Bà bầu viêm họng có đáng lo?

Viêm họng ở bà bầu là gì?

Viêm họng ở bà bầu là gì?

Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp xảy ra phổ biến. Tuy nhiên, bất cứ bệnh nào cũng khiến bà bầu phải lo lắng. Không biết nó có ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi hay không? Cách điều trị như thế nào? Để hiểu rõ vấn đề này, hãy cùng nhà thuốc Dược Điển Việt Nam tìm hiểu về vấn đề viêm họng trong thai kỳ nhé!

I. Viêm họng ở bà bầu là gì? Nguyên nhân?

Viêm họng là bệnh lý thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào từ trẻ sơ sinh cũng có thể bị viêm họng, người trưởng thành hay người cao tuổi. Bệnh gây viêm, đau, rát cổ họng, nhất là khi nước bọt cảm thấy vô cùng khó chịu.

Viêm họng thường tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên chủ quan do có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng cho phụ nữ mang thai do vi khuẩn liên cầu. Liên cầu nhóm A gây viêm họng rất dễ lây lan. Mẹ bầu có thể mắc bệnh nếu ai đó nhiễm trùng hắt hơi hoặc ho, sau đó bạn hít phải các giọt nước này trong không khí. Ngoài ra, vi khuẩn có thể tồn tại trên bề mặt như nắm cửa, mặt bàn…

II. Triệu chứng viêm họng ở bà bầu?

Dấu hiệu của bệnh viêm họng có thể khác nhau ở từng đối tượng. Tuy nhiên, một số triệu chứng thường gặp, bao gồm:

– Cổ họng sưng đau, rát hoặc có đờm.

– Đau đầu.

– Sốt.

– Khó nuốt thức ăn, nước uống.

– Thấy các đốm trắng hoặc mủ xung quanh amidan.

– Ăn không ngon, mệt mỏi.

– Buồn nôn, khó thở, đau bụng.

Cổ họng sưng đau là triệu chứng của viêm họng

Cổ họng sưng đau là triệu chứng của viêm họng

Bà bầu không cần phải trải qua tất cả các triệu chứng ở trên để khẳng định mình bị viêm họng. Nếu xuất hiện một trong những số trên có thể cần thăm khám bác sĩ.

Viêm họng có đờm xảy ra phổ biến, đờm ứ trong cổ họng khiến việc ăn uống của mẹ bầu trở nên khó chịu hơn.

III. Viêm họng ở bà bầu có nguy hiểm không?

Trong giai đoạn mang thai, mọi vấn đề sức khỏe đều cần chú ý vì nó không chỉ tác động đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng tới thai nhi. 

Đối với bất kỳ nhiễm trùng do vi sinh vật đều có nguy cơ cho sự phát triển đầy đủ của thai nhi bất cứ giai đoạn nào trong thai kỳ, nhưng đặc biệt chú ý trong 3 tháng đầu.

Tình trạng viêm họng tái phát nhiều lần có thể chuyển sang viêm họng mãn tính, việc điêuù trị sẽ khó khăn và mất thời gian hơn. Mẹ bầu có thể gây thiếu oxy máu ở thai nhi hoặc nguy cơ sinh non. Do đó, cần điều trị khỏi hoàn toàn để tránh những biến chứng không mong muốn sau này.

IV. Điều trị viêm họng cho mẹ bầu

Viêm họng được điều trị bằng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, bất cứ loại thuốc vào được đưa vào cơ thể người mẹ, tồn tại trong máu ở một nồng độ nhất định. Thuốc này có thể truyền qua nhau thai, dù ít hay nhiều cũng có thể ảnh hưởng tới trẻ, nhất là khi sử dụng quá nhiều. Vì vậy cần tuân thủ nghiêm ngặt của bác sĩ về liều lượng và thời gian. 

Sử dụng thuốc ở bà bầu

Sử dụng thuốc ở bà bầu

Một số loại thuốc kháng sinh phổ biến được sử dụng là cephalexin, penicillin và amoxcillin.

– Cephalexin: Nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc không làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hoặc gây hại cho thai nhi. Cephalexin không đi qua nhau thai và phân phối tới các mô của thai nhi. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát tốt ở phụ nữ mang thai. Do đó, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

– Pennicillin: Thuốc này không tác động tiêu cực đến thai kỳ. Tuy nhiên một số tác dụng phụ có thể gặp phải như tiêu chảy. Nếu xuất hiện tình trạng này kèm theo máu hoặc kéo dài hơn vài ngày thì cần liên hệ với bác sĩ do nguy cơ dị ứng với pennicillin.

– Amoxcillin: Các nghiên cứu trên động vật sử dụng liều gấp 10 lần trên người không cho thấy bằng chứng nào về khả năng gây quái thai (không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng hoặc phát triển của em bé). Mặc dù không có dữ liệu được kiểm soát trong quá trình mang thai ở người, nhưng vẫn thiếu các báo cáo tài liệu về các tác dụng phụ đối với thai nhi. Amoxicillin chỉ được khuyến cáo trong thời kỳ mang thai khi lợi ích nhiều hơn nguy cơ.

Do đó, để đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà cân nhắc có cần thiết phải sử dụng thuốc hay không.

V. Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu bị viêm họng tại nhà

Ngoài ra, còn có phương pháp điều điều trị tại nhà giúp bạn giảm bớt những khó chịu của chứng viêm họng gây ra. 

Chăm sóc sức khỏe tại nhà cho mẹ bầu

Chăm sóc sức khỏe tại nhà cho mẹ bầu

1. Việc mẹ bầu nên làm

Một số cách gợi ý như sau:

– Súc miệng bằng nước muối ấm để giúp cơn đau họng của bạn dễ chịu hơn.

– Tránh các chất lỏng do có thể làm tồi tệ hơn tình trạng đau họng. Thay vào đó uống nhiều nước ấm, hãy thử những loại trà thảo mộc không chứa caffein như trà hoa cúc, trà chanh, quế. Đảm bảo luôn đủ nước.

– Nghỉ ngơi nhiều cơ thể hồi phục.

– Ở trong phòng thoáng khí, giữ ấm cơ thể, hạn chế không khí khô, lạnh. Sử dụng máy làm ẩm vào ban đêm để cải thiện không khí.

– Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đi làm hay đi chơi về.

– Kê cao đầu khi ngủ giúp hạn chế tình trạng nghẹt mũi và dễ thở hơn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng để giúp bệnh nhanh khỏi.

2. Việc mẹ bầu không nên làm

– Hạn chế nói chuyện.

– Tránh món ăn mặn, chua, cay và không nên ăn đêm sau 9 giờ tối.

– Thức ăn nhanh, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ.

– Tránh nước trái cây họ cam quýt do có thể kích ứng cổ họng.

– Không sử dụng chung cốc, khăn hoặc đồ dùng các nhân khác với người nhiễm vi khuẩn do khả năng lây bệnh cao.

VI. 6 Cách cải thiện triệu chứng viêm họng tại nhà an toàn cho bà bầu

Trong thai kỳ nên hạn chế sử dụng thuốc tây, thay vào đó là sử dụng những loại thảo mộc thiên nhiên, an toàn cho thai nhi. Một số bài thuốc dân gian đã được sử dụng để cải thiện triệu chứng đau, sưng, rát họng hiệu quả mà lại an toàn.

1. Sử dụng mật ong kết hợp với chanh

Dùng mật ong và chanh để chữa viêm họng

Dùng mật ong và chanh để chữa viêm họng

Mật ong pha với chanh là phương thuốc phổ biến cho người đau họng. Mật ong còn giúp cải thiện tình trạng ho vào ban đêm hiệu quả hơn với các loại thuốc giảm ho thông thường. Trong một nghiên cứu khác chứng minh mật ong là một chất chữa lành vết thương hiệu quả, giúp tăng tốc độ chữa lành bệnh viêm họng.

Chanh có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch chất nhầy. Kết hợp với mật ong giúp tăng hiệu quả, làm dịu cổ họng.

Mẹ bầu cần chuẩn bị một cốc nước ấm, cho thêm một thìa mật ong và một chút nước cốt chanh. Uống khi còn ấm. Sử dụng đều đặn trong 3-5 ngày thì tình trạng viêm họng sẽ được cải thiện.

2. Uống trà hoa cúc

Uống trà hoa cúc giảm viêm họng

Uống trà hoa cúc giảm viêm họng

Trà hoa cúc là thảo dược tự nhiên được sử dụng cho mục đích y học như chất làm dịu cơn đau họng. Nó thường được sử dụng để chống viêm, chống oxy hóa.

Hít hơi nước từ trà hoa cúc có thể giảm cả triệu chứng đau họng, uống nước trà cũng có lợi ích tương tự. Loại thảo mộc này còn kích thích hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Ngoài hoa cúc, có thể thay thế bằng bạch hà cũng có khả năng giảm đau họng. Bạc hà còn chứa tinh dầu với đặc tính chống khiêm, kháng khuẩn và virus giúp làm loãng chất nhầy và làm dịu cơn ho.

Mẹ bầu chuẩn bị cốc nước sôi, thả gói trà hoa cúc và ngâm trong khoảng 10 phút. Có thể thêm mật ong. Uống khi còn ấm.

3. Uống trà gừng

Gừng có tác dụng kháng khuẩn, vi nấm và cải thiện tình trạng viêm họng.

Chuẩn bị một cốc nước nóng, sau đó cho thêm vài lát gừng nhỏ. Đợi khoảng 5 phút, uống khi còn ấm. Ngoài ra có thể thêm một chút mật ong để giảm triệu chứng hiệu quả hơn.

4. Bổ sung tỏi

Tỏi có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên. Nó chứa allicin – một hợp chất organosulfur có khả năng chống lại sự nhiễm trùng. Bổ sung thường xuyên loại củ này giúp ngăn ngừa các bệnh cảm lạnh thông thường,cgiảm các triệu chứng của bệnh viêm họng.

5. Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước ấm chữa viêm họng

Súc miệng bằng nước ấm chữa viêm họng

Súc miệng bằng nước ấm giúp làm dịu cơn đau họng và phá vỡ chất nhầy. Đồng thời tiêu diệt vi khuẩn trong cổ họng. Có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc pha dung dịch nước ấm với lượng muối thích hợp. Súc miệng đều đặn mỗi ngày giúp giảm sưng và giữ cổ họng họng sạch sẽ. Nên thực hiện sau mỗi 3 giờ.

Ngay cả khi mẹ bầu không bị viêm họng cũng có thể sử dụng để ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

6. Xông hơi khoang mũi

Xông hơi khoang mũi giúp làm ẩm màng nhầy, từ đó giúp cổ họng không bị khô.

Mẹ bầu chỉ cần đun sôi nước rồi đưa dần mặt để hơi nước bốc lên có thể đi qua khoang mũi và họng. Chú ý nên để khoảng cách vừa phải để không bị bỏng.

Xem thêm: 10+ Mẹo chữa viêm họng tại nhà nhanh chóng, đơn giản

VII. Biện pháp phòng ngừa viêm họng cho mẹ bầu

Viêm họng gây khó chịu làm ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của mẹ bầu và còn nguy cơ tác động đến thai nhi. Do đó việc phòng ngừa tránh tái nhiễm viêm họng là vô cùng cần thiết.

Phòng ngừa viêm họng ở mẹ bầu

Phòng ngừa viêm họng ở mẹ bầu

Mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp dưới đây:

– Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị viêm họng, cúm, viêm mũi hay bất cứ bệnh nào khả năng lây nhiễm.

– Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài đường.

– Luôn giữ ấm cơ thể, nhất là vào mùa đông. 

– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khử trùng nhà đều đặn.

– Không ăn những đồ ăn lạnh, uống nước lạnh hoặc tắm quá khuya.

– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tạo lớp bảo vệ tự nhiên chống lại bệnh tật.

– Không hút thuốc lá và hạn chế đến gần những nơi có khói thuốc.

Trên đây là những thông tin về viêm họng. Mong rằng với những kiến thức này có thể giúp mẹ bầu yên tâm hơn nếu như không may mắc phải viêm họng. Chúc mẹ bầu và con thật nhiều sức khỏe.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *