Những điều nên biết về viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp là gì?

Viêm phế quản cấp là gì?

Khi thời tiết thay đổi, nhất là ở những tỉnh phía Bắc tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp thường tăng cao. Trong đó phải kể đến như cảm lạnh, hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi…. Đặc biệt, viêm phế quản cấp là bệnh lý hay gặp nhất, gây ảnh hưởng không hề ít đến sức khỏe của người bệnh.

I. Viêm phế quản cấp tính là gì?

Viêm phế quản cấp là bệnh nhiễm vi khuẩn hoặc vi sinh vật gây viêm ống phế quản. Khi các ống này bị viêm, chúng sẽ sưng lên, tích tụ chất nhầy và gây rác các triệu chứng như ho, sốt nhẹ, khò khè, có đờm…

Viêm phế quản cấp tính thường chỉ kéo dài dưới 10 ngày khác hẳn với viêm phế quản mạn tính có thể kéo dài trong vài tuần và thường tái phát. Tuy nhiên, những cơn ho trong viêm phế quản cấp cũng có thể tiếp tục trong vài tuần.

II. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản cấp tính

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn hoặc virus. Các loại virus hay gặp như adenovirus, virus cúm A và B, RSV, rhinovirus… Vi khuẩn hiếm gặp hơn, bao gồm chlamydia pneumonia, mycoplasma pneumonia, ho gà…

Thông thường, người lành nhiễm bệnh do hít phải hoặc chạm vào những giọt dịch tiết mà người bệnh thải ra. 

Một số trường hợp khác ít gặp hơn do:

– Chất gây kích ứng: như hít phải khói, bụi, hóa chất có thể gây viêm khí quản và ống phế quản. Điều này có thể gây bệnh viêm phế quản cấp.

– Các bệnh phổi khác: Những người bị viêm phế quản mạn hoặc hen suyễn đôi khi phát triển thành viêm phế quản cấp. Những trường hợp này, bệnh không có khả năng lây nhiễm vì không phải do nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra

2. Bệnh viêm phế quản cấp có lây không?

Khác với viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản cấp có tính lây lan. Nhiễm trùng có thể lây lan qua các giọt chất nhầy khi bạn ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.

3. Các yếu tố làm tăng khả năng bị viêm phế quản

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp bao gồm:

– Hít phải khói thuốc lá, kể cả khói thuốc thụ động.

– Hệ miễn dịch suy giảm, khả năng cơ thể chống lại bệnh tật giảm.

– Trào ngược dạ dày thực quản.

– Tiếp xúc thường xuyên với những chất gây kích ứng như bụi, hóa chất…

– Không tiêm vắc-xin bệnh ho gà, viêm phổi và cúm.

– Người trên 50 tuổi.

III. Triệu chứng của viêm phế quản cấp

Các triệu chứng ban đầu của viêm phế quản cấp tính tương tự như cảm lạnh hoặc cúm. Chúng bao gồm:

1. Ho

Triệu chứng phổ biến của viêm phế quản là ho

Triệu chứng phổ biến của viêm phế quản là ho

Là triệu chứng không đặc hiệu, nó chứng minh tình trạng viêm ở đâu đó trên đường hô hấp, trong đoạn từ mũi họng đến phổi. Nhiều bác sĩ có thể dựa vào tiếng ho mà phán đoán được người bệnh bị viêm ở phần nào. Đặc điểm cơn ho cũng rất đa dạng có thể ho theo cơn hoặc từng tiếng, ho khan hoặc có đờm… Trong đó ho có đờm là dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất của viêm phế quản cấp tính, thường kéo dài 10 ngày – 3 tuần.

Cơn ho có thể kéo dài vài tuần hoặc hơn do các ống phế quản phải mất một thời gian mới hồi phục được.

2. Khò khè

Phù nề, co thắt hoặc có đờm trong ống phế quản làm thu hẹp lòng phế quản khiến không khí qua lại không được thông suốt. Điều này là nguyên nhân viêm phế quản xuất hiện những cơn khò khè.

Cần phân biệt khò khè với triệu chứng nghẹt mũi có tiếng khụt khịt, hoặc khò khè trong hen phế quản. Thông thường nghẹt mũi sẽ xuất hiện vào ban đêm lúc nằm, nghe thấy tiếng ngay gần mũi và vệ sinh sạch sẽ thì bớt nghẹt. Còn khò khè trong viêm phế quản thì không hoặc đáp ứng kém với thuốc khí dung giống như trong hen phế quản.

3. Tiết đờm

Đờm là sản phẩm của phản ứng viêm trong đường hô hấp, là dịch tiết. Đờm trong viêm phế quản có màu trắng hay vàng, thậm chí màu xanh. Điều này không giúp phân biệt viêm phế quản do vi khuẩn hay virus.

4. Triệu chứng khác

– Sốt: Viêm phế quản có thể có hoặc không sốt, bao gồm cả sốt cao hoặc nhẹ, theo cơn hoặc liên tục.

– Sổ mũi, nghẹt mũi.

– Ít gặp tình trạng thở nhanh, khó thở (phải phân biệt với các bệnh lý nghiêm trọng khác như hen, viêm phổi, dị vật đường thở).

IV. Điều trị viêm phế quản cấp tính

Nếu triệu chứng của người bệnh nghiêm trọng thì mới cần nhập viện để điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, việc điều trị chủ yếu là chăm sóc tại nhà.

1. Mẹo chăm sóc tại nhà để cải thiện triệu chứng

Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp giảm khô mũi

Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp giảm khô mũi

Một số biện pháp tại nhà sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh như:

– Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp bạn dễ thở hơn, giảm tình trạng khô mũi.

– Uống thêm trà gừng và mật ong để giảm bớt cơn ho.

– Uống nhiều nước để làm loãng đờm, cải thiện việc ho và khạc chúng ra ngoài. Tuy nhiên cần tránh caffeine và rượu.

– Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lỹ để giảm tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi.

– Không được lau mát cho trẻ để hạ sốt.

– Nếu đang hút thuốc thì nên bỏ thuốc lá do làm chậm quá trình chữa bệnh.

Xem thêm: Chữa viêm phế quản bằng phương pháp dân gian

2. Điều trị bằng thuốc

Thuốc điều trị triệu chứng và nguyên nhân

Thuốc điều trị triệu chứng và nguyên nhân

Khi bị ốm, bạn thường sử dụng thuốc để nhanh chóng khỏi bệnh. Tuy nhiên tùy tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn khác nhau.

Kháng sinh hay thuốc kháng virus: Thuốc kháng sinh không được khuyến cáo cho người bị viêm phế quản cấp. Bởi hầu hết các trường hợp này là do virus gây ra và kháng sinh thì không có tác dụng. Nếu bác sĩ nhận thấy nguy cơ cao dẫn đến viêm phổi có thể kê kháng sinh để ngăn chặn điều này xảy ra. Một số ít trường hợp cân nhắc sử dụng thuốc kháng virus sớm trong vòng 36 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng.

Thuốc hạ sốt: Hai loại quan trọng thường được sử dụng là paracetamol và ibuprofen. Chỉ dùng khi sốt cao từ 38,5 độ C trở nên. Nếu mắc thêm bệnh nền tim, phổi, thần kinh… thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt cho người bị hen, trẻ nhỏ, người bị loét dạ dày, tá tràng.

Thuốc long đờm: Được sử dụng trong trường hợp ho có đờm đặc và khó khạc nhổ ra bên ngoài. Trong trường hợp này không nên sử dụng thuốc giảm ho do thuốc này làm giảm bài tiết đờm dẫn đến làm chậm quá trình hồi phục của người bệnh.  Ngoài ra cũng có thể sử dụng một số thuốc loãng đờm, làm giảm độ dính của đờm như carbocystein, acetylcystein, bromhexin,… Tuy nhiên hiệu quả khi sử dụng cho trẻ em còn khá hạn chế.

Thuốc kháng histamin và thuốc chống sung huyết mũi: Không khuyến cáo sử dụng để làm thông khô mũi do nguy cơ tác dụng phụ cao.

Khoáng chất và vitamin: Vitamin C không giúp ích trong đợt điều trị đợt cấp của bệnh viêm nhiễm hô hấp. Kẽm thể hiện hiệu quả yếu mà tác dụng phụ gây buồn nôn.

Trong hầu hết các trường hợp bệnh sẽ tự khỏi sau 2-3 tuần.

V. Viêm phế quản cấp ở trẻ em

Viêm phế quản cấp ở trẻ em

Viêm phế quản cấp ở trẻ em

Trẻ em có nguy cơ cao bị viêm phế quản cấp tính hơn so với người lớn. Điều này do các yếu tố rủi ro cao ảnh hưởng tới cơ thể trẻ như:

– Khả năng tiếp xúc với virus cao, đặc biệt ở trường học và khu giải trí.

– Dễ dàng hít vào các mảnh vụn, bao gồm khí, bụi…

– Đang mắc bệnh dị ứng, hen suyễn, viêm xoang mạn

Các triệu chứng của viêm phế quản cấp ở trẻ em khá giống ở người do đó, phương pháp điều trị cũng rất giống nhau.

Tuy nhiên một số loại thuốc chưa có nghiên cứu chứng minh độ an toàn khi sử dụng cho trẻ nhỏ. Vì vậy không được cho trẻ dưới 6 tuổi dùng thuốc không kê đơn khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Một lưu ý ở trẻ nhỏ thường rất nặng động nhưng trong giai đoạn bị bệnh nên cho trẻ nghỉ nhiều ở giường và uống nước đầy đủ.

Xem thêm: Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản?

VI. Biến chứng của viêm phế quản cấp

Viêm phế quản nếu không được điều trị dứt điểm sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Những ổ viêm nhiễm tái phát đi tái phát lại nhiều lần sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các bệnh lý khác nhau. Chúng bao gồm viêm giãn phế quản, viêm phổi, viêm phế quản mạn, suy hô hấp cấp… Đặc biệt ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện biến chứng viêm phế quản bít tắc.

Các biến chứng thường gặp nhất như sau:

1. Viêm phế quản mạn tính

Đây là biến chứng phổ biến nhất của viêm phế quản cấp tính, thường xảy ra ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Đây là nhóm đối tượng có sức đề kháng yếu, hoặc bị suy giảm.

Khi không được điều trị dứt điểm, sự phát triển của virus chuyển nhanh chóng sang mạn tính rất khó điều trị. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ.

2. Viêm phổi

Viêm phế quản cấp mà tiến triển thành viêm phổi thì rất đáng lo ngại. Tỷ lệ tử vong do viêm phổi lên đến 7% mỗi năm, cao nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi và người cao tuổi trên 75.

Một số tiến triển khác phải kể đến là áp xe phổi, khiến các mô quanh phổi bị sưng tấy và có mủ. Nguy hiểm là áp-xe phổi có thể gây tử vong.

Viêm phổi - một trong những biến chứng của viêm phế quản cấp

Viêm phổi là một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản cấp

VII. Ngăn ngừa viêm phế quản cấp

Để ngăn ngừa viêm phế quản cấp tính nên biết cách giữ gìn sức khỏe và tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để tiêu diệt mọi loại virus lây truyền bệnh.

Rửa tay bằng xà phòng

Rửa tay bằng xà phòng ngăn ngừa bệnh viêm phế quản cấp

Nếu đang hút thuốc, các bảo vệ tốt nhất để cơ thể chống lại bệnh là bỏ thuốc lá. Hút thuốc làm tổn thương các ống phế quản và khiến nguy cơ cao bị nhiễm trùng.

Một số cách khác để tránh viêm phế quản như:

– Đeo khẩu trang, che mũi và miệng khi ho. Cách lý với người bệnh, không tiếp xúc gần.

– Tiêm phòng cúm hàng năm.

– Vệ sinh các bề mặt như mặt bàn, sàn nhà, đồ chơi… nơi vi khuẩn, virus có thể bám vào.

– Bổ sung vi chất cho cơ thể.

– Tăng cường dinh dưỡng bằng cách ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau.

Trên đây là một số thông tin về viêm phế quản mạn. Mong rằng với chút kiến thức này giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về nguyên nhân, cách điều trị viêm phế quản cấp tính. Đồng thời biết cách ngăn ngừa bệnh để bảo vệ sức khỏe không chỉ cho bản thân mà còn cho những người xung quanh. Chúc mọi người có thật nhiều sức khỏe.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *