Công thức
Nhục đậu khấu (Semen Myristicae) (nướng) 50 g
Mộc hương (Radix Saussureae lappae) 20 g
Thần khúc (Massa Medicata fermentala) (sao) 100 g
Mạch nha (Fructus Hordei germinatus) (sao) 50 g
Hoàng liên (Rhizoma Coptidis) 100 g
Bình lang (Semen Arecae catechi) 50 g
Sử quân tử (Semen Quisqualis) 50 g
Mật ong vừa đủ (Mel q.s)
Bào chế
Nhục đậu khấu nướng, Thần khúc, Mạch nha sao vàng. Tán 7 vị thuốc trên thành bột mịn, rây qua rây số 180 và trộn đều thành bột kép. Cứ 100 g bột thuốc thêm 100 g đến 130 g mật ong luyện, trộn đều cho mềm nhuận, chế thành viên hoàn mềm 3 g.
Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu trong chuyên luận ‘Thuốc hoàn” (Phụ lục 1.11) và các yêu cầu sau:
Tính chất
Hoàn màu nâu hơi đen đến màu nâu đen, mềm nhuyễn, mịn, vị hơi ngọt đắng. Khối lượng hoàn 3 g.
Xem thêm: Hoàn nhị trần – Dược điển Việt Nam 5
Định tính hoàn phì nhi
Soi kính hiển vi: Soi kính hiển vi có độ phóng đại thích hợp, so sánh với bột Nhục đậu khấu và Sử quân tử (mẫu chuẩn) thấy: Hạt tinh bột gần như tròn hoặc hình bầu dục, đường kính 8 μm đến 10 μm, rốn dạng khe. Các khối inulin hình dáng không đều, đôi khi nhìn thấy các vân nhỏ xuyên tâm. Các giọt dầu có nhiều với tinh thể hình cầu khi để lắng. Các tế bào biểu bì của vỏ ngoài màu hơi vàng, hình nhiều cạnh, thành mỏng và gập lại với tế bào mạng lưới ở bên dưới. Các mạch xoắn, đường kính 14 μm đến 17 μm. Các mảnh nội nhũ không màu, có các tế bào thành dày hơn với nhiều lỗ gần tròn, lớn.
Độ ẩm
Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).
Bảo quản
Trong bao bì kín, để nơi khô mát.
Xem thêm: Hoàn ninh khôn (Ninh khôn chí bảo hoàn) – Dược điển Việt Nam 5
Công năng, chủ trị
Công năng: Khu trùng, tiêu tích, kiện tỳ.
Chủ trị: Trẻ đau bụng giun, tiêu hoá kém, yếu, nước da xanh xao vàng vọt, kém ăn, bụng trướng đầy, tiêu chảy, nóng sốt, hôi miệng.
Cách dùng, liều lượng hoàn phì nhi
Mỗi lần 1 hoàn, ngày 2 lần. Trẻ em dưới 3 tuổi giảm liều cho thích hợp.