Viêm phế quản: CẨM NANG A – Z – Đừng bỏ lỡ!

Viêm phế quản là gì? Viêm phế quản có lây không?

Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dưới, đặc trưng bởi các triệu chứng như ho, khó thở, sốt cao, mệt mỏi,… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể tiến triển với những biến chứng nghiêm trọng. Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu những thông tin cần thiết về viêm phế quản để có thể bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình tốt hơn.

Viêm phế quản khởi phát khi tác nhân gây hại xâm nhập vào lớp niêm mạc của ống phế quản và kích thích các phản ứng viêm. Ngoài các triệu chứng thường gặp khi bị bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm Amidan thì người bệnh viêm phế quản đều có triệu chứng đặc trưng là ho ra đờm và thở khò khè. Dựa vào mức độ tổn thương và thời gian duy trì, người ta chia viêm phế quản thành 2 loại:

– Viêm phế quản cấp tính: Tình trạng viêm nhiễm cấp tính niêm mạc phế quản ở người trước đó chưa từng mắc bệnh, thường do virus, vi khuẩn hoặc do cả 2 gây nên.

– Viêm phế quản mạn tính: Khi bệnh chuyển từ giai đoạn cấp sang mạn, nó sẽ kích thích liên tục các ống phế quản, đây là một trong các nguyên nhân chính gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Tình trạng này có thể kéo dài hàng tháng, có thể vài năm và khó điều trị dứt điểm. Viêm phế quản mạn là giai đoạn sau của viêm phế quản cấp nên mức độ nghiêm trọng hơn nhiều.

Bệnh viêm phế quản có lây không? Người khỏe mạnh khi tiếp xúc với người bệnh thì có nguy cơ nhiễm phải virus, vi khuẩn lây truyền trong không khí, khi người bệnh ho, hắt hơi hay các dịch hô hấp như nước bọt, đờm.

Viêm phế quản có nguy hiểm không? Hầu hết các trường hợp viêm phế quản không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bệnh có thể tiến triển thành các biến chứng khó lường như sau:

Viêm phổi: Khi bị viêm phế quản lâu ngày, hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu và gây nên viêm phổi.

Hen phế quản: Đây là biến chứng thường gặp khi bị viêm phế quản kéo dài. Khi bị hen phế quản, hô hấp của người bệnh sẽ gặp khó khăn.

– Bệnh lý tim mạch: Không chỉ ảnh hưởng tới hệ hô hấp, viêm phế quản kéo dài còn tạo điều kiện thuận lợi để virus lây lan từ cơ quan này tới cơ quan khác như tim mạch. Do đó, hoạt động của hệ tim mạch bị suy giảm.

Virus và vi khuẩn là tác nhân gây nên bệnh viêm phế quản cấp. Khi miễn dịch của bạn bị suy yếu (khi đang mắc một bệnh nào đó) hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nguy cơ mắc bệnh rất cao. Virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây suy yếu hệ miễn dịch và dẫn đến bệnh viêm phế quản. Bên cạnh đó, viêm phế quản cấp tính có thể gây ra bởi tụ cầu khuẩn hay phế cầu khuẩn, bội nhiễm vi khuẩn.

Virus là nguyên nhân chủ yếu gây viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản nếu không điều trị tận gốc và tái phát nhiều lần trong thời gian dài sẽ gây nên viêm phế quản mạn.

Một trong những nguyên nhân chính gây nên viêm phế quản mạn là khói thuốc lá, đây là yếu tố hàng đầu làm phát triển bệnh. Những người thường xuyên hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động đều có nguy cơ cao mắc bệnh. Ngoài ra, môi trường ô nhiễm chứa nhiều khói bụi, các chất kích thích phổi cũng khiến cho bạn có khả năng cao mắc bệnh viêm phế quản.

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao có thể kể đến các công nhân làm việc trong công trường, công nhân ở mỏ than, công nhân kim loại,…

Khi bị viêm phế quản, bạn có thể gặp phải các biểu hiện và triệu chứng thực thể như sau:

– Ho kéo dài, có lẫn đờm xanh hoặc vàng kèm theo mùi hôi khó chịu. Trường hợp bệnh nặng, đờm có lẫn cả máu.

– Buồn nôn, nôn, mệt mỏi.

– Đau tức ngực.

– Khó thở, thở nhanh và khò khè.

– Sốt ở những trường hợp viêm do nhiễm trùng.

Triệu chứng thông thường của viêm phế quản cấp tính

Tùy vào cơ địa từng người và nguyên nhân gây bệnh có thể kèm theo các triệu chứng sau:

– Đỏ mắt.

– Khàn giọng.

– Chảy nước mũi và ngạt mũi.

– Phát ban, sưng hạch bạch huyết.

Thông thường các triệu chứng chỉ kéo dài và thuyên giảm chỉ trong vài tuần với những trường hợp cấp tính. Nếu bệnh đã tiến triển thành viêm phế quản mạn thì các triệu chứng diễn ra ở mức độ nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn.

Nếu gặp phải các dấu hiệu sau, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ:

– Triệu chứng của bệnh kéo dài trên 3 tuần.

– Sốt cao và khó thở.

– Ho ra chất nhầy có lẫn máu.

Đối với trường hợp viêm phế quản cấp tính, đa số được chẩn đoán dựa trên các thăm khám lâm sàng mà không cần làm xét nghiệm hay chụp chiếu. Một số trường hợp để khẳng định chắc chắn, tránh nhầm lẫn với triệu chứng viêm phổi, có thể được chỉ định làm X-quang phổi.

Các thuốc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, cụ thể như sau:

– Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn, viêm phế quản chủ yếu do virus gây nên, vì vậy thuốc kháng sinh không có khả năng điều trị bệnh này. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn có thể chỉ định kháng sinh tùy vào tình hình của từng bệnh nhân.

– Thuốc ho: Nếu bạn bị ho quá nhiều, ảnh hưởng tới sinh hoạt cuộc sống, khi đó cần phải sử dụng thuốc ho để làm giảm triệu chứng.

– Một số loại thuốc khác: Nếu bạn bị dị ứng, hen suyễn hoặc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bác sĩ có thể chỉ định thuốc hít hoặc các thuốc khác làm giảm viêm, giãn phế quản.

– Ngoài ra mọi người có thể áp dụng một số mẹo dân gian mà không cần dùng đến kháng sinh. Tham khảo bài viết Mẹo dân gian chữa viêm phế quản tại nhà nhanh chóng, hiệu quả

Bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc để điều trị viêm phế quản

Nếu bị viêm phế quản mạn, bạn nên tiến hành phục hồi chức năng. Liệu pháp này giúp bạn thiết kế một chương trình luyện tập thể thao giúp bạn điều hòa hơi thở, giảm các triệu chứng của viêm phế quản và nâng cao sức khỏe.

Cùng với việc điều trị, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đặc biệt với trẻ nhỏ, cha mẹ cần đặc biệt chú trọng chăm sóc trẻ để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Để giảm nguy cơ và phòng bệnh viêm phế quản, bạn nên lưu ý tới các vấn đề sau:

– Uống nhiều nước.

– Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc.

– Tiêm chủng hằng năm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

– Tránh tiếp xúc với người đang bị cảm cúm hoặc cảm lạnh nếu bạn có vấn đề về sức khỏe.

– Rửa tay với xà phòng thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh.

– Đeo khẩu trang y tế: Nếu bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bạn nên đeo khẩu trang tại nơi làm việc nếu phải tiếp xúc với khói bụi hoặc khi ở nơi đông người.

– Làm ẩm không khí để tránh gây kích thích đến lớp niêm mạc lót trong ống hô hấp. Nếu thường xuyên sử dụng điều hòa, bạn nên sử dụng thêm máy cấp ẩm không khí.

– Thực đơn hằng ngày tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi, thức ăn giàu Protein.

– Dành thời gian tập thể dục thể thao mỗi ngày nhằm nâng cao sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm.

Chế độ sống hợp lý và lành mạnh giúp phòng viêm phế quản hiệu quả

Bài viết trên đây đã tổng hợp những thông tin cần thiết về viêm phế quản bạn có thể tham khảo để hiểu đầy đủ hơn về bệnh này. Khi có dấu hiệu, bạn không nên chủ quan mà nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp xử trí kịp thời. Đồng thời tuân thủ một chế độ sống lành mạnh để phòng bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát một cách hiệu quả.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *