Chế độ dinh dưỡng cho người viêm họng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tiến triển và hồi phục của bệnh viêm họng. Song song với việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng cần chú ý đến ăn uống để có thể kiểm soát bệnh tốt hơn. Hãy cùng Central tìm hiểu xem bị viêm họng thì nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi nhé.
I. Viêm họng nên ăn những loại thực phẩm gì?
Một số thực phẩm sau có thể giúp cải thiện triệu chứng của bệnh viêm họng như: đau, sưng rát họng, khàn tiếng…
1. Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch như giàu Vitamin C
Ưu tiên bổ sung những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch như trứng sữa, thức ăn chứa vitamin c, omega 3…
Vitamin C là thành phần thiết yếu có lợi cho cơ thể. Tăng cường bổ sung Vitamin C giúp cải thiện hệ miễn dịch, ức chế các gốc tự do và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, Vitamin C giúp tăng cường chức năng của tế bào Lympho, có tác dụng chống lại các mầm bệnh, các virus, vi khuẩn gây viêm họng. Bổ sung khoảng 1000mg Vitamin C mỗi ngày sẽ làm giảm đến 50% triệu chứng của viêm họng và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Người bệnh có thể bổ sung Vitamin C từ các thực phẩm như cam, quýt, ổi, xoài, chuối, dâu tây, thanh long,… Người bệnh có thể ăn trực tiếp trái cây hoặc ở dạng sinh tốt đều có hiệu quả tốt nhất.
2. Thực phẩm bổ sung Kẽm
Bên cạnh Vitamin C, Kẽm cũng là nguyên tố có ích cho hệ miễn dịch của cơ thể. Trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đưa đến kết luận bổ sung các thực phẩm giàu Kẽm sẽ giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Từ đó sẽ chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus gây viêm họng. Đồng thời, chức năng đề kháng được nâng cao sẽ giúp quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn. Một số thực phẩm giàu Kẽm có thể kể đến tôm, cua, ốc, ngao, sò, gan động vật, thịt bò, đậu, củ cải …
Bổ sung thực phẩm giàu Kẽm tốt cho người bị viêm họng
3. Đồ ăn mềm
Những đồ ăn mềm, được ninh nhừ vô cùng thích hợp với những người bị viêm họng, đau rát họng. Những thực phẩm này khi sẽ giảm bớt sự ma sát với vùng họng đang bị viêm, tránh làm trầm trọng hơn những vết sưng tấy, mang lại cảm giác dễ dàng khi nuốt. Món ăn lý tưởng cho người bị viêm họng như cháo yến mạch, súp bí đỏ, súp ngô,.. cũng rất giàu dinh dưỡng nên sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
4. Thực phẩm có tính trơn mát
Ngoài đồ ăn mềm thì thực phẩm có tính trơn mát cũng được các chuyên gia khuyên dùng khi bị viêm họng. Thực phẩm này chứa khá nhiều nước nên sẽ khắc phục được tình trạng khô rát của cổ họng. Đồng thời mang lại cảm giác dễ chịu, giảm ma sát với cổ họng, dễ dàng khi nuốt. Người bệnh có thể ăn những thực phẩm có tính trơn mát như canh rau mồng tơi, canh rau đay, canh bí, canh bầu, sữa chua,…
5. Tăng cường bổ sung rau xanh
Rau xanh rất tốt cho những người bị viêm họng và nhiễm trùng đường hô hấp. Lượng nước dồi dào trong rau xanh sẽ làm dịu niêm mạc ở họng, giảm sưng viêm. Đồng thời, rau xanh cũng chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có tác dụng giảm sưng viêm, làm loãng dịch đờm và thúc đẩy quá trình hồi phục các tổn thương ở niêm mạc.
Bổ sung rau xanh sẽ làm giảm các triệu chứng sốt, khô và đau rát cổ họng. Vì vậy, người bị viêm họng nên ưu tiên sử dụng các loại rau xanh dễ tiêu hóa và nhiều nước. Đó có thể là mồng tơi, rau đay, rau lang, bắp cải, dưa leo, cải thảo,…
Rau xanh sẽ làm giảm các triệu chứng sốt, khô và đau rát cổ họng
6. Bổ sung đủ nước mỗi ngày
Theo các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày mỗi người nên bổ sung từ 2 đến 2,5l nước, điều này đặc biệt cần thiết khi bị viêm họng. Vì khi đó cổ họng bị khô nóng, khó chịu, rát ở vòm họng, uống nước sẽ giúp cổ họng bớt nóng khô, đem lại cảm giác dễ chịu. Đồng thời, uống nước đầy đủ mỗi ngày sẽ giúp cơ thể tăng thải độc, tăng tuần hoàn trong quá trình điều trị.
Ngoài ra, bạn nên uống nước ấm khi bị viêm họng bởi nước ấm sẽ giúp long đờm, cải thiện tình trạng ngạt mũi, khò khè một cách hiệu quả. Người bệnh cũng có thể bổ sung thêm các loại nước ép như nước cà rốt, nước lá tía tô, các loại trà thảo mộc,…
Người mắc bệnh viêm họng cũng có thể uống thêm nước chanh. Hoạt chất có trong loại quả này có tính sát khuẩn và chống viêm rất tốt để cải thiện tình trạng viêm ở họng.
7. Thực phẩm có tính kháng viêm và kháng khuẩn
Bên cạnh việc dùng kháng sinh thì bổ sung các thực phẩm có tính kháng viêm và kháng khuẩn vào khẩu phần ăn sẽ giúp hỗ trợ tốt hơn trong quá trình điều trị.
– Gừng:
Gừng từ lâu thường được dùng để chữa các bệnh đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm Amidan. Ngoài việc coi gừng như một gia vị thêm vào món ăn, bạn có thế uống trà gừng, ngậm gừng tươi hay chưng gừng với mật ong để ăn.
– Nghệ:
Các thành phần trong củ nghệ có hoạt tính sát trùng và ức chế vi khuẩn một cách mạnh mẽ. Gia vị này không gây cay và nóng rát nên phù hợp với cả trẻ em. Bạn có thể thêm nghệ khi chế biến món ăn, uống trà nghệ mật ong để làm giảm đau họng, giảm ho,…
Dùng nghệ chữa viêm họng phù hợp với cả trẻ em
– Đinh hương:
Đinh hương thường được thêm vào các món ăn nhằm làm tăng hương vị và tạo mùi thơm. Bên cạnh đó, đinh hương cũng có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ho và tăng cường miễn dịch.
– Tỏi:
Một trong những bài thuốc được sử dụng từ lâu đời để cải thiện triệu chứng viêm họng là tỏi. Nhờ khả năng kháng khuẩn, làm sạch vùng họng bị viêm.
– Bạc hà:
Hoạt chất menthol trong bạc hà có công dụng tiêu viêm, dịu họng cực tốt trong các bệnh lý đường hô hấp. Tuy nhiên trong trường hợp cổ họng bị sưng đau và đỏ rát nghiêm trọng không nên sử dụng.
II. Nên kiêng gì khi bị viêm họng?
Bên cạnh sử dụng những những thực phẩm tốt cho bệnh, cũng cần hạn chế những thực phẩm làm nặng thêm triệu chứng khiến bệnh chậm phục hồi hơn.
1. Đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị ảnh hưởng như thế nào khi bị viêm họng?
Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ và gia vị không chỉ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa mà còn tác động tiêu cực đến tới tiến triển của bệnh viêm họng. Dầu mỡ sẽ kích thích cổ họng, làm cho tình trạng sưng viêm, đau rát ở cổ họng trở nên nặng nề hơn. Ngoài ra, thực phẩm này còn khiến cơ thể dễ mất nước, gây mệt mỏi, ứ đọng đờm đặc ở cổ họng. Do đó nên chọn cách chế biến đơn giản như luộc, hấp, xào…
Đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị không thích hợp cho người bị viêm họng
2. Nhóm đồ ăn cứng, khó nuốt
Khi bị viêm họng, ở vòm họng sẽ xuất hiện những tổn thương nhưng sưng, viêm, đỏ rát,… Việc sử dụng những đồ ăn cứng, khó nuốt như rau củ sấy, bánh mì nướng, đồ nướng,… sẽ cọ xát, gây xước cổ họng.
Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng thực phẩm khô cứng, khó nuốt sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn. Chúng gây ứ đọng đờm, khàn tiếng kéo dài, chảy máu niêm mạc họng. Từ đó khiến cho triệu chứng ngày càng nặng nề hơn và ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục các tổn thương.
3. Đồ lạnh
Một trong những thực phẩm mà người bị viêm họng nên tuyệt đối kiêng kị là đồ ăn, đồ uống lạnh như kem, nước đá, các thực phẩm lạnh, nước ngọt thêm đá… Việc sử dụng những thực phẩm này khi bị viêm họng dễ gây nguy cơ bỏng lạnh, làm vòm họng xuất hiện nhiều dịch nhầy. Đồng thời, tạo điều kiện cho lượng lớn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, làm tình trạng trầm trọng hơn.
Lưu ý: Sau khi các triệu chứng thuyên giảm cũng hạn chế sử dụng đồ uống lạnh để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Thực phẩm lạnh nên kiêng kỵ tuyệt đối khi bị viêm họng
4. Thực phẩm chứa nhiều acid
Các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều acid khi bị viêm họng bởi các thực phẩm này có thể khiến niêm mạc bị kích thích và ăn mòn. Từ đó làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng đau rát cổ họng, ho và khàn tiếng. Các thực phẩm chứa nhiều acid bao gồm chanh, giấm, tắc, đồ ăn chua,…
5. Thức uống chứa cồn, rượu bia
Thức uống có cồn như rượu bia chứa Ethanol và Cafein dễ khiến cơ thể bị mất nước, tăng thân nhiệt, kích ứng niêm mạc đường hô hấp. Ngoài ra, sử dụng rượu bia và cà phê còn khiến suy giảm thể trạng, cơ thể mệt mỏi. Đồng thời làm nặng thêm các triệu chứng ho, đau rát cổ họng, ứ đờm, khàn tiếng,…
6. Hút thuốc lá
Các chất Nicotin, Asen, các thành phần độc hại trong khói thuốc có thể tấn công và khiến niêm mạc hầu họng sưng viêm nhiều hơn. Việc hút thuốc lá thường xuyên còn có khả năng gây nên các bệnh lý khác như viêm xoang, viêm Amidan hoặc các bệnh đường hô hấp nghiêm trọng như lao phổi, ung thư, tràn dịch màng phổi,… Do đó, cần hạn chế hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc thụ động.
Cần hạn chế hút thuốc lá khi bị viêm họng
Xem thêm: 10+ Mẹo chữa viêm họng tại nhà nhanh chóng, đơn giản
Trên đây là bài tham khảo về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bị viêm họng. Nên tuân thủ việc kiêng khem để bệnh được phục hồi nhanh nhất. Ngoài việc xây dựng chế độ nên ăn gì và kiêng gì, người bệnh cũng nên thực hiện nếp sống khoa học để tăng cường thể trạng, sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, bạn cũng nên sớm thăm khám bác sĩ tại bệnh viện hoặc phòng khám để được tư vấn hướng trị bệnh hiệu quả, phù hợp nhất. Mong rằng với nội dung chi tiết trong bài viết của chúng tôi có thể giúp ích được cho bạn.
Các bài viết của Dược Điển Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị.