Lưỡi khỏe mạnh và bệnh ung thư lưỡi
Có khoảng 30 đến 40% tổng số bệnh nhân ung thư lưỡi đang chống chọi với căn bệnh này. Việc phát hiện và chẩn đoán sớm căn bệnh là rất quan trọng, bởi vì điều trị sớm sẽ giảm biến chứng và tỉ lệ người bệnh hồi phục sẽ cao hơn. Vậy dấu hiệu nhận biết ung thư luỡi nào là điển hình mà bạn không thể bỏ qua để chẩn đoán chính xác bệnh.
I. Tổng quan về bệnh ung thư lưỡi
1. Ung thư lưỡi là bệnh gì?
Ung thư lưỡi được định nghĩa là những bất thường trong các tế bào của lưỡi và có thể gây ra các tổn thương hoặc khối u trên lưỡi.
Ung thư lưỡi được phân loại theo các giai đoạn và cấp độ. Mỗi giai đoạn có ba cách phân loại tiềm năng:
– T là kích thước của khối u. Một khối u nhỏ là T1 và một khối u lớn là T4.
– N đề cập đến việc ung thư có di căn đến các hạch bạch huyết ở cổ hay không. N0 có nghĩa là ung thư chưa lan rộng, trong khi N3 có nghĩa là nó đã di căn đến nhiều hạch bạch huyết.
– M đề cập đến việc có hay không có di căn (phát triển thêm) ở các bộ phận cơ thể khác.
Mức độ ung thư đề cập đến sự nguy hiểm và khả năng lây lan của nó. Ung thư lưỡi có thể có 3 cấp độ:
– Thấp (phát triển chậm và không có khả năng di căn).
– Vừa phải.
– Cao (rất hung dữ và có khả năng di căn).
Tỉ lệ mắc bệnh ung thư lưới ở nam giới cao hơn nữ giới chủ yếu ở độ tuổi trên 50. Theo thông ê của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ trung bình hàng năm trên thế giới có khoảng 263.900 ca mắc mới, trong só có đến 128.000 trường hợp tử vong. Ở Việt Nam tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì ung thư lưỡi có xu hướng tăng trong những năm gần đây.
Ung thư lưỡi
2. Phân biệt ung thư lưỡi và ung thư miệng hầu
Nhiều người vẫn chưa thể phân biệt được ung thư lưỡi và ung thư miệng hầu. Chúng sẽ khác nhau ở vị trí xuất hiện khối u và các triệu chứng lâm sàng bên ngoài.
– Ung thư xảy ra ở mặt trước của lưỡi, gọi là “ung thư lưỡi”. Nếu nó xảy ra ở đáy lưỡi, nơi tiếp giáp vào đáy miệng, gọi là “ung thư hầu họng”.
– Các triệu chứng phổ biến nhất của ung thư hầu họng bao gồm:
+ Đau họng.
+ Khó nuốt.
+ Đau tai (đau từ gốc lưỡi được gọi là tai).
+ Chảy máu trong miệng hoặc cổ họng.
+ Khàn tiếng.
+ Một khối u trong cổ họng hoặc cảm giác có cái gì đó mắc kẹt trong cổ họng.
+ Mất răng.
Ung thư hầu họng
Nhiều triệu chứng sớm của ung thư vùng miệng sẽ khó phát hiện, vì vậy nhiều người sẽ bỏ qua và coi đó chỉ là những triệu chứng của những nhiễm khuẩn thông thường. Những đối tượng có nguy cơ cao (người hút thuốc lá hay lạm dụng rượu) nên cảnh giác với bất kỳ biểu hiện bất thường nào. Họ nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ hoặc nha sĩ để sớm phát hiện bệnh.
Vậy những dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi như thế nào? Hãy cùng chúng tôi khám phá tiếp dưới đây.
II. Các dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi
Trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư lưỡi, bệnh nhân có thể không nhận thấy bất kỳ biểu hiện nào. Các dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi ở giai đoạn sớm gần tương tự như những triệu chứng của các bệnh ung thư vùng miệng khác.
Triệu chứng ban đầu và phổ biến nhất là nhận thây những vết loét trên lưỡi không lành và dễ chảy máu. Bệnh nhân cũng có thể thấy đau miệng hoặc lưỡi.
Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như:
– Xuất hiện một mảng đỏ hoặc trắng trên lưỡi.
– Vết loét lưỡi dai dẳng.
– Đau khi nuốt.
– Tê miệng.
– Đau họng dai dẳng.
– Chảy máu từ lưỡi mà không có nguyên nhân rõ ràng.
– Tồn tại những cục u trên lưỡi.
Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư lưỡi
Các dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi có thể phát hiện sớm nếu người bệnh để ý những bất thường nhỏ diễn ra ở xung quanh vùng lưỡi. Không nên chủ quan vì những triệu chứng tưởng rằng là do bệnh về đường miệng thông thường lại là cảnh báo quan trọng.
III. Nguyên nhân gây ra ung thư lưỡi
Nguyên nhân gây bệnh thường không rõ. Tuy nhiên, một số hành vi và tình trạng nhất định được cho là có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, bao gồm:
– Giới tính: Ung thư lưỡi phổ biến ở nam giới lớn tuổi hơn phụ nữ hoặc những người trẻ tuổi, phổ biến nhất ở những người trên 55 tuổi.
– Hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá có nhiều chất độc hại, được coi là nguyên nhân hàng đầu của ung thư phổi, ung thư vòm họng. Trước khi đi vào phổi khói nằm trong khoang mieenhgj nên lưỡi không thể tránh khỏi bị tác động.
– Uống nhiều rượu, chất kích thích: Nghiên cứu chỉ ra rằng 70-80% bệnh nhân bị ung thư lưỡi đều lạm dụng rượu bia.
– Bị nhiễm virus u nhú ở người (HPV), một căn bệnh qua đường tình dục.
– Nhai trầu, đặc biệt phổ biến ở Nam Á và Đông Nam Á.
– Tiền sử gia đình bị ung thư lưỡi hoặc các bệnh ung thư vùng miệng khác.
– Tiền sử mắc một số bệnh ung thư, chẳng hạn như các bệnh ung thư tế bào vảy khác.
– Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: Có một số bằng chứng tin cậy cho rằng chế độ ăn ít trái cây và rau quả làm tăng nguy cơ mắc tất cả các bệnh ung thư miệng, trong đó có ung thư lưỡi.
– Vệ sinh răng miệng kém (thường xuyên bị kích ứng do răng mọc lộn xộn hoặc răng giả không vừa vặn.
– Tiếp xúc với các tia bức xạ, hóa chất độc hại.
Hút thuốc lá – một nguyên nhân phổ biến gây ung thư lưỡi
IV. Chẩn đoán ung thư lưỡi
Các tổn thương miệng có thể dễ dàng quan sát bằng trực quan, tuy nhiên câng có tiêu chuẩn về chẩn đoán phân biệt các tổn thương vùng miệng là bắt buộc để phát hiện sớm các tổn thương ác tính và tiền ác tính trong khoang miệng. Sử dụng các phương tiện hỗ trợ phát hiện và sàng lọc như Oral CDX có thể làm tăng số trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, hoặc thậm chí ở giai đoạn tiền ác tính.
Nếu có bất kỳ biểu hiện khác thường nào trong khoang miệng và nghi ngờ mình bị mắc ung thư lưỡi, nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Cần cung cấp các thông tin cần thiết về tiền sử bản thân hay gia đình, bác sĩ sẽ thăm khám vùng miệng, lưỡi và đưa ra các xét nghiệm cần thiết như làm sinh thiết, sau đó chụp CT hoặc MRI để đưa đến kết luận về mức độ bệnh.
Thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt
V. Ung thư lưỡi có chữa được không, tiên lượng về ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi có thể được tiên lượng và điều trị tốt hơn đối với những bệnh nhân phát hiện sớm. Tiên lượng của ung thư lưỡi có sự khác biệt đáng kể giữa các vị trí cụ thể trong miệng.
Tái phát tại chỗ cũng như di căn hạch bạch huyết xảy ra ở một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân, trong khi di căn xa ít gặp hơn. Tiên lượng tương quan chủ yếu với kích thước của tổn thương và tình trạng nốt tại thời điểm chẩn đoán, do đó phát hiện sớm ung thư lưỡi giai đoạn đầu có thể giảm tỷ lệ tử vong.
VI. Phòng ngừa và điều trị ung thư lưỡi
1. Điều trị ung thư lưỡi
Các phương thức điều trị mới bao gồm kháng thể đặc hiệu khối u và liệu pháp gen đang dần phổ biến, mang lại nhiều hy vọng cho bệnh nhân ung thư lưỡi. Việc điều trị ung thư lưỡi phụ thuộc vào kích thước của khối u và mức độ di căn của ung thư. Bệnh nhân có thể chỉ cần một lần điều trị hoặc phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị. Cách tốt nhất để loại bỏ khối u khỏi phần lưỡi thường là phẫu thuật. Có thể sẽ phải lấy ra một số mô khỏe mạnh (và cả các hạch bạch huyết gần đó) để đảm bảo rằng tất cả ung thư đã biến mất.
Phẫu thuật là cách tốt nhất để loại bỏ khối u
Nếu ung thư ở mặt sau của lưỡi, có thể phải xạ trị. Đôi khi, phương pháp điều trị tốt nhất là kết hợp hóa trị và xạ trị. Bệnh nhân có thể cần một liệu pháp hỗ trợ sau đó để giúp các hoạt động nhai, cử động lưỡi, nuốt và nói tốt hơn.
Cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đảm bảo ung thư không tái phát.
2. Biện pháp phòng bệnh ung thư lưỡi
Có thể giảm nguy cơ ung thư lưỡi bằng cách hạn chế đến mức tối thiểu các hoạt động có thể dẫn đến ung thư và bằng cách chăm sóc miệng. Để giảm thiểu rủi ro, bạn cần:
– Bỏ hoặc hạn chế hút thuốc lá, nhai trầu.
– Không uống, hoặc hạn chế uống rượu.
– Tiêm vắc-xin HPV đầy đủ.
– Thực hiện tình dục an toàn, đặc biệt là quan hệ tình dục bằng miệng.
– Cải thiện dinh dưỡng: Bổ sung nhiều trái cây và rau quả vào chế độ ăn uống hằng ngày để năng cao sức dề kháng.
– vệ sinh vùng miệng họng sạch sẽ: Đánh răng hàng ngày và dùng nước súc miệng, chỉ nha khoa thường xuyên để tăng cường làm sạch khoang miệng, họng.
– Đi khám nha sĩ 6 tháng 1 lần, nếu có thể.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày để phòng ngừa ung thư lưỡi
Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết có thể giúp bạn và người thân có thêm kiến thức về bệnh ung thư lưỡi, giúp nhận biết sớm các dấu hiệu để được chẩn đoánh cũng như tìm được phương hướng điều trị và các cách thức phòng tránh bệnh hiệu quả.