Táo bón ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Bé sơ sinh 2-3 ngày mới đi đại tiện một lần, phân cứng, mỗi lần đi bé quằn quại và khóc. Đó là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón. Vậy tình trạng này có gây nguy hiểm gì cho bé không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ biết có thêm kiến thức để có thể phòng ngừa và xử lý được nếu gặp phải tinhg huống táo bón ở trẻ sơ sinh.
I. Dấu hiệu nhận biết táo bón trẻ sơ sinh
Hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh tuy không phổ biến nhưng đôi khi bé vẫn gặp phải. Một số dấu hiệu giúp nhận biết tình trangj này của bé như:
– Đi đại tiện không thường xuyên, tần suất ít hơn bình thường: Đối với trẻ chỉ bú sữa mẹ, bé thường đi đại tiện 2-3 ngày/lần. Trẻ uống sữa công thức thường đi 1 ngày/lần hoặc cách ngày là bình thường. Nhưng khi bé đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần thì có thể đây là một triệu chứng của trẻ đang vị táo bón.
– Phân khô cứng, vón cục: Nếu trẻ bị táo bón sẽ có hiện tượng phân cứng hoặc sệt như đất sét.
– Khó đi, mỗi lần đi tiêu bé quằn quại, khóc: Do phân cứng khó đi nên bé thường bị khó chịu khi đi đại tiện, mặt nhăn nhó, đỏ bừng.
– Trẻ bị chướng bụng, khó tiêu: Sờ bụng bé sẽ cảm thấy bụng cứng, chắc hơn bình thường.
– Trẻ quấy khóc, chán ăn, bỏ bú: Do bị táo bón nên trẻ khó chịu, mệt mỏi hay quấy khóc vô cớ. Trẻ cũng thường ít đói, ít bú hơn bình thường do thức ăn không được đào thải nên không muốn ăn.
Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh thay đổi tùy theo độ tuổi và chế độ ăn uống của trẻ. Phân cứng là dấu hiệu rõ ràng nhất của chứng táo bón ở trẻ sơ sinh. Nếu như bé nhà bạn đang mắc các dấu hiệu như trên, có thể bé đã bị táo bón. Vậy do đâu lại gây ta táo bón ở trẻ sơ sinh, hãy theo dõi phần dưới đây để xác định chính xác nguyên nhân.
Đi đại tiện khó khăn, phân cứng là biểu hiện rõ nhất khi trẻ sơ sinh bị táo bón
II. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh chủ yếu do chế độ ăn uống hoặc do dùng thuốc. Dưới đây liệt krr những nguyên nhân thường gặp gây táo bón ở trẻ sơ sinh.
– Trẻ bú sữa mẹ không đủ:
+ Táo bón có thể do thiếu chất lỏng. Thiếu chất lỏng có thể khiến phân của bé cứng hơn và khó đẩy ra ngoài hơn. Đối với trẻ sơ sinh, bú không đủ sẽ gây thiếu chất lỏng.
+ Hơn nữa, thành phần sữa mẹ có chứa hormone motilin. Tác dụng của nó giúp tăng nhu động ruột, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn. Trẻ sơ sinh nếu thiếu sữa mẹ thì nhu động ruột kém, phân khó đi.
– Mất nước:
+ Sốt, mọc răng, cảm lạnh, viêm tai giữa… có thể là nguyên nhân dẫn đến mất nước ở trẻ.
+ Mất nước sẽ làm lượng chất lỏng trong phân giảm, dẫn đến phân khô, cứng, khó đẩy ra ngoài.
– Sử dụng thuốc: Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, nên dùng nhiều loại thuốc như kháng sinh, chống viêm…cũng có thể gây táo bón ở trẻ. Nhất là thuốc kháng sinh, không chỉ diệt vi khuẩn gây hại mà còn có ảnh hưởng đến cả hệ vi khuẩn chí có lợi trong đường ruột làm trẻ bị khó tiêu, đầy bụng và gây táo bón.
– Thay đổi chế độ ăn uống: Bé bị táo bón khi bắt đầu uống sữa công thức hoặc ăn thực phẩm chế biến sẵn là điều khá phổ biến. Vì sữa công thức và thực phẩm khác đều khó tiêu hơn sữa mẹ. Hơn nữa cơ thể bé đang học cách đối phó với việc tiêu hóa những thứ mới nên việc rối loạn tiêu hóa và xảy ra táo bón là điều không khó giải thích.
– Thiếu chất xơ: Đối với trẻ đã ăn dặm, ăn nhiều đạm và ít chất xơ sẽ gây tình trạng táo bón. Chất xơ có tác dụng giữ nước ở ruột già, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Nguyên nhân táo bón thông thường sẽ đến từ chế độ ăn uống của bé. Vì vậy, mẹ nên chú ý để điều chỉnh chế độ ăn cho con để tình trạng táo bón của bé nhanh được cải thiện. Bởi vì nếu tình trạng táo báo kéo dài ở trẻ sơ sinh thì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nguy hiểm nhue thế nào thì hãy cùng tìm hiểu trong phần dưới đây.
III. Táo bón ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Táo bón ban đầu có thể chưa gây nguy hiểm gì cho trẻ, nếu mẹ khắc phục ngay thì vấn đề này sẽ cải thiện dần dần. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, táo bón ở trẻ sơ sinh kéo dài sẽ gây một số biến chứng nguy hiểm như:
– Suy dinh dưỡng, kém phát triển: Do táo bón kéo dài có thể gây biếng ăn, kém hấp thu ở trẻ dẫn đến suy dinh dưỡng, kém phát triển về trí tuệ.
– Các bệnh đường tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, bệnh đại tràng, bệnh đường ruột,… là những bệnh có thể mắc nếu bé bị táo bón kéo dài.
– Nứt hậu môn: Do phân khô, khó đi, bé phải dùng lực để rặn nên có thể dẫn đến tổn thương vùng hậu môn khi tình trạng táo bón kéo dài.
Nếu bé xuất hiện một số triệu chứng dưới đây, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để đưa ra biện pháp điều trị kịp thời:
– Xuất hiện máu trong phân.
– Bé quấy khóc, cáu kỉnh nhiều.
– Xuất hiện tình trạng đau bụng ở trẻ.
– Mặc dù mẹ đã dùng các biện pháp khắc phục tại nhà nhưng tình trạng không thuyên giảm.
Táo bón ở trẻ sơ sinh tuy ban đầu chưa gây nguy hiểm nhưng nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, mẹ nên có biện pháp khắc phục tại nhà nếu trẻ xuất hiện bất cứ triệu chứng nào của táo bón. Phần dưới đây sẽ gợi ý cho mẹ một số mẹo chữa bệnh áp dụng tại nhà khi trẻ bị táo bón.
IV. 7 cách khắc phục táo bón ở trẻ sơ sinh tại nhà mẹ nên biết
1. Tắm nước ấm
Tắm nước ấm cho trẻ có thể làm giãn cơ bụng, giãn các mạch máu, đặc biệt là đường tiêu hóa như giãn cơ hậu môn, kích thịch nhu động ruột. Nhờ đó, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hấp thu được diễn ra nhanh hơn. Hơn nữa, tắm nước ấm cũng có tác dụng giúp bé thư giãn, giảm khó chịu do táo bón gây ra.
Trong thời gian trẻ bị táo bón mẹ có thể cho trẻ tắm nước ấm khoảng 5 phút mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
Tắm nước ấm giúp trẻ giảm khó chịu do táo bón gây ra
2. Giúp trẻ vận động, tập luyện
Ở người lớn, vận động, tập luyện sẽ giúp kích thích nhu động ruột, quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Đối với trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh thì chưa thể tự vận động. Vậy nên mẹ có thể giúp bé thực hiện các bài tập đơn giản:
– Bước 1: Đặt trẻ nằm ngửa, thoải mái không quấn chăn quanh người.
– Bước 2: Nhẹ nhàng di chuyển chân của bé như chuyển động của xe đạp. Thực hiện vài nhịp, nghỉ vài nhịp.
Thực hiện bài tập này có thể giúp ruột hoạt động và giảm táo bón ở trẻ. Hơn nữa bình thường, mẹ cũng có thể giúp bé tập luyện để hỗ trợ sự phát triển toàn diện ở trẻ.
3. Bổ sung nước đầy đủ
Tốt nhất là cho trẻ sơ sinh được bú mẹ đầy đủ. Điều này không chỉ giúp bé phát triển tốt nhất mà còn giúp phòng ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh. Nên cho trẻ bú theo từng khung giờ để dung cấp nước tốt nhất.
Sữa mẹ hoặc sữa công thức thường đã bổ sung đủ nước và các chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, để điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh, có thể được kết hợp bổ sung thêm các chất lỏng khác như nước sôi để nguội hoặc nước hoa quả đối với trẻ trên 2-4 tháng tuổi. Bổ sung 60-120ml nước, nước ép táo, nước ép lê ngoài các bữa ăn sẽ giúp nhuận tràng vì có chứa sorbitol trong thành phần.
Lưu ý: Không nên cho trẻ sơ sinh uống nước, nước hoa quả sớm trước 2 tháng tuổi và không cho trẻ uống quá nhiều.
4. Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống là rất quan trọng hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ
Chế độ ăn có mối liên quan mệt thiết đến quá trình tiêu hóa nên thay đổi chế độ ăn có thể giúp giảm táo bón ở trẻ sơ sinh. Thay đổi thế nào thì còn phụ thuộc vào độ tuổi của bé.
– Khi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, chế độ ăn của mẹ có ảnh hưởng đến tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, mẹ nên loại bỏ một số loại thực phẩm, chẳng hạn như sữa, đồ chiên rán,… khỏi chế độ ăn của mình. Để xác định đúng những thay đổi cần có trong chế độ ăn thì có thể mẹ cần thử một vài lần.
– Đối với trẻ bú sữa công thức, mẹ có thể cho con thử một loại sữa công thức khác để xem trẻ có hợp không, có giảm tình trạng táo bón không?
– Nếu trẻ đã bắt đầu ăn dặm, mẹ nên bổ sung cho trẻ nhiều thức ăn giàu chất xơ vào khẩu phần ăn như: súp lơ, táo…
Nhiều loại trái cây và rau quả có hàm lượng chất xơ cao giúp kích thích tiêu hóa của ruột. Những lựa chọn thực phẩm tốt cho trẻ bị táo bón bao gồm:
– Táo.
– Bông cải xanh.
– Ngũ cốc nguyên hạt như: bột yến mạch, bánh mì hoặc mì ống làm từ ngũ cốc nguyên hạt.
– Đào.
– Lê.
– Mận.
Những thực phẩm này nên được chế biến, xay nhuyễn, mềm và ăn một lượng vừa phải theo khẩu phần ăn từng bé. Mẹ nên cho bé ăn 1 tuần 2-3 lần là đủ, không ăn quá nhiều.
5. Massage cho trẻ
Mẹ có thể áp dụng cách massage vùng bụng giúp tăng lưu lượng tuần hoàn, giúp quá trình tiêu hóa, hấp thu diễn ra nhanh, giảm táo bón. Bao gồm các thao tác:
– Dùng đầu ngón tay tạo chuyển động tròn trên bụng theo chiều kim đồng hồ.
– Dùng các ngón tay massage xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ.
– Giữ đầu gối và bàn chân của trẻ lại gần nhau và nhẹ nhàng đẩy bàn chân về phía bụng.
– Dùng mép ngón tay vuốt nhẹ nhàng từ khung xương sườn xuống dưới rốn.
Massage giúp bé tiêu hóa tốt, giảm táo bón
6. Bổ sung sorbitol có nguồn gốc từ tự nhiên hỗ trợ tiêu hóa
Sorbitol có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp nhuận tràng hơn. Trong tự nhiên, sorbitol có mặt ở một số loại trái cây. Mẹ ép nước trái cây cho bé uống vừa đủ để hỗ trợ điều trị táo bón.
Sau khi trẻ được 2–4 tháng tuổi, trẻ có thể uống một lượng nhỏ nước trái cây, chẳng hạn như nước ép mận hoặc táo nguyên chất. Chỉ khoảng nửa thìa cà phê là đủ.
Mẹ nên bắt đầu cho trẻ uống nước trái cây khoảng 60-120 ml mỗi lần. Vì nếu quá nhiều đường trong nước trái cây, trẻ lại khó tiêu hóa. Cần ghi nhớ rằng, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ khi bắt đầu cho trẻ uống nước hoa quả để an tâm hơn.
7. Sử dụng thuốc hỗ trợ tiêu hóa
Để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh các mẹ có thể cân nhắc đến việc sử dụng các sản phẩm như men tiêu hóa, men vi sinh…Tuy nhiên trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bên trên là những biện pháp đơn giản mẹ có thể tự áp dụng tại nhà nếu trẻ bị táo bón. Nhưng nếu sau khi áp dụng những biện pháp trên mà tình trạng vẫn không thuyên giảm thì mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc nhuận tràng để việc điều trị được nhanh và hiệu quả hơn.
V. Các biện pháp phòng ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh
Mẹ cũng nên áp dụng một số biện pháp để phòng ngừa đẻ không xảy ra tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh sau khi được chữa khỏi tránh tái phát.
– Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là tốt nhất. Vậy nên mẹ hoàn toàn có thể nuôi bé bằng sữa mẹ 100%. Vì thế, khẩu phần ăn cho mẹ cần hợp lý, đầy đủ chất, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng.
– Đối với trẻ uống sữa công thức, mẹ nên lựa chọn loại sữa phù hợp, rõ nguồn gốc xuất xứ. Có thể đổi một vài loại để biết loại nào hợp với bé.
– Đối với trẻ đã ăn dặm: Chế độ ăn uống cần hợp lý. Đồ ăn cần đảm bảo sạch sẽ, chế biến đúng cách. Không cho trẻ ăn đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ hay thức ăn nhanh. Đồ ăn nên được xay nhuyễn, mềm, dễ nuốt. Bổ sung đủ các nhóm dinh dưỡng đặc biệt là vitamin và chất xơ.
Táo bón ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm hay không? Mặc dù không gây nguy hiểm tức thời nhưng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé mà còn để lại nguy cơ trẻ mắc một số bệnh lý khác. Vì vậy, mẹ nên áp dụng 7 cách khắc phục tại nhà nếu chẳng may bé mắc táo bón. Tốt hơn hết là áp dụng các biện pháp phòng ngừa táo bón để bé không mắc phải.