Thuốc Cidetuss là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM.
Quy cách đóng gói
Hộp 10 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nang mềm.
Thành phần
Thành phần chứa trong mỗi viên nang mềm bao gồm:
– Hoạt chất:
+ Guaifenesin 100mg.
+ Cetirizin dihydrochloride 5 mg.
+ Dextromethorphan hydrobromide 15 mg.
– Tá dược: Lecithin, Sáp ong, dầu đậu nành, Gelatin, Glycerin, Vanilin, Titan dioxide, L – Lysine. HCl, Acid citric, FD & yellow No.5, FD & yellow No.1, Patent blue V. vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của thành phần chính trong công thức
– Dextromethorphan hydrobromide:
+ Dextromethorphan là một loại thuốc chống ho không Opioid.
+ Là một dẫn xuất Morphin tổng hợp nhưng không có đặc tính giảm đau hay ức chế hô hấp ở liều khuyến cáo.
+ Tác động lên trung tâm ho ở hành não, làm giảm ho do kích ứng đường hô hấp trên do cảm lạnh hoặc hít phải chất kích thích.
+ Dextrophan, một trong các chất chuyển hóa Demethyl của Dextromethorphan cũng cho thấy gây giảm ho nhẹ.
– Guaifenesin:
+ Tác dụng long đờm.
+ Kích thích các tế bào tiết gây phản xạ tăng tiết dịch đường hô hấp, do đó làm tăng lưu lượng và làm loãng dịch tiết khí phế quản.
+ Giúp tăng hiệu quả tống đờm ra ngoài.
– Cetirizine dihydrochloride:
+ Là thuốc kháng Histamin tác dụng toàn thân, dẫn xuất của Piperazine.
+ Là một chất ức chế mạnh và có chọn lọc đối với thụ thể H1 ở ngoại vi.
+ Trên thử nghiệm in vitro cho thấy thuốc liên kết không đáng kể đối với các thụ thể khác.
+ Tác dụng phong bế thụ thể Histamin có tính thuận nghịch, biến mất trong vòng 3 ngày sau khi ngừng thuốc.
+ Giúp cải thiện tình trạng kích ứng đường hô hấp trên hiệu quả, đồng thời không ảnh hưởng đến chức năng bình thường của phổi.
+ Có thể sử dụng cho các bệnh nhân hen suyễn từ nhẹ đến trung bình.
Chỉ định
Thuốc Cidetuss được sử dụng trong các trường hợp sau:
– Ho kèm theo đờm ở cổ họng.
– Ho do kích ứng, cảm lạnh thông thường hoặc do hít phải chất gây kích thích đường hô hấp.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng đường uống.
– Sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi.
– Nuốt cả viên với nhiều nước, không cắt đôi viên.
– Dùng trước hoặc sau bữa ăn.
Liều dùng
Tham khảo liều khuyến cáo như sau:
– Trẻ em từ 4 – 6 tuổi: Ngày dùng 1 viên.
– Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 1 viên.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều:
– Khi quên liều, cố gắng uống thuốc nhanh nhất có thể ngay khi nhớ ra.
– Tuy nhiên, nếu sát với thời điểm uống liều tiếp theo, bỏ qua liều quên.
– Không được dùng tăng liều hoặc gấp đôi liều chỉ định để bù liều quên.
Quá liều: Khi xảy ra trường hợp quá liều, cần xem xét nguyên nhân quá liều do hoạt chất nào để có biện pháp xử lý thích hợp.
– Quá liều Dextromethorphan hydrobromide:
+ Triệu chứng: Đỏ bừng mặt, buồn nôn, nôn, buồn ngủ, ảo giác, giảm hoặc mất điều hòa, chóng mặt, rung giật nhãn cầu, rối loạn nhịp tim, hội chứng Serotonin.
+ Trong trường hợp quá liều nặng: Hôn mê, suy hô hấp, co giật.
+ Xử trí: Sử dụng Naloxone 2mg tiêm tĩnh mạch (dùng nhắc lại nếu cần thiết, tổng liều tối đa 10mg) để đối kháng tác dụng, kết hợp hỗ trợ chức năng và điều trị triệu chứng.
– Quá liều Guaifenesin:
+ Triệu chứng: Kích thích hệ tiêu hóa gây đau bụng, buồn nôn, nôn.
+ Xử trí: Có thể tiến hành rửa dạ dày nếu cần, điều trị triệu chứng cho bệnh nhân.
– Quá liều Cetirizine dihydrochloride:
+ Triệu chứng: Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, giãn đồng tử, buồn ngủ, tăng nhịp tim.
+ Triệu chứng có liên quan đến tác dụng trên thần kinh trung ương hoặc đối kháng Cholinergic của hoạt chất.
+ Xử trí: Không có thuốc giải độc đặc hiệu, nên điều trị triệu chứng. Rửa dạ dày có thể được cân nhắc khi phát hiện sớm. Thuốc không được loại bỏ hiệu quả bằng thẩm tách máu.
Chống chỉ định
Không sử dụng cho các đối tượng sau:
– Người quá mẫn với bất kỳ thành phần hoạt chất hay tá dược nào của thuốc.
– Người bệnh đang trong quá trình điều trị hoặc trong 2 tuần sau khi ngừng điều trị với thuốc MAOIs.
– Bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin.
– Người đang hoặc có nguy cơ bị suy hô hấp.
– Người bệnh suy gan, suy thận nặng.
– Cẩn trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
– Trẻ em dưới 4 tuổi.
Tác dụng không mong muốn
Thuốc Cidetuss có thể gây ra một số tác dụng bất lợi như sau:
– Dextromethorphan:
+ Phổ biến: mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh, đỏ bừng mặt.
+ Hiếm gặp: dị ứng, nổi mề đay.
+ Không phổ biến: buồn ngủ nhẹ, rối loạn tiêu hóa.
– Guaifenesin:
+ Hiếm gặp: triệu chứng chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, nôn hoặc buồn nôn, đau bụng, ban da, mề đay.
+ Không rõ: sỏi thận.
– Cetirizine dihydrochloride:
+ Chung: mệt mỏi.
+ Rối loạn hệ thần kinh: tác dụng ức chế như chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ, đôi khi gây kích thích bất thường.
+ Hệ tiêu hóa: đau bụng, khô miệng, buồn nôn.
+ Hệ gan mật: rối loạn chức năng gan, tăng men gan kèm tăng nồng độ Bilirubin.
+ Rối loạn tâm thần: gây ngủ.
+ Rối loạn hệ hô hấp: gây viêm họng hạt.
Tương tác thuốc
– Tác dụng ức chế thần kinh trung ương tăng khi dùng kèm thuốc hoặc hoạt chất gây ngủ, rượu, bia.
– Thuốc ngăn cản quá trình chuyển hóa và đào thải Phenytoin, gây nguy cơ ngộ độc thuốc này.
– Theophylin làm giảm nhẹ độ thanh thải của Cetirizin khi dùng đồng thời.
– Không dùng đồng thời với thuốc ức chế men Monoamine oxydase (MAOIs), do nguy cơ mắc hội chứng Serotonin.
– Thuốc cảm ứng hoặc ức chế enzym chuyển hóa CYP2D6 làm bất thường nồng độ Dextromethorphan, gây giảm tác dụng điều trị hoặc tăng nguy cơ độc tính của thuốc.
– Gây kết quả dương tính giả trong vòng 24 giờ đối với xét nghiệm nước tiểu đo acid Vanillylmandelic.
Lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ mang thai
– Dữ liệu thu thập khách quan khi sử dụng thuốc trong thai kỳ không cho thấy khả năng gây độc cho mẹ hoặc thai nhi ở liều chỉ định.
– Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với người mẹ, sự phát triển của bào thai, quá trình sinh con hoặc sự phát triển sau của trẻ sơ sing.
– Tuy nhiên không thể loại trừ nguy cơ xảy ra. Vì vậy, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng trong thời kỳ mang thai, sau khi đánh giá lợi ích – nguy cơ của thuốc.
Bà mẹ cho con bú
– Do thuốc được bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ đáng kể, nên không thể loại trừ nguy cơ tác dụng phụ ở trẻ bú mẹ.
– Khuyến cáo cho trẻ ngừng bú sữa mẹ khi sử dụng thuốc trên đối tượng này.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
– Thuốc có thể gây ảnh hưởng không tốt đến nhận thức trong quá trình lái xe và sử dụng máy móc của bệnh nhân.
– Khuyến cáo người bệnh không thực hiện các công việc đòi hỏi sự tập trung trong quá trình sử dụng thuốc.
Lưu ý đặc biệt khác
– Dạng bào chế và hàm lượng sản phẩm không phù hợp cho trẻ dưới 4 tuổi.
– Khuyến cáo thận trọng ở bệnh nhân động kinh hoặc có nguy cơ bị co giật.
– Tránh sử dụng cho bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa Porphyrin do Guaifenesin gây ra trên nghiên cứu ở động vật.
– Lạm dùng thuốc kéo dài có thể gây tình trạng lệ thuộc.
– Thận trọng khi sử dụng trên người suy giảm chức năng gan.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản trong bao bì kín, không xé vỉ nếu không dùng thuốc ngay sau đó.
– Để nơi khô thoáng, tránh ẩm.
– Giữ ở nhiệt dưới 30०C.
– Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
– Để xa tầm tay trẻ em.
Thuốc Cidetuss giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc Cidetuss được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc, với mức giá dao động tùy theo từng cơ sở bán và phân phối. Nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua số hotline, để được mua sản phẩm chất lượng với giá tốt nhất.
Review của khách hàng về chất lượng thuốc
Ưu điểm
– Tác dụng giảm ho hiệu quả.
– Dạng bào chế chia liều thuận tiện khi sử dụng.
– Giá thành tương đối rẻ.
Nhược điểm
– Khả năng gây tương tác với nhiều thuốc, cần thận trọng khi sử dụng.
– Nguy cơ lệ thuộc thuốc và có thể gây nhiều tác dụng phụ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.