21 dấu hiệu đang mang thai cho người mẹ
Sau khi quan hệ tình dục khoảng 2 tuần, bạn bỗng thấy cơ thể của mình bắt đầu có biểu hiện lạ, bạn nghi ngờ rằng mình có thai? Hãy cùng tham khảo 21 dấu hiệu đang mang thai dưới đây để giúp bạn giải đáp thắc mắc câu hỏi này.
1. Chảy máu âm đạo
Sau khi trứng đã được thụ tinh và làm tổ ở tử cung, âm đạo của phụ nữ sẽ bị chảy một chút máu, thường gọi là máu báo thai. Theo thống kê, khoảng 25- 30% trường hợp mang thai có hiện tượng này sau khi quan hệ tình dục từ 5 -10 ngày.
Cần phân biệt hiện tượng này với việc chảy máu kinh nguyệt qua lượng cũng như màu sắc của máu. Bởi lượng máu chảy ra sẽ ít, chỉ là vệt nhỏ màu đỏ nhạt, hồng hoặc nâu.
2. Đi tiểu thường xuyên
Một trong những dấu hiệu đang mang thai mà bạn dễ nhận biết đó là thường xuyên tiểu tiện về đêm.
Khi mang thai, các nội tiết tố và kích thước của tử cung lớn hơn gây áp lực chèn ép lên bàng quang, làm cho các phụ nữ mang thai thường xuyên có cảm giác buồn tiểu và đi tiểu liên tục.
3. Trễ kinh
Đây là dấu hiệu đang mang thai dễ nhận biết nhất mà hầu hết chị em phụ nữ dùng để theo dõi xem mình có mang thai hay không. Thông thường, sau khi tinh trùng có thể vào được trứng tạo hợ tử cũng có nghĩa là quá trình thụ thai thành công, nội tiết tố HCG trong cơ thể nữ giới tăng, làm cho chu kỳ kinh nguyệt không diễn ra. Đối với những người mang thai thì sẽ không có hành kinh trong vòng 9 tháng.
Tuy nhiên, nhiều người có kinh nguyệt không đều, có thể bị chậm kinh hay mất kinh 1 thời gian ngắn, dễ gây nhầm lẫn với việc có thai.
4. Cơ thể mệt mỏi
Khi mới bắt đầu mang thai, cơ thể bạn sẽ bắt đầu thấy rất mệt mỏi do nồng độ Progesterone trong cơ thể tăng nhanh (Hormon duy trì nội tiết tố thai kỳ, ngăn ngừa co bóp tử cung). Khi đó, nhu cầu nghỉ ngơi của cơ thể tăng lên.
5. Buồn nôn, nôn
Buồn nôn, nôn là tình trạng thường gặp ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây là một trong những dấu hiệu đang mang thai rất sớm có thể nhận diện trong 1 – 2 tuần đầu tiên.
Tình trạng này có thể xảy ra bất kể thời điểm nào, khiến cho người mẹ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng ăn uống của người mẹ. Buồn nôn và nôn có thể kéo dài một vài tháng thậm chí là kéo dài cả thai kỳ.
6. Thay đổi khẩu vị
Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi cũng khiến cho vị giác của người mẹ thay đổi theo. Họ có xu hướng thèm ăn một số loại thực phẩm như đồ chua hoặc các loại thực phẩm mà trước đây không thích ăn,…
7. Đau lưng
Dấu hiệu này một số chị em khi mang thai có thể gặp phải. Do khi mang thai, tử cung sẽ phát triển làm xuất hiện một số cơn đau, ê ẩm ở vùng thắt lưng và cường độ sẽ tăng dần lên theo các tháng của thai kỳ.
Xuất hiện cơn đau lưng là một trong những dấu hiệu của mang thai
8. Đau bụng âm ỉ
Đôi khi người phụ nữ sẽ cảm thấy tức và đau bụng âm ỉ gần giống khi bị kinh nguyệt, kèm thêm hiện tượng ra máu báo thai.
9. Khó thở hụt hơi
Thông thường, hiện tượng khó thở sẽ gặp ở trong lần mang thai lần đầu. Dấu hiệu này sẽ xuất hiện ở những tháng đầu tiên hoặc cuối cùng của thai kỳ.
Nguyên nhân là do khi mang thai cơ thể của người mẹ cần thêm oxy để cung cấp cho cả thai nhi phát triển, từ đó dẫn đến hụt hơi, khó thở.
10. Nhiệt độ cơ thể tăng
Như đã nhắc đến ở trên, do lượng Hormone trong cơ thể người mẹ tăng lên, các chị em sẽ có cảm giác nóng bức, khó chịu. Đây là một dấu hiệu nhắc nhẹ rằng mình có thể mang thai. Tuy nhiên, hiện tượng này rất dễ bị nhầm lẫn với trạng thái ốm sốt, nhận biết mang thai cần tổ hợp của nhiều dấu hiệu với nhau để có kết quả chính xác.
11. Thay đổi kích thước vùng ngực
Kích thước vú thay đổi ở phụ nữ mang thai là một trong những dấu hiệu đang mang thai điển hình. Lúc này, vùng ngực có biểu hiện sưng, căng đầy, bầu ngực to hơn và nhạy cảm hơn hoặc có cảm giác ngứa. Đôi khi, đầu vú sẽ chuyển sẫm màu hơn.
Nguyên nhân chính là do 2 Hormon sinh dục Estrogen và Progesterone tăng mạnh.
Kích thước vùng ngực tăng cũng là một dấu hiệu mang thai
12. Khứu giác nhạy cảm
Khi mang thai, đa phần các bà mẹ đều nhạy cảm với các loại mùi, đặc biệt có thể nôn khi thấy một số mùi như dầu mỡ, thức ăn, hoa quả, thuốc lá,…
13. Chảy máu cam
Khi cơ thể phụ nữ mang thai, hồng cầu được tăng cường sản sinh, khiến cho các mạch máu giãn nở nhiều hơn, có thể khiến cho các bà mẹ bị chảy máu cam.
14. Tăng cân bất thường
Dấu hiệu này rất đơn giản để nhận biết. Khi người cảm thấy ì ạch, khó chịu, tăng cân nhanh…có thể nghĩ đến trường hợp liệu mình đã mang thai?
15. Đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu
Ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, các Hormon sinh dục bắt đầu tăng, cộng với việc cơ thể thiếu nước khiến cho các bà mẹ mang thai bị đau đầu chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu.
Đó là lý do tại sao các bác sĩ luôn dành lời khuyên nghỉ ngơi tại chỗ, bổ sung dinh dưỡng hợp lý, quan trọng trong những tháng đầu tiên.
16. Tâm trạng thay đổi thất thường
Khi nội tiết tố thay đổi làm cho các bà mẹ cảm thấy cáu gắt và khó chịu, tính tình thay đổi thất thường.
17. Táo bón, đầy hơi khó chịu
Nồng độ Hormone Progesterone tăng cao, khiến cho các cơ ruột giảm hoạt động, làm cho thức ăn tiêu hóa chậm hơn, dẫn tới đầy hơi, khó chịu và táo bón.
18. Thử thai bằng que thử
Đây là phương pháp phổ biến nhất mà phái nữ hay dùng. Mức độ chính xác của que thử thai cần căn cứ vào thời gian bạn thử. Thông thường, kết quả sẽ chính xác nhất trong 7 -14 ngày đầu sau quan hệ tình dục.
Thời gian thử cho kết quả tốt nhất là vào buổi sáng khi bạn mới thức dậy.
Hướng dẫn cơ bản về cách thử thai:
– Bước 1: Lấy nước tiểu cho vào cốc.
– Bước 2: Cắm que thử thai vào cốc nước tiểu vừa lấy sao cho mặt nước tiểu vừa đủ ngập mũi tên ở trên que thử.
– Bước 3: Chờ 5 phút, sau đó đọc kết quả. Nếu que hiện 2 vạch, chứng tỏ bạn đã mang thai.
Dùng que thử thai là một trong cách nhận biết khả năng mang thai
19. Xuất hiện rôm sảy
Khi thân nhiệt tăng cao, mồ hôi không thoát được ra ngoài, nhiều chị em sẽ xuất hiện rôm sảy, nổi mụn trên da.
20. Tiết nhiều nước bọt
Nội tiết tố tăng nhanh, kích thích tuyến nước bọt hoạt động, đó cũng là lí do thời điểm này nhiều chị em luôn cảm thấy thèm ăn.
21. Buồn ngủ thường xuyên
Nội tiết tố và các Hormon khác trong cơ thể thay đổi nên làm cho các chị em luôn có cảm giác buồn ngủ. Tình trạng này sẽ ổn định hơn sau vài tháng đầu thai kỳ.
Như vậy, có rất nhiều cách khác nhau để nhận biết bạn có thai hay không. Tuy nhiên, những dấu hiệu này không hẳn xảy ra ở tất cả các đối tượng. Do vậy, nếu bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như trên, bạn hãy đến khám, kiểm tra tại các cơ sở có chuyên khoa sinh sản để được xác nhận kết quả chính xác nhất liệu mình có đang mang thai không.