Sốt viêm họng là thể viêm họng thường gặp, có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nếu được điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh nhanh chóng phục hồi và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả. Cùng tìm hiểu sốt viêm họng để hiểu thêm về bệnh và có phương pháp điều trị hiệu quả, giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng.
1. Triệu chứng sốt viêm họng
Sốt viêm họng gặp ở trẻ em hay người lớn
Sốt viêm họng là bệnh thường gặp ở cả trẻ em và người lớn, dễ xảy ra khi trời trở lạnh vào mùa đông, khi thay đổi thời tiết. Nó có thể xuất hiện đồng thời cùng với các bệnh lý đường hô hấp khác như viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan…
Sốt viêm họng là bệnh thường gặp ở cả trẻ em và người lớn
Các dấu hiệu để nhận biết sốt viêm họng:
– Đau rát vùng cổ họng khi ăn uống, nuốt nước bọt.
– Sốt nhẹ, có thể sốt cao trên 38 độ.
– Cơ thể khó chịu, mệt mỏi, mất sức, đau nhức toàn thân.
– Ngạt mũi, chảy nước mũi, đôi khi khó thở.
– Khô cổ, ho kéo dài gây khàn tiếng.
– Hắt hơi, có cảm giác ớn lạnh.
– Khó ngủ, mất ngủ, giấc ngủ bị gián đoạn.
– Chán ăn, ăn không ngon.
Đối với trẻ nhỏ, sốt viêm họng còn có thể làm trẻ bỏ bú, ít bú mẹ, há miệng khi ngủ, khó chịu bứt rứt…
Sốt viêm họng thường kéo dài bao lâu, có nguy hiểm không?
Sốt viêm họng thường do vi khuẩn, virus gây ra. Nếu do virus gây ra, bệnh thường tự khỏi sau 3-5 ngày. Nếu bệnh do vi khuẩn, đặc biệt là do liên cầu, thường kéo dài, có khi trên 10 ngày. Người bệnh cần được điều trị bằng kháng sinh nếu sốt do vi khuẩn gây ra.
Điều trị sốt viêm họng không đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng này dễ xuất hiện ở tuần thứ 2, thứ 3 sau khi bị sốt, bao gồm:
– Sốt co giật, động kinh, sùi bọt mép, thậm chí có thể gây bại liệt.
– Viêm, áp xe quanh amidan, áp xe thành họng ở trẻ 1-2 tuổi.
– Viêm khí phế quản, viêm phổi.
Điều trị ngay sốt viêm họng để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm
– Viêm tai giữa, viêm xoang cấp.
– Nếu viêm họng do liên cầu có thể gây viêm cơ tim, viêm khớp, viêm thận, nhiễm trùng máu, choáng nhiễm độc…
Các biến chứng này rất nguy hiểm, khó điều trị, do đó, cần chú ý các dấu hiệu cảnh báo bệnh của cơ thể để phát hiện bệnh từ sớm và nhanh chóng điều trị.
2. Nguyên nhân sốt viêm họng
Sốt viêm họng là sự cảnh báo cho nhiễm trùng hô hấp. Các tác nhân chính gây bệnh có thể được kể đến như sau:
– Virus: Adenovirus, virus cúm, sởi…
– Vi khuẩn thường gặp là liên cầu, phế cầu,tụ cầu vàng…
– Dị ứng.
– Cảm cúm.
– Bệnh tay chân miệng.
– Thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ quá thấp.
– Ô nhiễm môi trường: Khói thuốc lá, bụi bẩn, môi trường sống không trong sạch, nhiệt độ phòng ngủ không phù hợp.
Một số nguyên nhân khác cũng gây sốt viêm họng như thủy đậu, ho gà, sởi, các vấn đề về răng miệng…
3. Cần làm gì khi bị sốt viêm họng
Chăm sóc trẻ sốt viêm họng
Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị viêm họng, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.
Hãy thực hiện một số biện pháp sau để giúp trẻ nhanh chóng hạ sốt, cải thiện tình trạng sốt viêm họng khó chịu:
– Uống nhiều nước ấm, không cho trẻ uống nước lạnh, nước đá khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
Cho trẻ uống nhiều nước ấm khi bị sốt
– Lau người khi ra nhiều mồ hôi.
– Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ nhiều hơn. Phòng nghỉ rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ.
– Giữ ấm vùng cổ họng, mũi, ngực của bé.
– Súc miệng nước muối 2 lần/ngày.
– Cho trẻ bú nhiều hơn nếu còn bú mẹ.
Nếu dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ nhưng sau 24-48 giờ, bệnh vẫn không cải thiện, cần nhập viện để theo dõi và điều trị.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị viêm họng phải làm sao?
Sốt viêm họng ở người lớn
Viêm họng là một bệnh thường gặp và nhanh khỏi nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu chủ quan, lơ là trong điều trị, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe. Do đó, người lớn khi bị sốt viêm họng cũng không được chủ quan.
Khi có dấu hiệu sốt viêm họng, người bệnh nên giữ ấm, uống nhiều nước, súc miệng nước muối… và có thể thực hiện mẹo chữa viêm họng tại nhà nhanh chóng, đơn giản.
Ngoài ra, cũng nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách. Không nên tự ý dùng thuốc và điều trị tại nhà khi chưa có ý kiến bác sĩ. Cần dùng thuốc theo đúng chỉ định. Nếu tình trạng bệnh không được cải thiện hoặc có tiến triển xấu, người bệnh nên tái khám lại để có thay đổi hợp lý trong điều trị, giúp bệnh nhanh khỏi.
Ngoài ra, người bệnh nên nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung các yếu tố vi lượng, vitamin… để tăng sức đề kháng, hồi phục bệnh hiệu quả.
4. Phòng ngừa sốt viêm họng
Để phòng ngừa viêm họng và sốt viêm họng, nên thực hiện các biện pháp sau đây:
– Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Đeo khẩu trang khi ra đường để ngăn cản khói bụi.
– Giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng 2 lần mỗi ngày, súc miệng bằng nước muối pha loãng.
– Khi có vấn đề về răng miệng, cần điều trị dứt điểm, tránh vi khuẩn lây nhiễm đến các cơ quan khác, gây viêm họng.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ để phòng ngừa các nhiễm khuẩn hô hấp
– Tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh do chúng có thể gây tổn thương niêm mạc họng.
– Để điều hòa ở mức mát mẻ, dễ chịu (khoảng 26-28 độ), không nên để nhiệt độ quá thấp.
– Dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên vận động giúp nâng cao sức khỏe, phòng bệnh hiệu quả.
Viêm họng sốt là tình trạng thường gặp ở cả trẻ em và người cao tuổi. Mong rằng qua bài viết trên, bạn có được những thông tin hữu ích nhất để phòng bệnh và điều trị bệnh hiệu quả, tránh những hậu quả xấu khi điều trị sai cách.