Uống thuốc gì để trị viêm họng?

Uống thuốc gì để trị viêm họng?

Trời mưa lạnh, đặc biệt là khi giao mùa, sức đề kháng của cơ thể yếu, rất dễ bị viêm họng, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ. Viêm họng thường tự khỏi sau 5-7 ngày, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh khi mắc phải. Vậy viêm họng uống thuốc gì để nhanh khỏi? Đừng bỏ qua những thông tin cơ bản về thuốc điều trị viêm họng qua bài viết sau đây!

Tùy thuộc nguyên nhân và tình trạng của bệnh, có thể sử dụng các thuốc sau:

– Kháng sinh: Pennicilin, Amoxicillin, Cephalexin, Erythromycin

– Thuốc ho: Codein, thuốc ngậm hoặc siro…

– Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm như paracetamol, aspirin… khi nhiệt độ cơ thể > 38,5 độ.

– Thuốc long đờm như Acetylcystein…

Ngoài ra có thể dùng các thảo dược đông y, súc miệng nước muối, dùng mật ong…

1. Kháng sinh trị viêm họng

Khi người bệnh bị đau họng/viêm họng do vi khuẩn, kháng sinh là lựa chọn mang lại hiệu quả nhanh chóng. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn, không có tác dụng trong điều trị viêm họng do virus, vì vậy không tự ý dùng kháng sinh khi nguyên nhân dẫn đến viêm họng là virus.

Nghiêm túc thực hiện đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế để tránh nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng khi sử dụng kháng sinh trong điều trị.

Một số loại kháng sinh phổ biến thường được dùng:

Penicillin

Thuốc thường được dùng dạng viên uống, bột pha hỗn dịch hoặc tiêm khi người bệnh gặp khó khăn trong việc uống thuốc, không nuốt được hay có mong muốn hiệu quả của thuốc đến sớm hơn. Penicillin còn được dùng cho các viêm nhiễm hô hấp khác như viêm phổi, nhiễm trùng liên cầu khuẩn…

Penicillin được dùng trong điều trị viêm nhiễm hô hấp

Penicillin được dùng trong điều trị viêm nhiễm hô hấp

Penicillin giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm viêm. Thuốc không phù hợp sử dụng cho bà bầu, người có tiền sử bệnh dạ dày, gan, thận. Nếu bắt buộc phải dùng cho phụ nữ mang thai, cần theo dõi chặt chẽ ảnh hưởng của thuốc đối với các đối tượng này.

Amoxicillin

Giúp đẩy lùi nhanh chóng tình trạng sưng đau họng, hiệu quả cao trong điều trị viêm họng do nhiễm khuẩn. Ngoài ra, có thể kết hợp với các thuốc ức chế bơm Proton trong điều trị các bệnh về dạ dày.

Thuốc có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc tránh thai, cần sử dụng các biện pháp ngừa thai an toàn khi sử dụng Amoxicillin. Mặt khác, cũng không nên dùng thuốc ở bà bầu và phụ nữ cho con bú, người có tiền sử dị ứng với Amoxicillin.

Erythromycin

Kháng sinh nhóm Macrolid có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả. Có thể dùng Erythromycin thay thế cho Penicilin ở đối tượng dị ứng với kháng sinh nhóm Penicillin.

Không nên lạm dụng Erythromycin và các kháng sinh nhóm Macrolid trong điều trị viêm họng và các nhiễm khuẩn hô hấp khác. Thuốc chống chỉ định ở bệnh nhân suy gan, thiếu máu cơ tim cục bộ, phụ nữ mang thai và cho con bú, mẫn cảm với kháng sinh nhóm Macrolid.

2. Thuốc kháng viêm chữa viêm họng

Các thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm có thể làm dịu cơn đau họng. Người bệnh có thể sử dụng các thuốc chứa Paracetamol, Ibuprofen để cải thiện tình trạng sưng đau họng.

Các loại thuốc này cũng giúp hạ sốt nhanh chóng khi người bệnh bị đau họng đang nhiễm trùng (virus, vi khuẩn) và sốt cao >38,5.

Nhiều ý kiến cho rằng, trẻ 12-18 tuổi không nên dùng Aspirin, hoạt chất này là nguy cơ dẫn đến hội chứng Reye.

Để tránh cho tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng nặng hơn, không sử dụng thuốc giảm đau aspirin, thuốc kháng viêm NSAIDs, Corticosteroid cho người có tiền sử viêm loét dạ dày – tá tràng.

3. Thuốc điều trị triệu chứng viêm họng

Nếu người bệnh đau họng kèm theo những dấu hiệu như ho, đờm, chảy dịch mũi sau… cần sử dụng thêm một số thuốc điều trị triệu chứng như:

– Thuốc kháng histamin: Điều trị dị ứng, kháng viêm.

– Thuốc long đờm.

– Thuốc xịt mũi, xịt họng: Giảm đau, giảm nề.

– Siro ho, thuốc ngậm ho phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

4. Thuốc điều trị bệnh dạ dày

Đến đây chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc, tại sao bị viêm họng, đau họng lại sử dụng thuốc điều trị bệnh dạ dày?

Trào ngược dạ dày – thực quản cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm họng. Do đó, nếu người bệnh không sốt nhưng thường xuyên cảm thấy nóng rát vùng họng và có các dấu hiệu ợ nóng, ợ chua, tức ngực, nghẹn ở họng thì cần đến viện kiểm tra hệ tiêu hóa.

Trào ngược dạ dày - thực quản có thể dẫn đến viêm họng

Trào ngược dạ dày – thực quản có thể dẫn đến viêm họng

Một số thuốc có thể sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản như thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm Proton, Histamin H2.

5. Điều trị viêm họng tại nhà

Bất kể nguyên nhân gây đau họng là gì, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp điều trị hỗ trợ tại nhà dưới đây giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh:

– Nghỉ ngơi: Ăn uống lành mạnh kết hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp tăng cường sức mạnh của hệ thống miễn dịch, giúp bệnh nhanh khỏi. Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế nói to, nói nhiều để giảm sưng/đau họng.

– Uống nhiều nước giúp giữ ẩm cho cổ họng, giảm khô rát, ngăn ngừa mất nước. Tránh caffeine và rượu có thể gây kích ứng đường hô hấp.

– Dùng thức ăn và đồ uống lỏng, dễ nuốt: Uống nước ấm, trà không chứa caffein, mật ong chanh đào… có thể giúp làm giảm viêm, làm dịu cơn đau họng.

– Súc miệng bằng nước muối giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Pha 1/4 – 1/2 thìa cà phê muối ăn trong 120 – 240 ml nước ấm, dùng cho trẻ em trên 6 tuổi và người lớn. Không dùng cho trẻ nhỏ chưa nhận thức được do trẻ có thể nuốt phải. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với trẻ sơ sinh bị viêm họng, mẹ bầu viêm họng do việc dùng thuốc có thể gây tác hại tiêu cực cho cơ thể.

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Giúp tăng sức đề kháng, nâng cao thể trạng giúp bệnh viêm họng nhanh khỏi hơn.

Súc miệng bằng nước muối giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn

Súc miệng bằng nước muối giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn

– Làm ẩm không khí: Sử dụng máy làm ẩm không khí để tăng độ ẩm trong không khí, loại bỏ không khí khô gây kích ứng cho bệnh viêm họng. Trường hợp không có máy làm ẩm trong gia đình, người bệnh có thể ngồi trong phòng tắm nước nóng vài phút.

– Tránh các chất gây kích ứng: Tráng tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, các sản phẩm tẩy rửa có thể gây kích ứng cổ họng.

Khi bi viêm họng, người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế, lựa chọn các phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viện uy tín để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Mong rằng qua bài viết này, mọi người có được những thông tin hữu ích nhất cho bản thân, giúp trị bệnh hiệu quả.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *