Vitamin K1
Phytomenadion là hỗn hợp của 2-methyl-3-[(2E)-(7R,11R)- 3,7,11,15-tetramethylhexadec 2-enyl]naphthalen-1,4- dion (trans-phytomenadion), 2-methyl-3-[(2Z)-(7R,11R)- 3,7,11,15 -tetramethylhexadec-2-enyl]-naphthalen-1,4- dion (cis-phyto menadion) và 2,3-epoxy-2-methyl-3-[(2E)-(7R,11R)-3,7,11,15-tetramethyl hexadec-2-enyl]-2,3- dihydronaphthalen -1,4-dion (trans-epoxyphytomenadion). Chứa không quá 4,0 % trans-epoxyphytomenadion và không ít hơn 75,0 % trans-phytomenadion. Tổng của 3 thành phần không được ít hơn 97,0 % và không được nhiều hơn 103,0%.
Tính chất
Chất lỏng dạng dầu nhớt, trong và màu vàng hoặc vàng cam, không mùi.
Dễ tan trong ether, iso octan, cloroform và dầu béo. Hơi tan trong ethanol 96 % và methanol, thực tế không tan trong nước. Nó bị phân hủy dần dần và bị sẫm màu do ánh sáng. Chỉ số khúc xạ khoảng 1,526.
Xem thêm: PHTHALYLSULFATHlAZOL (Phthalylsulfathiazolum) – Dược Điển Việt Nam 5
Định tính
Tiến hành nhanh chóng và tránh tác động của ánh sáng.
A. Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong trimethylpentan (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong vùng từ bước sóng 275 nm đến 340 nm cho hấp thụ cực đại ở 327 nm và cực tiểu ở 285 nm. A (1 %; 1 cm) ở bước sóng cực đại phải từ 67 đến 73.
Pha loãng tiếp 10,0 ml dung dịch trên thành 50,0 ml với trimethylpentan (TT). Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong vùng từ bước sóng 230 nm đến 280, nm, cho 4 hấp thụ cực đại ở 243 nm, 249 nm, 261 nm và 270 nm.
B. Trong phần Menadion và các tạp chất liên quan khác, vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải tương tự về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).
C. Hòa tan 50 mg chế phẩm trong 10 ml methanol (TT) và thêm 1 ml dung dịch kali hydroxyd 20 % trong methanol, màu xanh lục xuất hiện và trở nên tím đỏ khi đun nóng trong cách thủy ở 40 °C và sau đó chuyển sang màu nâu đỏ.
Độ trong của dung dịch
Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong trimethylpentan (TT) và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2).
Chỉ số acid
Không quá 2,0 (Phụ lục 7.2).
Dùng 2,00 g chế phẩm.
Menadion và các tạp chất liên quan khác
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel GF254
Dung môi khai triển : Cyclohexan – toluen (20 : 80).
Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,40 g chế phẩm trong cyclohexan (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.
Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml với cyclohexan (TT).
Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 40 mg phytomenadion chuẩn trong cyclohexan (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.
Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (2) thành 20 ml bằng cyclohexan (TT).
Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 4,0 mg menadion (TT) trong cyclohexan (TT) và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10μl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đèn khi dung môi đi được khoảng 15 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí trong 5 min. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm và phun dung dịch acid phosphomolybdic 10 % trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 120 °C trong 5 min.
Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), bất cứ vết nào tương ứng menadion không được đậm màu hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,2 %); bất cứ vết nào, khác vết chính và vết tương ứng với menadion, không được đậm màu hơn vết của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %). Bỏ qua bất cứ vết nào nằm dưới vết chính và không tách hoàn toàn khỏi vết chính.
Xem thêm: VIÊN NÉN PHTHALYLSULFATHIAZOL (Tabellae Phthalylsulfathiazoli) – Dược Điển Việt Nam 5
Tro sulfat
Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).
Dùng 1,0 g chế phẩm.
Định lượng
Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).
Pha động: Octanol – di-isopropyl ether – heptan (0,67 : 3,3:1000)
Dung dịch thử: Hòa tan 15,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với pha động.
Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 15,0 mg phytomenadion chuẩn trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với pha động.
Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 15,0 mg phytomenadion chuẩn và 4,0 mg trans-epoxyphytomenadion chuẩn trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với pha động.
Điều kiện sắc ký:
Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi spherical silica gel dùng cho sắc ký (5 μm) với lỗ xốp 8 nm.
Detector quang phổ tử ngoại đặt tại bước sóng 254 nm.
Tốc độ dòng: 0,4 ml/min.
Thể tích tiêm: 20 μl.
Cách tiến hành:
Tiêm dung dịch đối chiếu (2). Điều chỉnh độ nhạy của hệ thông sao cho chiều cao của pic chính ít nhất bằng 50 % của thang đo.
Phép thử chỉ có giá trị khi thứ tự rửa giải của các pic là trans-epoxyphytomenadion, cis-phytomenadion và trans-phytomenadion. Tiến hành tiêm dung dịch đối chiếu (1) 6 lần. Phép định lượng chỉ có giá trị khi độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic đồng phân trans nhỏ hơn 1,0 % và độ phân giải giữa pic tương ứng với trans-phytomenadion và cis-phytomenadion ít nhất là 2,5. Tiêm dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1), tính toán nồng độ phần trăm của trans-phytomenadion, cis-phytomenadion và trans-epoxyphytomenadion theo các công thức sau:
Trong đó:
m’ là khối lượng (mg) chất chuẩn trong dung dịch đối chiếu (1);
m là khối lượng (mg) chế phẩm trong dung dịch thử;
Atrans là hàm lượng (%) trans-phytomenadion trong phytomenadion chuẩn;
A’cis là hàm lượng (%) cis-phytomenadion trong phytomenadion chuẩn;
A’epoxy là hàm lượng (%) /trans-epoxyphytomenadion trong phytomenadion chuẩn;
Strans là diện tích pic tương ứng với đồng phân trans trong sắc ký đồ của dung dịch thử;
Scis là diện tích pic tương ứng với đồng phân cis trong sắc ký đồ của đung dịch thử;
Sepoxy là diện tích pic tương ứng với đồng phân trans-epoxyphytomenadion trong sắc ký đồ của dung dịch thử;
S’trans là diện tích pic tương ứng với đồng phân trans trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1);
S’cis là diện tích pic tương ứng với đồng phân cis trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1);
S’epoxy là diện tích pic tương ứng với đồng phân trans-epoxyphytomenadion trong sắc ký đồ cùa dung dịch đối chiếu (1).
Bảo quản
Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.
Loại thuốc
Thuốc tương tự vitamin K.
Chế phẩm
Thuốc tiêm, viên nén.