuyên giảm.

Nếu sau 2 tuần mà tình trạng nấm chân không được cải thiện, nên lựa chọn các phương pháp điều trị khác.

4. Lá trầu không

Trong thành phần của lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất như Tanin, Methyl eugenol, Estradiol, Cineol… Lá trầu không có thể ức chế sự phát triển của các ký sinh trùng, nấm và vi khuẩn gây hại. Do đó, từ ngày xưa, dân gian đã sử dụng lá trầu không để ngâm chân, giúp điều trị nấm chân đơn giản mà mang lại hiệu quả cao. Ngâm chân bằng lá trầu không giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy, nóng rát do nấm gây ra chỉ sau vài lần thực hiện.

Lấy một nắm lá trầu không, rửa sạch với nước sau đó đun sôi, để nguội rồi lấy ngâm chân. Có thể cho thêm một chút muối hoặc không. Dùng lá chà xát nhẹ vào nơi bị nấm, không chà xát quá mạnh khiến vết loét nặng hơn.

Ngâm chân bằng trầu không giúp cải thiện nhanh tình trạng nấm chân

Ngâm chân bằng trầu không giúp cải thiện nhanh tình trạng nấm chân

5. Lá chè

Trong lá chè tươi có chứa các Flavonoid, Tanin, các Vitamin, Phenol giúp sát khuẩn, ức chế sự phát triển của nấm, vi khuẩn. Đặc biệt Epigallocatechin-3-gallate (ECCG) có trong trà xanh giúp ức chế sự phát triển của các loại nấm, trị ngứa hiệu quả.

Tương tự như lá trầu không, lấy một nắm lá chè, rửa sạch với nước sau đó đun sôi, để nguội rồi lấy ngâm chân. Có thể dùng lá xoa nhẹ vào vị trí bị nấm cho nhanh khỏi. Không chà xát quá mạnh khiến vết loét nặng hơn.

6. Gừng

Gừng có chứa hàm lượng lớn Shogaol và Gingerol giúp chống viêm, ức chế hoạt động của nấm và vi khuẩn. Lấy nửa nhánh gừng, giã nát rồi đun sôi với nước trong khoảng 20 phút, để nguội và lấy ngâm chân.

Chúng ta cũng có thể dùng kết hợp với lá trầu không, lá chè xanh giúp nâng cao hiệu quả kháng nấm và khắc phục tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do nấm gây ra.

Gừng có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm

Gừng có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm

7. Phèn chua

Phèn chua là chất có hoạt tính khử trùng, công dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Thoa bột phèn chua lên vị trí da bị tổn thương ở các kẽ chân, lòng bàn chân hay mu bàn chân sẽ giúp làm khô da, giảm ngứa ngáy, khử mùi hiệu quả.

Nên thoa bột phèn chua tối thiểu 2 lần/ngày để đảm bảo hiệu quả trị nấm.

8. Muối biển

Muối biển được dùng để sát khuẩn, tẩy tế bào chết, làm sạch vết thương rất hiệu quả. Do đó, muối biển cũng được dùng trong điều trị nấm chân.

Hòa tan muối với nước ấm rồi rửa chân thật kỹ, không chà quá mạnh tránh làm tổn thương da. Sau đó rửa lại bằng nước sạch. Mỗi ngày làm 2 lần sẽ cho bạn kết quả đáng kinh ngạc.

Muối biển cũng có hiệu quả trong điều trị nấm chân

Muối biển cũng có hiệu quả trong điều trị nấm chân

9. Bột nghệ và dầu dừa

Trong bột nghệ và dầu dừa có các hoạt chất có tính kháng khuẩn, kháng nấm,  chống viêm hiệu quả. Thêm vào đó, nghệ còn chứa các dưỡng chất giúp tái tạo tế bào da, làm lành nhanh các vết thương, rất có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị nấm chân.

Cách thực hiện: Đun nóng dầu dừa, cho thêm 1 chút bột nghệ, khuấy đều trong khoảng 1-2 phút. Đợi hỗn hợp nguội rồi thoa lên vùng da bị nấm. Đợi khoảng 15-30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước.

Chú ý: Cần phải để hỗn hợp nguội rồi mới được bôi lên chân. Sau khi sử dụng một thời gian, bột nghệ có thể làm vàng da.

10. Trà túi lọc

Trong trà có chứa hoạt chất Tanin, giúp ức chế nấm chân hiệu quả, làm giảm hết nấm, hết ngứa nhanh chóng.

Cho khoảng 6 gói trà túi lọc vào 1 lít nước, đun sôi. Đợi nước nguội bớt thì lấy ngâm chân khoảng 15-20 phút. Rửa sạch nước và lau khô.

Trà túi lọc giúp trị nấm nhanh chóng

Trà túi lọc giúp trị nấm nhanh chóng

Nấm chân tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Khi tình trạng nhiễm nấm còn nhẹ, để tiết kiệm thời gian và cả chi phí điều trị, chúng ta có thể lựa chọn các biện pháp điều trị tại nhà này. Tuy nhiên khi bệnh trở nặng, cần thăm khám bác sĩ ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *