Trẻ sơ sinh bị viêm họng
Trẻ sơ sinh bị viêm họng có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Ở trẻ xuất hiện các triệu chứng như đau rát cổ họng, ăn vào là nôn, ho có đờm, quấy khóc,… Bệnh có thể tự khỏi mà không để lại biến chứng, nhưng với số ít trường hợp bệnh tiến triển nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần trang bị những kiến thức cần thiết về viêm họng ở trẻ em để có thể đảm bảo sức khỏe cho bé yêu một cách tốt nhất.
I. Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ sơ sinh
– Thời tiết nóng nực mùa hè là một trong các nguyên nhân khiến cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị viêm họng, do trẻ ra nhiều mồ hôi, làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
– Trẻ mặc không đủ ấm, thời tiết lạnh cũng là nguyên nhân thường thấy khiến trẻ bị viêm họng.
– Vi khuẩn, vi nấm và các tác động từ môi trường sẽ dẫn tới viêm họng, nặng hơn gây nên các biến chứng như viêm họng cấp. Khi đó, niêm mạc họng sẽ bị sưng nề một cách nhanh chóng.
– Ngoài ra, việc sử dụng quạt hoặc điều hòa không đúng cách khiến niêm mạc bị mất nước, niêm mạc mũi khô, làm cho hệ hô hấp của trẻ bị yếu đi.
Vi khuẩn là một trong các nguyên nhân gây bệnh viêm họng ở trẻ
II. Triệu chứng viêm họng ở trẻ sơ sinh
Làm sao để nhận biết trẻ bị viêm họng? Đây là thắc mắc của rất nhiều bậc làm cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu sinh con. Một số dấu hiệu giúp ba mẹ hiểu đúng về tình trạng bệnh của bé yêu đang gặp phải:
– Bé khóc nhiều khi ăn: Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất là bé khóc nhiều, đặc biệt khi cho bú. Con thấy khó chịu và đau khi nuốt thức ăn và nuốt nước bọt.
– Cổ họng bị sưng đỏ: Khi bé quấy khóc, cha mẹ có thể xem khám trước, tuy nhiên cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm vào miệng bé. Tốt nhất, mẹ nên đưa bé tới khám bác sĩ để kiểm tra chính xác cho bé.
Cổ họng sưng đỏ là một trong các dấu hiệu của viêm họng ở trẻ sơ sinh
– Bé bực bội và bồn chồn: Khi bị viêm họng, bé sẽ cảm thấy khó chịu và bực bội. Tuy nhiên, cũng phải loại trừ những nguyên do khác như bé bị đói, buồn ngủ hoặc bị các bệnh lý khác.
– Sốt: Trẻ bị viêm họng có thể sốt cao đột ngột 39 – 40 độ, kèm thêm các triệu chứng khác như ho, nghẹt mũi 2 bên, đau họng, rát họng. Những triệu chứng này khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú,… Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày? Với trường hợp viêm họng do virus, phần lớn trẻ sốt cao 2 – 3 ngày đầu và hạ dần ở các ngày sau. Với bệnh do vi khuẩn, sốt cao có thể kéo dài 4 – 5 ngày và chỉ khỏi khi được điều trị.
– Nôn mửa và tiêu chảy: Hệ miễn dịch bị suy giảm khi bị viêm họng có thể dẫn đến nôn mửa và tiêu chảy.
– Ho: Bé có thể ho khan hoặc ho có đờm tùy theo tình trạng viêm họng.
III. Cách chữa viêm họng cho trẻ sơ sinh
1. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ
– Tiêm vacxin đầy đủ, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây bệnh từ môi trường.
– Trẻ sơ sinh nên được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ.
– Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, đặc biệt là đường hô hấp.
– Cho bé ngủ đủ giấc.
– Không để bé tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc và các tác nhân kích ứng khác từ môi trường.
Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ
2. Sử dụng thuốc
Trẻ sơ sinh bị viêm họng thường đi kèm với sốt, ho, sổ mũi. Vậy bé bị viêm họng nên uống thuốc gì? Với những trường hợp nhẹ, bé có thể sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc ho kết hợp với nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên, tự ý sử dụng thuốc cũng có thể gặp phải khá nhiều rủi ro, vì vậy mẹ không nên tùy tiện dùng thuốc, cần cho bé thăm khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Cẩn trọng khi dùng thuốc cho trẻ sơ sinh bị viêm họng
Trẻ dưới 1 tuổi là đối tượng dễ nhạy cảm, vì vậy thay vì dùng thuốc, cha mẹ có thể tham khảo các bài thuốc dân gian chữa viêm họng cho trẻ từ các thảo dược.
3. Chữa viêm họng cho bé không cần dùng kháng sinh
Một số mẹo dân gian được cha ông truyền lại cũng cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả cho trẻ sơ sinh. Hướng dẫn cha mẹ một số cách làm cực nhạy cho bé như sau:
Trị viêm họng cho trẻ bằng rau diếp cá
Rau diếp cá vừa có tính kháng viêm, vừa có tác dụng làm mát cổ họng nên mẹ có thể yên tâm dùng cho bé. Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá, rửa sạch cho vào máy xay hoặc giã nhuyễn, bỏ phần bã. Cho bé uống phần nước.
Lá húng chanh hấp đường phèn chữa viêm họng hiệu quả
Lá húng chanh có vị cay, tính thơm, giúp tiêu đờm, kháng viêm, kích thích tiết mồ hôi, làm giảm sốt ở trẻ. Chuẩn bị 1 nắm lá húng chanh, thái nhỏ, đem hấp cách thủy với đường phèn. Chắt phần siro cho bé uống mỗi ngày 3 lần.
Lá húng chanh hấp đường phèn là mẹo dân gian phổ biến trị viêm họng
Lá hẹ chưng đường phèn
Lá hẹ từ lâu được biết đến với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm tốt nên thường được dùng để trị viêm họng. Làm tương tự như húng chanh hấp đường phèn, thái nhỏ lá hẹ, hấp cách thủy trong 20 phút. Cho bé uống siro mỗi ngày 2 lần sẽ giúp giảm đau họng hiệu quả.
IV. Trẻ sơ sinh bị viêm họng như thế nào thì nên đưa đi bác sĩ?
Trẻ sơ sinh bị viêm họng sẽ khiến cho trẻ mệt và khóc nhiều, trẻ trở nên lười bú, biếng ăn, nó khá giống với các triệu chứng khi trẻ bị mọc răng. Khi trẻ có các dấu hiệu trên kèm theo sốt, ba mẹ nên đưa bé tới bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa để thăm khám ngay.
Tránh để tình trạng bệnh kéo dài gây ra những biến chứng nguy hiểm cho bé như viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản…
Trẻ sơ sinh bị viêm họng bao lâu thì khỏi? Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, sức đề kháng của trẻ và sự chăm sóc của cha mẹ mà thời gian khỏi bệnh của bé nhanh hay chậm. Phần lớn chỉ sau 5-10 ngày, bệnh đã được cải thiện.
V. Phòng ngừa viêm họng ở trẻ sơ sinh
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, trẻ sơ sinh là những đối tượng cực kỳ nhạy cảm với các tác nhân từ bên ngoài do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ hãy lưu ý chăm sóc trẻ cẩn thận để phòng ngừa hiệu quả:
– Đổ mồ hôi nhiều sẽ dễ khiến trẻ bị nhiễm lạnh và dẫn đến viêm họng. Do đó cần chú ý cho bé mặc quần áo thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi.
– Sau khi trẻ hoạt động ra mồ hôi, không nên cho trẻ tắm ngay, khi tắm cũng không nên tắm quá lâu.
– Khi trẻ ngủ, không nên bật quạt trực tiếp vào vùng đầu, mặt của trẻ. Để điều hòa ở nhiệt độ vừa phải, tránh để bé nằm thẳng điều hòa hoặc nằm gần cửa sổ. Chú ý nên có thêm máy tạo độ ẩm trong phòng điều hòa để tránh trẻ bị khô mũi, viêm họng.
– Hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời vì sữa mẹ ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho bé còn bổ sung cho bé một nguồn kháng thể dồi dào. Nếu phải dùng sữa ngoài, hãy đảm bảo các dụng cụ pha sữa phải được tiệt trùng cẩn thận, nước sạch và đúng nhiệt độ.
– Đối với các trẻ bước sang độ tuổi ăn dặm, hãy chú ý chế độ ăn cho bé, đảm bảo ăn chín, uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ cho bé trước và ngay sau khi ăn. Tăng thô dần cho bé theo tháng tuổi và tùy vào các bé, hạn chế tăng thô quá nhanh khiến các bé khó thích nghi, nôn ói làm tổn thương niêm mạc họng.
– Nếu bé gặp phải một trong các triệu chứng của viêm họng, hãy liên hệ với bác sĩ để có cách xử trí kịp thời.
– Trong trường hợp trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi, cần được điều trị nhanh chóng, dứt điểm để ngăn ngừa tình trạng viêm họng. Hiện nay tỷ lệ trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng ở Việt Nam đang là con số đáng báo động.
Sử dụng điều hòa đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu của bạn
Bài viết trên đã cung cấp những kiến thức cơ bản và cần thiết cho cha mẹ khi trẻ bị viêm họng. Trẻ sơ sinh khi bị viêm họng cần được theo dõi sát sao và có chế độ chăm sóc hợp lý. Trường hợp cần thiết, cha mẹ có thể đưa bé đến khám bác sĩ để đảm bảo điều trị dứt điểm, tránh những biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.