Những điều cần biết khi dùng thuốc chữa dứt điểm mất ngủ

chữa dứt điểm mất ngủ như thế nào?

Chữa dứt điểm mất ngủ như thế nào?

Trong xã hội hiện đại, mất ngủ dường như là một căn bệnh rất phổ biến, đặc biệt ở người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên, hầu hết lại khá chủ quan và xem nhẹ tầm quan trọng của việc điều trị căn bệnh này bằng thuốc. Cùng đọc bài viết để hiểu rõ hơn những lưu ý về cách điều trị dứt điểm mất ngủ kéo dài nhé!

1.1. Nguyên nhân gây mất ngủ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mất ngủ, chủ yếu bao gồm:

Chế độ ăn uống

– Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt hoặc ăn quá no trước khi đi ngủ đều là những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ.

– Sử dụng cà phê, đồ uống hoặc các chế phẩm chứa cafein như cà phê, trà xanh, socola… cũng là nguyên nhân gây mất ngủ. Cafein có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, đem lại cảm giác tỉnh táo, hưng phấn đến vài giờ sau khi uống. Do vậy, không nên uống trà hoặc cà phê trước khi ngủ.

– Uống bia rượu: Một vài người cho rằng, uống rượu giúp chúng ta đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì đây lại là một quan điểm sai lầm. Việc sử dụng rượu, bia trước khi ngủ gây rối loạn giấc ngủ, ngủ ngáy, thậm chí là ngưng thở khi ngủ.

Chế độ sinh hoạt

– Ngủ trưa quá dài, thức đêm ngủ ngày hay hút thuốc lá đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mất ngủ.

– Sau một ngày dài làm việc, cơ thể cần được nghỉ ngơi, yên tĩnh. Do vậy, trước khi ngủ vận động mạnh, nhiều, nghe nhạc quá to, tiếng ồn,… đều làm hưng phấn thần kinh trung ương dẫn đến hiện tượng mất ngủ.

Căng thẳng, stress, tâm lý

Yếu tố tâm lý được cho là nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng mất ngủ. Theo thống kê, khoảng 80-85% bệnh nhân mất ngủ do gặp những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là ở người trưởng thành.

Căng thẳng, stress dẫn đến mất ngủ

Căng thẳng, stress dẫn đến mất ngủ

Nguyên nhân khác

Ngoài ra, các yếu tố thuộc về môi trường sống như ánh sáng, ô nhiễm, tiếng ồn,… hoặc các bệnh lý như đau khớp, hắt hơi, ho, tim mạch,… hoặc tác dụng không mong muốn của thuốc,… cũng là các nguyên nhân dẫn đến mất ngủ.

1.2. Biểu hiện của mất ngủ mạn tính

Mất ngủ mạn tính là trạng thái mất ngủ liên tục trong thời gian dài, người bệnh không được thỏa mãn về chất lượng cũng như số lượng giấc ngủ. Những dấu hiệu nhận biết thường dưới đây:

– Khó ngủ: Tình trạng trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, thường mất 30 phút đến 1 tiếng mới có thể ngủ được.

– Tỉnh giấc: Người bệnh thường giật mình và bị tỉnh giấc giữa đêm, thông thường ít nhất là 2 lần mỗi đêm.

– Thời gian ngủ ngắn: Thông thường chỉ ngủ được 3-4 tiếng/ngày, thậm chí có những đêm thức trắng.

– Chất lượng giấc ngủ thấp: Trạng thái ngủ thường mơ màng, giấc ngủ không sâu, dễ tỉnh, dễ giật mình, thường thức dậy sớm và vẫn còn cảm giác mệt mỏi.

Biểu hiện trằn trọc khó đi vào giấc ngủ

Tình trạng trằn trọc khó đi vào giấc ngủ

2. Tác hại của mất ngủ là gì?

Tình trạng mất ngủ kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như mệt mỏi, thiếu sức sống, uể oải, thiếu tập trung… mà còn có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng như trầm cảm, rối loạn tâm thần, tim mạch,…

Khi xuất hiện các triệu chứng của mất ngủ, bạn nên đến các cơ sở y tế (bệnh viện) hoặc phòng khám chuyên khoa để được cố vấn chuyên môn chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp thích hợp càng sớm càng tốt.

Thuốc dùng trong điều trị mất ngủ

Thuốc dùng trong điều trị mất ngủ

Khi được xác định chính xác nguyên nhân gây mất ngủ, bác sĩ có phương pháp điều trị dứt điểm mất ngủ bao gồm thuốc Tây y và Đông y phù hợp cho từng bệnh nhân.

Theo Tây Y

Thuốc an thần dùng để đặc trị mất ngủ là tên gọi khác của thuốc ngủ. Liệu pháp điều trị dứt điểm mất ngủ bao gồm các nhóm chủ yếu sau:

– Thuốc ngủ: Gồm Diazepam, Rotundin, Bromazepam,… Các thuốc này đem lại hiệu quả gần như ngay lập tức, giúp người bệnh dễ dàng có giấc ngủ gần với giấc ngủ sinh lý.

Tuy nhiên, chỉ nên dùng nhóm này trong trường hợp mất ngủ ngắn ngày và không nghiêm trọng. Tình trạng lạm dụng thuốc (dùng thuốc nhiều hơn 3 ngày) sẽ gây hiện tượng quen thuốc. Khi đó, dù tăng liều vẫn không thể gây được hiệu quả điều trị.

Thuốc Seduxen dùng trong điều trị mất ngủ

Thuốc Seduxen dùng trong điều trị mất ngủ

– Thuốc trấn kinh, an thần: Bao gồm Phenobarbital, Zolpidem,… Tương tự như nhóm thuốc ngủ, chỉ dùng trong trường hợp mất ngủ ngắn ngày và mức độ mất ngủ nhẹ.

Tuy tác dụng điều trị mạnh nhưng chúng dễ gây hiện tượng quen thuốc, do vậy không nên dùng liều dài hơn 3 ngày. Các tác dụng phụ có thể gặp phải bao gồm rối loạn tiêu hóa, nhức đầu,… Tuy nhiên, chúng sẽ hết ngay khi ngưng dùng thuốc.

– Thuốc kháng Histamin thế hệ I như Chlopheniramin, Promethazin, Dimedrol,… Chúng đều có tác dụng gây buồn ngủ, thích hợp cho các trường hợp mất ngủ do ngứa, dị ứng, hắc lào, tổ đỉa,…

Tác dụng phụ của nhóm này bao gồm cảm giác khô miệng, khô mũi, nghẹt mũi,…Tuy vậy, các triệu chứng này đều biến mất ngay sau khi ngưng dùng thuốc.

Thuốc Clorpheniramin dùng trong điều trị mất ngủ

Thuốc Clorpheniramin dùng trong điều trị mất ngủ

– Thuốc an thần thế hệ mới: Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride,… Nhóm này mang lại hiệu quả điều trị mạnh, thường chỉ định cho người chán ăn do tâm lý, mất ngủ do lo âu, trầm cảm,…

Bên cạnh đó, thuốc an thần thế hế mới thường gây tăng cân do kích thích ăn ngon miệng, tạo cảm giác thèm ăn, ăn nhiều. Để khắc phục hiện tượng này, bệnh nhân nên hạn chế ăn đồ ngọt, tinh bột, đồ ăn nhiều dầu mỡ, tích cực vận động, thể dục thể thao,…

– Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng: Clomipramine, Mirtazapine,… Thường dùng cho mất ngủ do lo lắng, trầm cảm, mất ngủ do đau,… Ưu điểm của nhóm này là không gây hiện tượng quen thuốc khi dùng.

Tuy nhiên, phải mất thời gian dài, khoảng 3-4 tuần mới gây được hiệu quả rõ rệt. Tác dụng phụ của chúng bao gồm táo bón, cảm giác đắng miệng, hiện tượng bí tiểu ở người u xơ tiền liệt tuyến,…

Theo Đông Y

Một số bài thuốc dân gian cổ truyền chữa bệnh mất ngủ mà người bệnh có thể áp dụng từ nguyên liệu thảo dược như cây lạc tiên, tâm sen, trinh nữ, đinh lang…

Bài thuốc chữa mất ngủ từ tâm sen và lá vông

Nguyên liệu:

  • Lá vông non tầm 8-10 lá.
  • Tâm sen 8g.

Thực hiện:

  • Rửa sạch 2 nguyên liệu ở trên.
  • Đem sắc lấy nước.
  • Chia thành 2 lần, uống trong ngày.

Những thảo dược tự nhiên thường mất nhiều thời gian hơn để đem lại hiệu quả. Do đó cần kiên trì sử dụng điều điều trị dứt điểm mất ngủ hiệu quả.

Cải thiện mất ngủ bằng gừng

Theo Đông Y, gừng có tính ấm, vị cay với tác dụng kích thích lưu thông máu, giúp tinh thần thoải mái và hỗ trợ điều trị mất ngủ.

Có nhiều phương pháp khác nhau từ gừng như:

  • Ngâm chân với muối và gừng.
  • Uống trà gừng, có thể cho thêm chút muối.

Việc dùng thuốc mất ngủ phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ để có thể hạn chế tối đa các tác dụng phụ cũng như tăng cường hiệu quả điều trị của các thuốc. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều, không tự ý lựa chọn thuốc (thêm thuốc, bỏ thuốc) khi thấy các triệu chứng được cải thiện hoặc nặng hơn.

Thông thường, bác sĩ sẽ phối hợp 2-3 nhóm thuốc kể trên, thường là thuốc ngủ (Bromazepam), thuốc an thần thế hệ mới (như Olanzapine) và thuốc chống trầm cảm 3 vòng ( ví dụ Clomipramine).

Với sự phối hợp này, bệnh nhân sẽ thấy giấc ngủ được cải thiện rõ rệt ngay sau khi dùng do tác dụng của nhóm thuốc ngủ và thuốc an thần thế hệ mới là tức thì. Sau khi điều trị khoảng 2 tuần, bác sĩ sẽ cắt thuốc ngủ và sau khoảng 4 tuần điều trị, tiếp tục cắt thuốc an thần thế hệ mới. Sau đó chỉ dùng duy trì thuốc chống trầm cảm 3 vòng liên tục trong tối thiểu 3 năm.

Bên cạnh việc dùng thuốc, các thói quen sinh hoạt tốt cũng mang lại lợi ích không nhỏ cho một giấc ngủ. Bạn có thể xây dựng các hành động sinh hoạt để khắc phục chứng mất ngủ cũng như phòng ngừa bằng cách sau đây:

– Đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định.

– Không nên ăn bữa tối quá no và ngay trước giờ đi ngủ, không ăn đồ ăn khó tiêu hoặc uống nhiều nước vào buổi tối.

– Nên massage tay, chân hoặc tắm nước ấm để thư giãn, mang lại cảm giác khoan khoái, dễ đi vào giấc ngủ.

– Thường xuyên tập thể dục thể thao, lao động chân tay để sức khỏe tốt nhất.

– Loại bỏ các chất kích thích hoặc đồ uống có cồn như rượu bia, cafe, trà,…

– Môi trường ngủ nên yên tĩnh, thoáng mát, hạn chế tối đa ánh sáng và các thiết bị điện tử.

– Nên vệ sinh chăn, ga, gối sạch sẽ để chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho giấc ngủ mang lại cảm giác dễ chịu.

– Thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng với những loại thực phẩm tốt như cá, thịt nạc, hạt, các loại đậu, ngũ cốc…

Masage chân trước khi đi ngủ giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn

Masage chân trước khi đi ngủ giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn

Trên đây là thông tin cần phải biết về bệnh mất ngủ kinh niên cũng như việc điều trị mất ngủ bằng thuốc. Hy vọng nội dung của bài viết cẩm nang y khoa mà Dược Điển Việt Nam chia sẻ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn có giấc ngủ ngon lành!

Các bài viết của Dược Điển Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *