Cha mẹ nên chăm sóc bé như thế nào khi bị viêm phế quản?

 

Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Khi giao mùa, thời tiết chuyển lạnh trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm họng,… nặng hơn là viêm phế quản. Vì vậy, nhiều cha mẹ lo lắng trẻ khi bị viêm phế quản có được tắm không? Và có những lưu ý gì khi chăm sóc trẻ. Để giải đáp thắc mắc này, cha mẹ đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây:

Quan niệm truyền miệng rằng cảm cúm, ho, sốt không được tắm vì sẽ làm nặng hơn tình trạng bệnh, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên quan niệm này liệu có hoàn toàn đúng? Có phải kiêng tắm cho bé khi bị viêm phế quản hay không?

– Quan niệm này cũng có ý đúng: Khi cơ thể đang bị viêm phế quản, sức đề kháng yếu, nếu tắm rửa không đúng cách sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh.

– Tuy nhiên nếu không tắm thì trẻ sẽ bị nhiễm bệnh nặng hơn. Đặc biệt ở trẻ đang bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp thì việc vệ sinh chân tay, tắm rửa cho trẻ vô cùng quan trọng. 

Nhưng các mẹ cũng cần lưu ý khi trẻ đang bị bệnh thì việc tắm rửa sẽ khác bình thường. Nếu tắm không đúng cách thì trẻ sẽ bị nhiễm lạnh và bệnh sẽ bị nặng hơn. Để tránh tình trạng này xảy ra, các mẹ nên tham khảo những lưu ý nhỏ ở mục dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho trẻ:

Trẻ bị viêm phế quản vẫn có thể tắm

Trẻ bị viêm phế quản vẫn có thể tắm để đảm bảo vệ sinh

– Nhiệt độ tắm đủ ấm, không quá lạnh cũng không quá nóng. Các mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ nước tắm bằng tay hoặc sử dụng nhiệt kế. Nhiệt độ thích hợp ở khoảng 33 đến 35 độ C.

– Trẻ nên tắm trong phòng kín gió.

– Vào mùa đông, khi trẻ tắm, cha mẹ có thể sử dụng máy sưởi để đảm bảo nhiệt độ trong phòng ở mức phù hợp, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh.

– Mẹ cần tắm nhanh cho trẻ, tránh để trẻ ngâm nước quá lâu.

– Nên tắm cho trẻ từng phần cơ thể chứ không nên cởi hết quần áo tắm một lần.

– Khi đã tắm xong thì cần lau khô cho trẻ kịp thời để tránh hiện tượng bốc hơi nước sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh. Sau khi lau khô thì nhanh chóng mặc quần áo sạch sẽ.

Trẻ cần được ủ ấm kịp thời sau khi tắm để tránh bị nhiễm lạnh

Trẻ bị viêm phế quản có thể chữa khỏi nếu cha mẹ phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Khi trẻ mắc bệnh, hãy chăm sóc trẻ bằng cách sau:

– Luôn giữ ấm cho trẻ, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh sẽ khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.

– Cho trẻ uống nhiều nước, có thể thay thế bằng các loại nước ép hoa quả.

– Thường xuyên vệ sinh tai – mũi – họng bằng nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước ấm.

– Khi trẻ bị sốt dưới 38,5 độ cần chườm ấm để hạ sốt nhanh hơn, sốt trên 38,5 độ thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

– Nếu trẻ gặp phải các dấu hiệu nghiêm trọng hơn, hãy đến thăm khám bác sĩ ngay lập tức để có biện pháp xử trí kịp thời.

Ngoài ra, cha mẹ có thể kết hợp các mẹo dân gian chữa viêm phế quản khi các triệu chứng của bệnh còn nhẹ hoặc kết hợp với thuốc Tây y trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước tiên.

Bên cạnh việc điều trị và chăm sóc cho trẻ, cha mẹ cũng nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Trẻ bị viêm phế quản nên bổ sung các thực phẩm sau:

– Thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như trứng gà, ngũ cốc, đậu phụ, sữa chua,…

– Rau xanh và trái cây tươi chứa nhiều khoáng chất và các loại Vitamin A, C, E. Một số loại như cà rốt, rau cải xanh, dâu tây,…

– Cho trẻ uống nhiều nước. Có thể thay thế bằng các loại trái cây, rau củ quả ép, nước bù điện giải để bổ sung nước và tăng cường khả năng loại bỏ độc tố của cơ thể.

– Chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày để tránh trẻ bị mệt mỏi, chán ăn, nôn trớ.

Trẻ bị viêm phế quản nên ăn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, rau xanh, trái cây tươi

Khi trẻ bị viêm phế quản cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm sau:

– Bánh kẹo ngọt, đồ uống có ga.

– Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ như thịt chiên, khoai tây chiên, gà chiên,…

– Các món ăn có hàm lượng muối cao. Tốt nhất nên giảm bớt muối trong các món ăn dành cho trẻ. Bởi muối dư thừa sẽ gây tích nước trong cơ thể, tăng sự tạo chất nhầy ở phế quản, làm trẻ cảm thấy khó chịu.

– Các thực phẩm có tính chất cay nóng như ớt, hạt tiêu, gừng,… có thể gây kích thích niêm mạc.

– Các loại trái cây vị chua và chát như mận, khế, xoài,…

– Các loại đồ ăn đóng hộp hoặc chế biến sẵn.

Trẻ bị viêm phế quản nên hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều muối

Trẻ bị viêm phế quản có thể tự khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể diễn biến nặng và gây ra những hậu quả nặng nề. Các bậc phụ huynh cần nắm rõ cách chăm sóc để có thể đảm bảo sức khỏe cho bé một cách tốt nhất.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *