CÁC MACROGOL (Macrogola) – Dược điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
MACROGOL

Hỗn hợp các polymer có công thức chung H-(OCH2-CH2)n-OH trong đó n là số lượng trung bình các nhóm oxyethylen. Các macrogol được phân loại theo phân tử lượng trung bình. Trong chế phẩm có thể có chứa chất bảo quản .

Tính chất

Loại Hình thức Độ tan
300

400
600

Chất lỏng hút ẩm, trong suốt, nhớt, không màu hoặc gần như không màu. Trộn lẫn với nước, rất dễ tan trong aceton, ethanol 96 %, methylen clorid, thực tế không tan trong dầu béo, dầu khoáng
1000 Chất rắn dạng sáp hoặc giống như parafin, hút ẩm, trắng hay gần như trắng. Rất dễ tan trong nước, dễ tan trong methylen clorid, ethanol 96 % thực tế không tan trong dầu béo, dầu khoáng.
1500 Chất rắn dạng sáp hoặc giống như parafin, trắng hay gần như trắng Rất dễ tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96%, methylen clorid, thực tế không tan trong dầu béo, dầu khoáng
3000
3350
Chất rắn dạng sáp hoặc giống như parafin, trắng hay gần như trắng Rất dễ tan trong nước, methylen clorid, hơi tan trong ethanol 96 %, thực tế không tan trong dầu béo, dầu khoáng.
4000
6000
8000
Chất rắn dạng sáp hoặc giống như parafin, trắng hay gần như trắng Rất dễ tan trong nước, methylen clorid, thực tế không tan trong ethanol 96 %, dầu béo, dầu khoáng
20000
35000
Chất rắn dạng sáp hoặc giống như parafin, trắng hay gần như trắng. Rất dễ tan trong nước, tan trong methylen clorid, thực tế không tan trong ethanol 96 %, dầu béo, dầu khoáng.

Định tính

A. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Độ nhớt (Phụ lục 6.3).
B. Thêm 0,5 ml acid sulfuric (TT) vào ống nghiệm có chứa 1 g chế phẩm. Đậy ống nghiệm bằng nút có gắn ống dẫn khí, đun nóng cho đến khi có khói trắng tạo thành. Dẫn khói vào 1 ml dung dịch thủy ngân clorid (TT). Xuất hiện tủa kết tinh màu trắng.
C. Thêm 0,1 g kali thiocyanat (TT) và 0,1 g cobalt nitrat (TT) vào 0,1 g chế phẩm, dùng đũa thủy tinh trộn đều. Thêm 5 ml methylen clorid (TT) và lắc. Pha lỏng trở nên màu xanh.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 12,5 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50 ml bằng nước. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không được đậm màu hơn màu mẫu VN6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 50 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và thêm 0,15 ml dung dịch xanh bromothymol (TT), dung dịch có màu vàng hay xanh lá. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0, 1 N (CĐ) được dùng để làm chuyển màu chỉ thị sang xanh dương không quá 0,1 ml.

Độ nhớt (Phụ lục 6.3)

Độ nhớt được tính dựa trên tỷ trọng theo bảng dưới đây:

Loại macrogol Độ nhớt động học (mm2.s-1) Độ nhớt động lực học (mPa.s) Tỷ trọng* (g/ml)
300
400
600
1000
1500
3000
3350
4000
6000
8000
20000
35000
71-94
94-116
13,9 – 18,5
20.4 -27,7
31-46
69-93
76 – 110
102 – 158
185-250
240 – 472
2500-3200
10 000 – 13 000
80-105
105 – 130
15-20
22-30
34-50
75-100
83 – 120
110-170
200 – 270
260-510
2700-3500
11 000 – 14 000
1,120
1,120
1,080
1,080
1,080
1,080
1,080
1,080
1,080
1,080
1,080
1,080

* Tỷ trọng của các macrogol 300 và 400 xác định trực tiếp trên chế phẩm. Với các macrogol khác: Tỷ trọng của dung dịch chế phẩm 50 % (kl/kl).
Với các macrogol có khối lượng phân tử trung bình lớn hơn 400 xác định độ nhớt trên dung dịch chế phẩm 50 % (kl/kl).

Nhiệt độ đông đặc (Phụ lục 6.6)

Loại macrogol Nhiệt độ đông đặc (oC)
600
1000
1500
3000
3350
4000
6000
8000
20000
35000
15 – 25
35 – 40
42 – 48
50 – 56
53 – 57
53 – 59
55 – 61
55 – 62
Tối thiểu 57
Tối thiểu 57

Chỉ số hydroxyl

Cho m (g) chế phẩm (ghi ở bảng dưới) vào bình nón khô có gắn ống sinh hàn hồi lưu. Thêm 25,0 ml dung dịch anhydrid phtalic (TT), lắc nhẹ để hòa tan, sau đó đun hồi lưu trong 60 min. Để nguội. Rửa sinh hàn bằng 25 ml pyridin (TT) và 25 ml nước cất. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hỵdroxyd 1 M (CĐ), chỉ thị là 1,5 ml dung dịch phenolphtalein (TT) đến khi xuất hiện màu hồng (n; ml).

Tiến hành song song mẫu trắng (n2 ml). Chỉ số hydroxyl của chế phẩm được tính bằng công thức:

56,1 x (n2 – n1)/m

Loại macrogol Chỉ số hydroxyl m (g)
300
400
600
1000
1500
3000
3350
4000
6000
8000
20000
35000
340-394
264 – 300
178 197
107 – 118
70-80
34-42
30-38
25-32
16-22
12-16

1,5
1,9
3,5
5,0
7,0
12.0
12,0
14,0
18,0
24,0

Với các macrogol có khối lượng phân tử trên 1000, nếu lượng nước nhiều hơn 0,5 % thì phải sấy chế phẩm ở 100 °C đến 105 °C trong 2 h và xác định chỉ số hydroxyl trên chế phẩm đã làm khô.

Chất khử

Hòa tan 1 g chế phẩm trong 1 ml dung dịch resorcinol 1 %, làm ấm nhẹ nếu cần. Thêm 2 ml acid hydrocloric (TT). Sau 5 min, dung dịch không được đậm màu hơn màu mẫu Đ3 (Phụ lục 9.3, phương pháp 1).

Formaldehyd

Không được quá 30 phần triệu.
Dung dịch thử: Thêm 0,25 ml dung dịch muối natri của acid cromotropic (TT) vào 1,00 g chế phẩm. Làm lạnh trong nước đá và thêm 5 ml acid sulfuric (TT). Để yên 15 min, thêm nước từ từ vừa đủ 10 ml.
Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 0,860 g dung dịch formaldehyd (TT) thành 100 ml bằng nước. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100 ml bằng nước, Trong bình định mức 10 ml, trộn 1.00 ml dung dịch này với 0,25 ml dung dịch muối natri của acid cromotropic (TT), làm lạnh trong nước đá và thêm 5 ml acid sulfuric (TT). Để yên 15 min và thêm nước từ từ vừa đủ 10 ml.
Mẫu trắng: Trong bình định mức 10 ml trộn 1 ml nước với 0,25 ml dung dịch muối natri của acid cromotropic (TT) làm lạnh trong nước đá và thêm 5,0 ml acid sulfuric (TT).
Thêm nước từ từ vừa đủ 10 ml. Đo độ hấp thụ của dung dịch thử ở bước sóng 567 nm. Độ
hấp thụ này không được lớn hơn độ hấp thụ của dung dịch đối chiếu.
Việc dùng các macrogol có lượng formaldehyd cao có thể gây ra tác dụng phụ nên nhà quản lý có thể qui định không vượt quá 15 phần triệu.

Ethylen glycol và diethylen glycol

Chỉ tiến hành với các macrogol có khối lượng phân tử dưới 1000.
Không được quá 0,4 %, tính trên tổng lượng ethylen glycol và diethylen glycol.
Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).
Dung dịch thử: Hòa tan 5,00 g chế phẩm trong aceton (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.
Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 0,10 g ethylen glycol (TT) và 0,50 g diethylen glycol (TT) trong aceton (TT), pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Lấy 1,0 ml dung dịch pha loãng thành 10,0 ml bằng aceton (TT).
Điều kiện sắc ký:
Cột thủy tinh (1,8 m X 2 mm) được nhồi diatomit được silan hóa dùng cho sắc ký khí và được tẩm 5 % (kl/kl) macrogol 20 000 (TT).
Khí mang: Nitrogen dùng cho sắc ký.
Tốc độ dòng: 30 ml/min.
Nhiệt độ: Cột: Cân bằng cột, nếu cần, ở 200 °C trong 15 h; điều chỉnh nhiệt độ ban đầu của cột để thời gian lưu của diethylen glycol là 14 min đến 16 min; sau đó tăng nhiệt độ cột lên khoảng 30 °C với tốc độ 2 °C/min nhưng không vượt quá 170 °C. Buồng tiêm và detector: 250 °C.
Detector: lon hóa ngọn lửa.
Thể tích tiêm: 2 μl
Tiến hành 5 lần tiêm mẫu để kiểm tra độ lặp lại.

Ethylen oxyd và dioxan

Không được quá 1 phần triệu ethylen oxyd và không được quá 10 phần triệu dioxan (Phụ lục 10.15).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).
Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi. Lấy 12 ml dung dịch thu được và tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 2 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Không được quá 2,0 % với các macrogol có khối lượng phân tử không lớn hơn 1000 và không được quá 1,0 % với các macrogol có khối lượng phân tử lớn hơn 1000.
Dùng 2.00 g chế phẩm (Phụ lục 10.3).

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).
Dùng 1,0 g chế phẩm.

Bảo quản

Trong bình kín, tránh ánh sáng.

Nhãn

Ghi rõ loại macrogol, nồng độ chất bảo quản, lượng formaldehyd.

Loại thuốc

Tá dược.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *