Viêm phế quản nên ăn gì, kiêng gì – CẨM NANG cần biết

Chế độ ăn khi bị viêm phế quản

Viêm phế quản có thể khiến người bệnh thường xuyên ho, đau họng, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi – rất nhiều triệu chứng gây khó chịu. Tình trạng này có thể hoàn toàn được giảm bớt ở một mức độ nào đó nếu người bệnh thay đổi chế độ ăn uống. Vậy thực phẩm nào nên ăn và không nên ăn để cải thiện tình trạng này? Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Viêm phế quản nên ăn gì?

1. Thực phẩm giàu năng lượng

Viêm phế quản thường do nhiễm vi khuẩn, virus, ô nhiễm không khí hoặc dị ứng gây nên tình trạng khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh. Lúc này việc bổ sung những thực phẩm có năng lượng cao là vô cùng cần thiết. Chúng bao gồm như súp gà, các loại ngũ cốc, thịt nạc, sữa tách chất béo, các loại hạt…

Đây không chỉ là món ăn cho bất kỳ người bệnh đang trong tình trạng bệnh lý nào mà còn có đặc tính chữa bệnh, giúp làm dịu đường thở khi bị viêm. Súp gà không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng mà khoa học còn chứng minh khả năng ức chế sự di chuyển của tế bào bạch cầu chống lại sự nhiễm trùng.

Những loại thịt nạc, thịt bò, trứng, các loại đậu… cũng cần thêm vào trong bữa ăn của người viêm phế quản. Do thường xuyên bị sốt và các vấn đề về hô hấp, cơ thể giảm năng lượng. Cố gắng có những bữa ăn giàu protein để phục hồi và duy trì khối cơ là điều cần thiết.

Súp gà cho người viêm phế quản

Súp gà cho người viêm phế quản

2. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Tình trạng viêm trong viêm phế quản nếu không được kiểm soát tốt có thể phát triển thành viêm phổi và cần tiến hành nhập viện. Vì vậy, một chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, ngăn chặn bệnh nặng thêm.

Hãy bổ sung nhiều vitamin A, vitamin E, acid béo omega-3, thực phẩm giàu kẽm vào chế độ ăn hàng ngày của bạn. Những thực phẩm khuyên dùng: cá hồi, cá thu, rau bina, cải xanh…

3. Trái cây có múi

Trái cây họ cam quýt rất giàu vitamin C. Điều này rất có lợi trong việc hỗ trợ tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch và chống lại sốt virus. Bạn cố gắng ăn 1-2 trái mỗi ngày như cam, chanh, bưởi… để cải thiện triệu chứng của viêm phế quản.

Cam quýt giúp chống oxy hóa

Cam quýt giúp chống oxy hóa

4. Trà gừng

Một số loại thảo dược có tác dụng làm dịu các màng nhầy bị viêm của đường hô hấp và giúp chống viêm, giảm đau trong trường hợp ống phế quản bị sưng. Ngoài ra, trong rễ của loại củ này còn có hoạt chất như là một loại thuốc long đờm.

Cách thực hiện: Thái nhỏ từng lát gừng cho vào. Sau đó đun sôi nước và cho vào để một thời gian để ngừng tiết ra hết hoạt chất tốt cho cơ thể. Uống khi còn ấm. Có thể thêm chút mật ong để tăng hiệu quả.

5. Trà nghệ

Củ nghệ là một loại thuốc cổ xưa để điều trị nhiều bệnh lý nhiễm trùng khác nhau. Bởi khả năng chống viêm, giàu chất oxy hóa giúp giảm viêm. Có thể sử dụng dưới dạng trà để làm loãng chất nhầy trong viêm phế quản.

6. Nước chanh mật ong

Mật ong đã được sử dụng từ lâu đời với nhiều công dụng khác nhau. Trong đó phải kể đến là đặc tính kháng khuẩn. Nó giúp làm dịu những vết viêm phế quản.

Chanh có khả năng chống oxy hóa, kết hợp với mật ong sẽ tăng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản.

Tuy nhiên cần lưu ý, không cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong do nguy cơ dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm.

Xem thêm: Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh?

Dược liệu tốt cho người viêm phế quản

Dược liệu tốt cho người viêm phế quản

7. Tỏi sống

Tỏi là vị thuốc cổ truyền để trị ho, cảm và làm loãng chất nhầy được người dân áp dụng thường xuyên trong điều trị bệnh viêm phế quản. Tỏi còn được chứng minh tác dụng kháng khuẩn, virus và cả nấm.

Có thể bổ sung vào trong mỗi bữa ăn hoặc nướng, thậm chí là ăn sống đều giúp phát huy tác dụng.

Như vậy, người viêm phế quản nên:

1. Ăn đầy đủ các bữa trong ngày với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đảm bảo duy trì mọi hoạt động bình thường của cơ thể.

2. Khoảng cách giữa các bữa ăn: Dành 3-4 giờ cho bữa ăn lớn và 2-3 giờ cho bữa ăn nhỏ, 1-2 giờ cho bữa ăn hỗn hợp hoặc chất lỏng, sinh tốt và ít hơn 1 giờ cho bữa ăn nhỏ hơn.

II. Viêm phế quản kiêng gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người bệnh cũng cần kiêng một số loại thực phẩm sau để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.

1. Thực phẩm chiên rán

Loại này chứa lượng lớn chất béo, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cholesterol, tiểu đường loại 2 và cả các vấn đề về tim. Nó có thể gây kích ứng niêm mạc đường thở, làm trầm trọng thêm các tác động tiêu cực của viêm phế quản, nguy cơ phát triển thành viêm phổi.

Do đó, cần tránh khoai tây chiên, đồ ăn rán sử dụng nhiều dầu mỡ, đồ ăn vặt…

Hạn chế đồ chiên rán trong viêm phế quản

Hạn chế đồ chiên rán trong viêm phế quản

2. Sữa giàu chất béo

Mặc dù sữa chứa nhiều canxi có lợi cho sức khỏe đường ruột và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên sữa nguyên chất, phomat, sản phẩm chưa tách chất béo có thể sản sinh chất nhầy, ảnh hưởng tới nhịp thở của bạn. Khiến tình trạng khó thở càng nặng thêm.

3. Đồ ăn mặn

Bạn có biết rằng đồ ăn mặn có ảnh hưởng tới sức khỏe người viêm đại tràng không? Những thực phẩm chứa nhiều Natri làm tăng nguy cơ cao huyết áp và gây hại cho đường hô hấp. Vì ăn quá nhiều muối sẽ gây ra hiện tượng giữ nước trong cơ thể khiến việc thở khó khăn hơn.

Khi biết được điều này, bạn cần kiểm soát lượng muối tiêu thụ như:

– Chế biến những món ăn nhạt, và học cách quen dần với nó.

– Kiểm tra những nhãn thực phẩm và không sử dụng nếu nó hơn 300mg Na/khẩu phần ăn.

Dưa muối làm nặng hơn tình trạng viêm phế quản

Dưa muối làm nặng hơn tình trạng viêm phế quản

Sulfite cũng là một chất bảo quản có thể làm nặng thêm tình trạng của viêm phế quản. Nó xuất hiện trong những đồ ăn sẵn như thực phẩm ngâm chua, nước chanh đóng chai, trái cây sấy khô… Ăn nhiều thực phẩm này sinh ra nhiều khí gây áp lực lên cơ hoành, nhất là kèm thêm cả bệnh trào ngược acid.

4. Thực phẩm chứa nhiều đường

Trong một nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc uống hay ăn nhiều đồ ngọt có hàm lượng fructose cao với tỷ lệ người mắc viêm phế quản. Vì vậy, hãy cắt những thực phẩm chứa nhiều đường như nước ngọt có gas, bánh ngọt… ra khỏi khẩu phần ăn của bạn. Điều này sẽ giúp xoa dịu những tổn thương của bệnh viêm phế quản. Thay vào đó nên lựa chọn những thực phẩm cải thiện tình trạng của bệnh được trình bày ở trên.

5. Cà phê, rượu bia hoặc đồ uống có cồn

Uống nhiều chất lỏng mỗi ngày có thể giữ cho chất nhầy loãng ra và giúp dễ dàng ho hơn. Tuy nhiên, những đồ uống có cồn, cafein (có trong cà phê, trà, đồ uống có ga) lại đối ngược tác dụng này, làm dịch nhầy ở phổi trở nên đặc hơn, và khó khạc ra bên ngoài. Do đó, không nên sử dụng những loại đồ uống này trong giai đoạn viêm phế quản.

Hạn chế cà phê khi bị viêm phế quản

Hạn chế cà phê khi bị viêm phế quản

Trên đây là thực phẩm nên và không nên sử dụng ở người viêm phế quản. Mong rằng, những thông tin này có thể giúp bạn cải thiện các triệu chứng khó thở, ho, đau họng… Chúc bạn luôn thật nhiều sức khỏe!

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *